Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Mức tiêu thụ dầu ở châu Á có dấu hiệu chậm lại trong năm tới

Thị trường 24h

05/12/2022 10:16

Công ty năng lượng nhà nước của Kuwait cho biết khách hàng của mình không muốn tăng nhập khẩu dầu vào năm tới và điều này báo hiệu rằng thị trường đang bị kìm hãm bởi sự yếu kém của kinh tế toàn cầu.

Sheikh Nawaf Al-Sabah, Giám đốc điều hành của Kuwait Petroleum Corp. vào hôm thứ Sáu (3/12) cho biết: "Chúng tôi đang nói chuyện với khách hàng của mình. Họ nói rằng chỉ mua bằng số lượng trong năm nay hoặc ít hơn một chút vào năm tới".

Quốc gia thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) này xuất khẩu khoảng 2 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, phần lớn sang các nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.

Mức tiêu thụ dầu ở châu Á có dấu hiệu chậm lại trong năm tới - Ảnh 1.

Mức tiêu thụ dầu ở châu Á có dấu hiệu chậm lại trong năm tới.

OPEC, bao gồm nhà xuất khẩu hàng đầu là Saudi Arabia đã nói rằng tiêu thụ dầu đang bị ảnh hưởng bởi sự chậm lại của kinh tế Mỹ, châu Âu và Trung Quốc. Nhóm này và các đồng minh của họ, được gọi là OPEC+, đã quyết định cắt giảm sản lượng trong cuộc họp vào đầu tháng 10. Điều đó khiến Mỹ không hài lòng khi nước này muốn giảm giá dầu.

OPEC+ họp lại vào Chủ nhật nhưng bất chấp triển vọng yếu kém về nhu cầu, nhiều thương nhân và nhà phân tích kỳ vọng tổ chức này sẽ giữ sản lượng ổn định. Điều đó một phần là do các thành viên có thể muốn đánh giá tác động của việc giới hạn giá dầu mà G7 áp lên giá dầu xuất khẩu của Nga bắt đầu vào thứ Hai (5/12).

Kuwait đã đầu tư hàng chục tỷ USD để nâng cấp và xây dựng các nhà máy lọc dầu mới trong những năm gần đây. Ông Sheikh Nawaf cho biết điều đó sẽ cho phép nước này đẩy mạnh xuất khẩu dầu diesel và nhiên liệu máy bay sang châu Âu vào năm 2023.

Những chuyến hàng này sẽ góp một phần nhỏ vào việc thay thế các dòng dầu tinh chế từ Nga, mà Liên minh Châu Âu sẽ cấm từ tháng Hai như một phần của các biện pháp trừng phạt Moscow vì cuộc xâm lược Ukraina.

Kuwait đã xuất khẩu nhiên liệu máy bay đầu tiên từ nhà máy lọc dầu Al-Zour mới vào tháng trước. Cơ sở này được thiết kế để có thể xử lý 615.000 thùng mỗi ngày, khiến nó trở thành một trong những nhà máy lọc dầu lớn nhất thế giới. Nó dự kiến sẽ hoàn thành vào đầu năm tới, nâng tổng công suất lọc dầu của Kuwait lên khoảng 1,5 triệu thùng/ngày.

Giám đốc điều hành của Kuwait Petroleum Corp cho biết: "Sẽ không có quá nhiều sản phẩm thô khi bán hàng sang châu Âu". Ông cho biết, sự gia tăng xuất khẩu dầu diesel và các sản phẩm khác của quốc gia Trung Đông sang châu Âu có thể là "vĩnh viễn" sau khi Nga buộc phải tập trung nhiều hơn vào các thị trường châu Á.

Ông cho biết Kuwait tin rằng dầu mỏ sẽ vẫn là nguồn năng lượng chính cho nền kinh tế toàn cầu ngay cả khi các quốc gia chuyển đổi sang nhiên liệu sạch hơn và năng lượng tái tạo.

"Đó không phải là điều có thể xảy ra trong một sớm một chiều -- đó không phải là một công tắc năng lượng", Sheikh Nawaf nói. "Trong bất kỳ quá trình chuyển đổi nào, dầu sẽ cần thiết".

N.MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement