02/05/2022 07:40
Châu Âu 'cấp tập' chuẩn bị phương án thay thế sau khi Nga dừng cung cấp khí đốt sang Ba Lan và Bulgaria
Nga đã ngừng xuất khẩu khí đốt sang Ba Lan và Bulgaria, gây áp lực lên tất cả các nước EU trong việc tìm kiếm các nhà cung cấp thay thế. Một số đang làm việc để dừng nhập khẩu hoàn toàn khí đốt của Nga trong khi số khác tìm kiếm sự chia sẻ từ các nước láng giềng.
Nếu Matxcơva tiếp tục giữ quan điểm giao dịch khí đốt phải được thanh toán bằng đồng rúp, các thành viên EU có thể chuẩn bị rơi vào trường hợp như Ba Lan và Bulgaria. Vào tuần tới, Liên minh châu Âu sẽ thảo luận về việc giao dịch mà không vi phạm các lệnh trừng phạt.
Cụ thể, các công ty năng lượng đang xem xét chuyển euro cho Ngân hàng Gazprom, ngân hàng này sau đó sẽ tự động chuyển tiền sang tài khoản bằng đồng rúp.
Nếu căng thẳng với Nga leo thang hơn nữa, châu Âu có thể đối mặt với tình trạng thiếu khí đốt nghiêm trọng. Trước tình hình này, các nước thành viên EU lên phương án đối phó như thế nào?
Nước Ý
Rome đang tiến nhanh đến việc ngừng nhập khẩu khí đốt của Nga. Năm ngoái, nước này đã nhập khẩu 11,4 tỷ mét khối khí đốt của Nga, đưa Ý trở thành khách hàng lớn thứ hai trong khối nhập khẩu khí đốt Nga nhiều nhất.
Rome muốn chấm dứt sự phụ thuộc này vào giữa năm 2023. Hiện tại, Ý đang tìm cách giảm một nửa nhập khẩu. Để đạt được mục tiêu này, Rome đã đồng ý các thỏa thuận khí đốt mới với Angola, Cộng hòa Congo và Algeria thông qua đường ống xuyên Địa Trung Hải kết nối trực tiếp Ý với Bắc Phi. Ý cũng đang để mắt đến khí đốt từ Qatar, Mozambique và Azerbaijan.
Ý muốn nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Angola. Họ đã vận hành ba rung tâm tiếp nhận, xử lý ga LNG và đặt mục tiêu xây dựng thêm một trung tâm tại Sicily và sẽ đi vào hoạt động vào năm tới. Trên hết, Ý đang tìm cách giảm đáng kể mức tiêu thụ năng lượng tổng thể của mình.
Ý đã quy định mùa hè này khi bật điều hòa nhiệt độ cho trường học và các tòa nhà công cộng thấp hơn 25 độ C là bất hợp pháp; trong mùa đông, các tòa nhà công cộng không được sưởi quá 19 độ C. Theo nhà chức trách nước này, điều này có thể giúp Ý tiết kiệm tới 4 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm.
Hy Lạp
Hy Lạp có thể phát triển thành một trung tâm khí đốt trong khu vực, cung cấp cho khu vực Balkan rộng lớn hơn. Kế hoạch này ban đầu được ấp ủ nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào Thổ Nhĩ Kỳ; giờ đây, nó có thể mang lại sự độc lập cao hơn khỏi hàng nhập khẩu của Nga. Đường ống xuyên Adriatic sẽ đóng một vai trò quan trọng trong bối cảnh này, cũng như các đường ống trong tương lai tới Bulgaria và Bắc Macedonia.
Quyết định mở rộng và hiện đại hóa khu cảng Revithousa LNG gần Athens được giới chức Hy Lạp đưa ra trước khi cuộc chiến ở Ukraina bắt đầu. Theo đó, nó sẽ được sử dụng để phân phối khí đốt trên khắp cả nước. Quốc gia này hiện đang có kế hoạch lắp đặt thêm hai nhà máy xử lý ga ở Corinth và Alexandroupoli.
Hy Lạp hiện nhận 30% khí đốt từ Nga. Hy Lạp đã quyết định giảm 2/3 lượng nhập khẩu của Nga và tìm kiếm nguồn cung cấp năng lượng từ các nơi khác, chẳng hạn như Azerbaijan. Hy Lạp cũng có ý định khai thác nguồn dự trữ khí đốt của riêng mình để phát triển độc lập hơn.
Hy Lạp là quốc gia đầu tiên được Bulgaria đề nghị sự giúp đỡ sau khi Nga đã cắt nguồn cung cấp khí đốt. Nước này đề xuất gửi LNG qua các cảng của Hy Lạp và Đường ống Dòng chảy Turk, nơi mà Nga thường sử dụng để phân phối khí đốt cho Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và Bulgaria.
Các nỗ lực ráo riết hiện đang được tiến hành để hoàn thành đường ống dẫn giữa Hy Lạp và Bulgaria vào tháng 7 năm nay - nó đã được xây dựng trong hơn một thập kỷ.
Hy Lạp dự kiến Nga sẽ ngừng xuất khẩu khí đốt của mình vào cuối tháng 5, trừ khi họ thanh toán bằng đồng rúp, theo yêu cầu của Moscow. Hy Lạp đang chuẩn bị cho một kịch bản như vậy, mặc dù họ không mong đợi sự thiếu hụt. Ví dụ, các nhà máy điện chạy bằng khí đốt có thể tạm thời chuyển sang sử dụng động cơ diesel.
Ba lan
Ba Lan cũng sẽ nhận được khí đốt từ các nước láng giềng khi Nga ngừng cung cấp khí đốt. Các bộ trưởng năng lượng châu Âu sẽ gặp nhau tại Brussels vào thứ Hai để đưa ra giải pháp. Trong những tháng tới, Ba Lan có thể lấy khí đốt thông qua một đường ống gần như đã hoàn thành từ Lithuania. Một sắc lệnh khẩn cấp bổ sung của EU sẽ cho thấy Đức sẽ bơm khí đốt vào Ba Lan nếu có nhu cầu. Theo đó, khí đốt của Nga sẽ tiếp tục chảy vào Ba Lan thông qua các kênh khác nhau.
Dự trữ khí đốt của Ba Lan đáp ứng khoảng 3/4 nhu cầu và các nhà lập pháp đã nói rõ rằng, họ có ý định độc lập khỏi năng lượng của Nga vào tháng Tư.
Thủ tướng Mateusz Morawiecki đã nói rằng, Ba Lan "không bị đe dọa từ việc tống tiền [khí đốt của Nga]" do sự nước này đã chuẩn bị từ trước. Ông ca ngợi Đường ống Baltic đã được lên kế hoạch sẽ kết nối Ba Lan và Na Uy và có thểđi vào hoạt động vào tháng 10 và điều này sẽ đảm bảo một lượng khí nhập khẩu khá lớn.
Ba Lan đã nhắm mục tiêu giảm nhập khẩu của Nga từ lâu, và "ông hoàng năng lượn" của Ba Lan là Piotr Naimski đẽ nói với đài phát thanh Ba Lan rằng, trở nên tự chủ từ năng lượng của Nga là mục tiêu lớn nhất của ông.
Naimski, người đang phục vụ tại Hạ viện Ba Lan, cho biết ông muốn Ba Lan loại bỏ hoàn toàn khí đốt của Nga bằng cách xây dựng một nhà máy sản xuất ga LNG lớn gần Swinoujscie, một đường ống phía bắc và một đường ống mới đến Lithuania.
Ba Lan muốn mình trở thành một trung tâm khí đốt trong khu vực, cung cấp cho các nước láng giềng. Đạt được quyền tự chủ về mặt này là một dự án chính trị. Đảng Dân túy và Công lý (PiS) cánh hữu cầm quyền của Ba Lan đã chứng kiến mối quan hệ với Nga xấu đi ngay cả trước chiến tranh Ukraina. Nước này lo ngại Nga có thể sử dụng việc giao khí đốt như một hình thức tống tiền. Có vẻ như những lo ngại đó đã được chứng minh.
Các quốc gia Châu Âu khác…
Hungary gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu khí đốt và dầu của Nga và từ chối thay đổi bất cứ điều gì trong thời điểm hiện tại.
Budapest cho đến nay cũng từ chối áp dụng các biện pháp trừng phạt của EU nhằm vào xuất khẩu năng lượng của Nga. Thủ tướng Viktor Orban vẫn duy trì quan hệ chặt chẽ với Tổng thống Nga Putin. Ông đã tìm kiếm một hành động cân bằng ngoại giao tinh tế kể từ khi chiến tranh bắt đầu.
Pháp chỉ nhận được 20% khí đốt từ Nga, khiến nước này ít bị tổn thương hơn. Paris đã báo hiệu một sự cởi mở cùng với các lệnh trừng phạt của EU đối với lĩnh vực năng lượng của Nga. Tuy nhiên, một đường ống liên kết giữa Pháp với Tây Ban Nha để dẫn đến khí đốt hoặc LNG có nguồn gốc từ Algeria đến các vùng xa xôi của nước này vẫn chưa được xây dựng.
Lithuania là quốc gia thành viên EU đầu tiên ngừng mua khí đốt của Nga sau khi cuộc chiến ở Ukraina bắt đầu. Quốc gia Baltic nhỏ bé này nhận khí đốt của mình thông qua một bến LNG nổi ở Klaipeda, nơi các chuyến hàng từ Na Uy và các nước khác được chuyển đến. Chính phủ Lithuania cho biết công suất này vượt xa mức tiêu thụ khí đốt, có nghĩa là họ có thể cung cấp năng lượng cho các nước láng giềng.
Đức là nhà nhập khẩu khí đốt Nga lớn nhất của khối, khiến khối này chịu áp lực đáng kể kể từ khi Nga phát động cuộc chiến với Ukrainea.
Trong nhiều năm, các số liệu của EU và Mỹ đã cảnh báo về sự phụ thuộc này.
Bộ trưởng Năng lượng Đức Robert Habeck đã nói rằng đất nước của ông có thể trở nên độc lập với năng lượng của Nga vào năm 2024. Liên quan đến nhập khẩu dầu, Đức đã cáo buộc rằng họ sẵn sàng thực hiện cùng với lệnh cấm vận của châu Âu.
Tin liên quan
Chủ đề liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp