Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Quan hệ truyền thống giữa Kazakhstan và Nga đang 'nguội lạnh' do cuộc chiến ở Ukraina?

Kinh tế thế giới

25/06/2022 13:59

Tổng thống Kazakhstan Tokayev đã công khai từ chối công nhận các khu vực ly khai ở miền Đông Ukraina do Moscow hậu thuẫn, động thái mà nhiều người cho là khó hiểu: hoặc là sự thật hoặc nước này đánh lạc hướng để tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây.
news

Tổng thống Tokayev từ chối công nhận 2 khu vực ly khai trước mặt Putin

Thứ sáu tuần trước, tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế ở St Petersburg - cố đô của Nga và quê hương của ông Putin – Tổng thống Kazakhastan Kassym -Jomart Tokayev rơi vào trong tình huống mà nhiều người cho rằng ông "bị dồn vào chân tường".

Xuất hiện cùng Tổng thống PutinMargarita Simonyan, người đứng đầu mạng truyền hình RT do Điện Kremlin tài trợ, vốn đã bị phương Tây trừng phạt đã hỏi nhà lãnh đạo Kazakhstan về "tính chắc chắn" và "tính hợp pháp" của những gì mà Điện Kremlin gọi là "hoạt động đặc biệt" ở Ukraina - cuộc xung đột vũ trang lớn nhất của châu Âu kể từ Thế chiến thứ hai.

Để đáp lại, Tổng thống Tokayev – người từng là Ngoại trưởng Kazakhstan và cựu phó Tổng thư ký Liên hợp quốc, bắt đầu bằng một ngôn ngữ ngoại giao. 

Quan hệ truyền thống giữa Kazakhstan và Nga đang 'nguội lạnh' do cuộc chiến ở Ukraina?   - Ảnh 1.

Ông Tokayev và ông Putin tại Diễn đàn Kinh tế quốc tế Saint Petersburg 2022.

Ông bảo, có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này!

Trong khoảng hai phút, có lẽ ông đang suy ngẫm về luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc và sự "không tương thích" của các quyền đối với sự toàn vẹn lãnh thổ và quyền tự quyết.

"Nếu quyền tự quyết được thực hiện trên toàn thế giới, sẽ có hơn 600 quốc gia thay vì 193 quốc gia hiện là thành viên LHQ như hiện nay. Tất nhiên, đó sẽ là sự hỗn loạn", ông Tokayev nói.

Và ông nói tiếp điều mà dường như đã làm tan vỡ "quan hệ đối tác chiến lược" thời hậu Xô Viết của Kazakhstan với Nga.

"Đó là lý do tại sao chúng tôi không công nhận Đài Loan, Kosovo, [các khu vực ly khai của Gruzia] Nam Ossetia và Abkhazia", Tokayev cười nhạt nói.

"Rõ ràng, nguyên tắc tương tự sẽ được áp dụng cho các lãnh thổ gần như nhà nước, theo quan điểm của chúng tôi là Luhansk và Donetsk", hai khu vực ly khai ở Đông Nam Ukraina", ông nói.

Cả hai khu vực ly khai vào năm 2014, với sự hỗ trợ về quân sự và tài chính của Moscow đã đứng ra thành lập nhà nước riêng, điều đã tạo ra một cuộc chiến khiến hơn 13.000 người thiệt mạng và hàng triệu người phải mất nhà cửa.

Nhưng Điện Kremlin chỉ công nhận "nền độc lập" của hai thực thế này gần 8 năm sau đó, vào ngày 22 tháng 2, hai ngày trước khi Ngân tấn công xâm Ukraina.

Nhà nước Kazakhstan chưa từng tồn tại?

Những lời của Tokayev tuần trước đã khiến nhiều người trong Điện Kremlin phẫn nộ.

Một nhà lập pháp Nga cho biết, Tokayev đã "thách thức" Putin - và ám chỉ rằng Moscow có thể xâm chiếm các khu vực phía Bắc của Kazakhstan, nơi có đông người thiểu số gốc Nga.

Konstantin Zatulin nói với Đài phát thanh Moskva: "Có rất nhiều thị trấn với dân số chủ yếu là người Nga không liên quan nhiều đến cái được gọi là Kazakhstan".

Quan hệ truyền thống giữa Kazakhstan và Nga đang 'nguội lạnh' do cuộc chiến ở Ukraina?   - Ảnh 2.

Nga từng đưa quân sang Kaxzakhstan giúp nước này trấn áp biểu tình.

"Tôi thích Astana - tên cũ của thủ đô Kazakhstan hơn là Nur-Sultan - đừng quên rằng với bạn bè và đối tác, chúng tôi không nêu vấn đề lãnh thổ và không tranh cãi. Với phần còn lại - chẳng hạn như với Ukraina - mọi thứ đều có thể xảy ra", ông nói.

Nhiều người ở Ukraina coi lời nói của ông Tokayev là một tuyên bố táo bạo, biểu thị "sự hoàng hôn" của các khối chính trị, kinh tế và quân sự do Moscow – nơi đặt cơ quan lãnh đạo của Liên Xô cũ bao gồm cả Kazakhstan.

"Kyiv ghi nhận sự dũng cảm của ông Tokayev, người có thể nói những lời như vậy trước mặt Putin", nhà phân tích Aleksey Kushch có trụ sở tại Kyiv nói.

Ông cho biết cuộc chiến Nga-Ukraina sẽ khiến Moscow mất ảnh hưởng ở Kazakhstan và bốn "trụ cột" còn lại ở Trung Á thuộc Liên Xô cũ. Khu vực Trung Á chủ yếu là người Hồi giáo, giàu tài nguyên với hơn 65 triệu người này nằm ở  vị trí chiến lược giữa Nga, Trung Quốc và Afghanistan.

Bài bình luận của Zatulin không phải lần đầu tiên một nhân vật chính trị Nga đặt câu hỏi về sự tồn tại của Kazakhstan. Ngay sau khi Moscow sáp nhập Crimea vào năm 2014, TT Putin tuyên bố rằng tổng thống đầu tiên của Kazakhstan, Nursultan Nazarbayev, "đã tạo ra một nhà nước trên một lãnh thổ chưa từng có nhà nước".

Ông Putin nói với một nhóm thanh niên ủng hộ Điện Kremlin rằng: "Người Kazakhstan chưa bao giờ có bất kỳ nhà nước nào, ông ấy đã tạo ra nó". Sáu năm sau, một nhà lập pháp khác của Nga đã tăng áp lực lên Kazakhstan bằng cách tuyên bố rằng, sự tồn tại của Kazakhstan không là gì khác ngoài "món quà" của Moscow.

"Kazakhstan đơn giản là không tồn tại, miền bắc Kazakhstan không có người ở", Vyacheslav Nikonov, một nhà lập pháp của Liên bang Nga cho biết.

Quan hệ truyền thống giữa Kazakhstan và Nga đang 'nguội lạnh' do cuộc chiến ở Ukraina?   - Ảnh 3.

Kazakhstan nằm kẹp giữa Nga và các nước Trung Á.

"Và trên thực tế, lãnh thổ của Kazakhstan là một món quà lớn từ Nga và Liên Xô".

Theo phả hệ thì lời nó của Nikonov đặc biệt đáng lo ngại.

Ông nội của ông, Vyacheslav Molotov, nổi tiếng là "cocktail" bom chai, là bộ Trưởng ngoại giao của Liên Xô, người đã ký một hiệp ước với Đức Quốc xã vào năm 1939 để phân chia Ba Lan - và mở đường cho Chiến tranh Thế giới thứ hai.

"Không ai từ bên ngoài tặng cho người Kazakhstan lãnh thổ này như một món quà", ông Tokayev phản pháo lại trong một bài viết trên báo Kazakhstan vào tháng 1 năm 2021. Trong bài viết này, ông đề cập đến Attila the Hun và Genghis Khan, 2 trong số những người sáng lập ra quốc gia mà sau này nó trở thành Kazakhstan.

Vào thời điểm đó, TT Tokayev được nhiều người coi là nhân vật bù nhìn được người tiền nhiệm Nazarbayev lựa chọn, người đã từ chức vào năm 2019, nhưng gia tộc của ông vẫn giữ được ảnh hưởng tại quốc gia giàu dầu mỏ này.

Một năm sau, Tokayev yêu cầu sự giúp đỡ của Moscow trong các cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử hậu Xô Viết ở Kazakhstan.

Hàng nghìn người Kazakhstan trẻ tuổi đã tập hợp tại một số thành phố để lật đổ các bức tượng của Nazarbayev, đụng độ với cảnh sát và xông vào các tòa nhà chính phủ.

TT Tokayev đề nghị các lực lượng của liên minh quân sự do Nga đứng đầu của các quốc gia thuộc Liên Xô cũ lập lại trật tự. Lực lượng này được gọi là Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), khối này bao gồm Nga và 5 quốc gia thuộc Liên Xô cũ.

Các binh sĩ CSTO đã bay đến và giúp khôi phục lại luật pháp và trật tự - và động thái này được nhiều người coi là biểu tượng cho sức mạnh khôi phục của Moscow ở Liên Xô cũ.

Kết quả là Tokayev làm suy yếu đáng kể ảnh hưởng của gia tộc Nazarbayev và trở thành một nhà lãnh đạo độc lập, chính thức - tất cả là nhờ Putin.

Tuy nhiên, một số người ở Kazakhstan xem nhận xét của ông về phe ly khai Ukraina là một phần của một bối cảnh chính trị được dàn dựng tốt nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của phương Tây.

"Đây chẳng qua là một trò chơi nhằm tránh các lệnh trừng phạt đối với Kazakhstan", một doanh nhân có mối quan hệ tốt ở thủ đô tài chính Almaty của Kazakhstan, nói với điều kiện giấu tên.

 "Có rất nhiều người Nga đã mở văn phòng và sử dụng tiền của họ thông qua Kazakhstan để vượt qua các lệnh trừng phạt", ông nói thêm.

Một nhà phân tích người Kazakhstan nói rằng điều này đã được thực hiện trong chuyến thăm của Tokayev tới Moscow vào đầu tháng Hai.

"Tokayev đang cố gắng thể hiện là một chính trị gia độc lập và táo bạo, một nhà ngoại giao, người dũng cảm phản bác lại các câu hỏi và đồng thời đưa ra các bước chính trị độc lập", Dimash Alzhanov nói với Radio Azattyk.

Tuy nhiên, một nhà quan sát người Nga không thấy có dấu hiệu bất thường trong lời nói của Tokayev ở St Petersburg.

"Tôi nghĩ đây là một tuyên bố rõ ràng về quan điểm của Kazakhstan, hầu như không phải là một thỏa thuận, ý nghĩa của một thỏa thuận như vậy là gì?", Pavel Luzin, một nhà phân tích của Jamestown Foundation, một tổ chức tư vấn ở Washington, DC, cho biết.

NGUYỄN MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ