Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

NATO họp khẩn sau vụ tên lửa 'bay lạc' vào Ba Lan

Quân sự

16/11/2022 08:46

Hai nhà ngoại giao châu Âu tiết lộ đại sứ các quốc gia thành viên NATO sẽ gặp nhau trong ngày 16/11 theo đề nghị của Ba Lan trên cơ sở Điều 4 trong Hiến chương của liên minh quân sự này, sau vụ nổ gây chết người được cho là do tên lửa Nga "bay lạc".

Bộ Ngoại giao Ba Lan cho biết, tên lửa rơi vào lúc 3:40 chiều thứ Ba tại Przewodow, một ngôi làng ở miền Đông Ba Lan cách biên giới với Ukraina khoảng 6 km. 

Vụ nổ giết chết hai người, làm dấy lên lo ngại rằng cuộc xung đột Ukraina có thể lan ra biên giới. Một người dân giấu tên cho biết hai nạn nhân là nam giới đang ở gần khu vực cân của một cơ sở ngũ cốc.

Hai nhà ngoại giao châu Âu cho biết Ba Lan đã yêu cầu cuộc họp của NATO theo Điều 4 của hiệp ước để tham vấn giữa các đồng minh. Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho biết Ba Lan cũng đang tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của một số đơn vị quân đội.

Theo một nguồn tin, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ hành động thận trọng và cần thời gian để xác minh một cách rõ ràng sự cố nêu trên. 

Điều 4 Hiến chương NATO quy định các bên sẽ tham vấn cùng nhau bất cứ khi nào một trong các bên cho rằng sự toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chính trị hoặc an ninh của bất kỳ thành viên nào trong liên minh bị đe dọa.

Đề cập đến sự cố nêu trên, Ngoại trưởng Anh James Cleverly tuyên bố London sẽ điều tra "khẩn cấp" thông tin về vụ tên lửa rơi trên lãnh thổ Ba Lan và đang "liên lạc với những người bạn Ba Lan cùng các đồng minh của chúng tôi".

NATO họp khẩn sau vụ tên lửa 'bay lạc' vào Ba Lan - Ảnh 1.

Quang cảnh cho thấy thiệt hại sau vụ nổ ở Przewodow, một ngôi làng ở miền đông Ba Lan gần biên giới với Ukraina, trong hình ảnh này do Reuters lấy từ mạng xã hội ngày 15/11/2022. Ảnh: REUTERS

Tại cuộc họp của các nhà lãnh đạo Nhóm 20 (G20) ở Indonesia, một quan chức Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden đã triệu tập cuộc họp của các nhà lãnh đạo về vụ nổ và thương vong ở miền Đông Ba Lan.

Các quan chức Ba Lan tìm cách tránh làm căng thẳng thêm tình hình. Morawiecki kêu gọi tất cả người Ba Lan giữ bình tĩnh và Tổng thống Andrzej Duda cho biết, không có bằng chứng cụ thể nào cho thấy ai đã bắn tên lửa. Ông cho biết chính phủ đã hành động rất bình tĩnh và đó là sự cố chỉ xảy ra một lần.

Nhưng tại Washington, Lầu Năm Góc, Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết họ không thể chứng thực báo cáo và đang làm việc với chính phủ Ba Lan để thu thập thêm thông tin. 

Đức và Canada cũng đang theo dõi tình hình, còn Liên minh châu Âu, Hà Lan và Na Uy đang tìm kiếm thêm thông tin chi tiết. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã ra lệnh nỗ lực xác minh, trong khi Anh đang "khẩn trương" xem xét báo cáo.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết các tên lửa của Nga đã tấn công Ba Lan trong một "sự leo thang đáng kể" của cuộc xung đột. Ông đã không cung cấp bằng chứng.

Bộ Quốc phòng Nga phủ nhận thông tin tên lửa Nga tấn công lãnh thổ Ba Lan, mô tả các báo cáo là "một hành động khiêu khích có chủ ý nhằm leo thang tình hình". Cơ quan này nói thêm trong một tuyên bố: "Không có cuộc tấn công nào vào các mục tiêu gần biên giới quốc gia Ukraina-Ba Lan được thực hiện bởi tên lửa của Nga".

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, ông không có thông tin về vụ nổ ở Ba Lan.

NATO họp khẩn sau vụ tên lửa 'bay lạc' vào Ba Lan - Ảnh 2.

Hiện trường cho thấy thiệt hại sau vụ nổ ở Przewodow, một ngôi làng ở miền đông Ba Lan gần biên giới với Ukraina, ngày 15/11/2022. Ảnh: REUTERS

Nga đã tấn công các thành phố trên khắp Ukraina bằng tên lửa hôm thứ Ba, mà Kiev cho là đợt tấn công tên lửa nặng nề nhất trong gần 9 tháng chiến tranh. Một số trúng Lviv, cách biên giới với Ba Lan khoảng 80 km (50 dặm).

Fabrice Pothier, cựu trưởng phòng hoạch định chính sách của văn phòng tổng thư ký NATO, nói với Sky TV rằng, các quan chức sẽ NATO "tham khảo ý kiến của nhau, để đánh giá mối đe dọa và đưa ra hành động cụ thể".

Phó Thủ tướng Latvia Artis Pabriks cho biết tình hình là "không thể chấp nhận được" và nó có thể dẫn đến việc NATO cung cấp thêm hệ thống phòng không cho Ba Lan và Ukraina, một quan điểm mà Pothier tán thành.

"Từng inch lãnh thổ của NATO phải được bảo vệ!", Tổng thống Litva Gitanas Nausea viết trên Twitter.

CHẤN HƯNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement