Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

EU và G7 đồng ý áp giá trần đối với dầu của Nga

Kinh tế thế giới

03/12/2022 07:51

Tiếp bước Liên minh châu Âu (EU), các quốc gia trong nhóm G7 đã tiến hành áp dụng chính sách áp giá trần lêngiá dầu xuất khẩu của Nga.

Ba Lan hôm thứ Sáu (2/12) đã đồng ý với thỏa thuận của Liên minh châu Âu về mức trần giá 60 USD cho mỗi thùng đối với dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga.

Trong khi đó, Thủ tướng Estonia Kaja Kallas đăng trên Twitter: "Làm tê liệt doanh thu năng lượng của Nga là yếu tố cốt lõi để ngăn chặn cỗ máy chiến tranh của Nga".

Đại sứ của Ba Lan tại EU, ông Andrzej Sados, nói với các phóng viên rằng nước đang thúc đẩy mức trần thấp hơn và thỏa thuận này sẽ được chính thức đưa ra trong những ngày tới.

Cộng hòa Séc, quốc gia hiện đang giữ chức chủ tịch EU, cho biết trong một tuyên bố rằng "các đại sứ vừa đạt được thỏa thuận về giá trần đối với dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga".

EU và G7 đồng ý áp giá trần đối với dầu của Nga

 - Ảnh 1.

EU và G7 đồng ý áp giá trần đối với dầu của Nga.

Tuy nhiên, quyết định vẫn phải được chính thức thông qua bằng một thủ tục bằng văn bản, dự kiến sẽ được thông qua.

Ngay sau khi EU đồng ý về biện pháp này, Nhóm Bảy nước (G7), bao gồm Canada, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ cũng như các thành viên EU là Pháp, Đức và Ý, và Úc cũng đã áp dụng mức giá trần 60 USD/thùng.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết thỏa thuận này sẽ giúp đạt được mục tiêu hạn chế "nguồn thu chính cho cuộc chiến của Nga ở Ukraina trong khi đồng thời duy trì sự ổn định của nguồn cung cấp năng lượng toàn cầu".

Bà nói: "Thông báo hôm nay là đỉnh cao của nhiều tháng nỗ lực của liên minh của chúng ta, và đánh giá cao nỗ lực của các đối tác để đạt được kết quả này".

Ông Sados cho biết lệnh cấm vận là biện pháp trừng phạt quan trọng nhất cho đến nay đối với Nga nhằm đáp trả việc nước này xâm lược Ukraina.

Ông nói thêm rằng Ba Lan và EU đang "làm việc về gói trừng phạt tiếp theo, sẽ gây đau đớn và tốn kém cho Nga".

Kể từ khi cuộc chiến ở Ukrain bắt đầu, mục tiêu chính của các chính phủ phương Tây là cố gắng hạn chế doanh thu của Nga từ xuất khẩu năng lượng.

(Theo Reuters, AFP, AP)

PV
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement