Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Liệu Ukraina có thể lấy lại được bán đảo Crimea?

Quân sự

11/08/2022 14:16

Ukraina cho biết họ muốn đẩy Nga ra khỏi toàn bộ lãnh thổ của mình - bao gồm cả Crimea - vốn bị Moscow sáp nhập vào năm 2014. Nhưng liệu chính quyền Kyiv có làm được điều đó?

Nguy cơ leo thang chiến tranh

Trong bài phát biểu hàng tuần thông qua video của mình, Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đã nói rất rõ rằng ông không có ý định từ bỏ bán đảo mà Nga đã sáp nhập bất hợp pháp vào năm 2014."Cuộc chiến bắt đầu ở Crimea - và nó cũng sẽ kết thúc ở đó", ông nói.

Ngay trước phát biểu này, đã có nhiều vụ nổ lớn tại một căn cứ không quân của Nga gần Novofedorivka nằm ở phía Tây bán đảo Crimea. Có vẻ như đây là một cuộc tấn công có chủ đích của Ukraina mặc dù chưa có xác nhận chính thức và Kyiv đã phủ nhận trách nhiệm về các vụ nổ.

Liệu Ukraina có thể lấy lại được bán đảo Crimea? - Ảnh 1.

Các cuộc tấn công vào những căn cứ của Nga trên bán đảo Crimea có thể đưa cuộc chiến lên một cấp độ mới. Ảnh: Reuters

Nếu đây thực sự là một cuộc tấn công quân sự, thì đây sẽ là cuộc tấn công đầu tiên trên bán đảo kể từ khi sáp nhập cách đây 8 năm, và có ý nghĩa biểu tượng tương tự như vụ đánh chìm tàu Moskva, kỳ hạm của Hạm đội Biển Đen của Nga hồi tháng 4. Đây có thể là lý do tại sao Nga không mô tả vụ nổ Crimea là một cuộc tấn công của Ukraina. Theo Moscow, đó chỉ đơn thuần là một số đạn phát nổ do xử lý không tốt.

Việc tấn công vào các mục tiêu ở Crimea sẽ có ý nghĩa khác đối với Nga so với cuộc chiến ở Donbas và phần còn lại của Ukraina. Moscow coi việc tấn công bán đảo bị sáp nhập này là vi phạm luật pháp quốc tế, bởi họ cho rằng Crimea là lãnh thổ mình sau một cuộc trưng cầu dân ý không được quốc tế công nhận.

Theo cách giải thích của người Nga, các cuộc tấn công vào Crimea có nghĩa là cuộc chiến đã lan sang lãnh thổ Nga và điều này có nguy cơ leo thang chiến tranh.

Nhưng Ukraina cũng tiếp tục coi Crimea là một phần lãnh thổ của mình. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraina Oleksiy Reznikov nói với đài truyền hình CNN vào giữa tháng 6 rằng: "Chúng tôi sẽ giải phóng tất cả các lãnh thổ của chúng tôi, tất cả, bao gồm cả Crimea và đẩy lùi kẻ thù ra khỏi lãnh thổ ít nhất đến mức trước ngày 24 tháng 2".Crimea có một lịch sử lâu dài và đầy tranh cãi

Đối với Moscow, Crimea thậm chí còn quan trọng hơn phần còn lại của Ukraina. Nó nằm dưới sự kiểm soát của Nga trong hơn hai thế kỷ. Nhiều người dân tộc Nga đã được các Sa hoàng cho định cư trên bán đảo này trong thế kỷ 18 và 19, và nhà lãnh đạo Liên Xô Stalin tiếp tục chính sách này trong thế kỷ 20. Ngày nay, phần lớn dân số trên bán đảo Crimea là những người dân tộc Nga hoặc thân Nga.

Liệu Ukraina có thể lấy lại được bán đảo Crimea? - Ảnh 2.

Nếu nắm giữ bán đảo Crimea, Nga sẽ dễ dàng cắt đứt cảng Odesa. Ảnh: Reuters

Trong thời kỳ Liên Xô, bán đảo Crimea ban đầu thuộc về Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga (SSR). Chỉ đến năm 1954, nó mới được trao cho Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina theo lệnh của người kế nhiệm Stalin là Nikita Khrushchev trong một hoàn cảnh không rõ ràng cho đến ngày nay. Một lý do có thể là do bản thân Khrushchev là một người Ukraina.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, Crimea chính thức trở thành lãnh thổ của Ukraina, mặc dù Kyiv chưa bao giờ có thể khẳng định hoàn toàn quyền lực của mình và phần lớn cư dân ở đây thân Nga. Ví dụ, Kyiv đã trao quy chế tự trị cho bán đảo này - và ký kết các thỏa thuận cho Nga thuê cảng Sevastopol, một cảng biển quan trọng về mặt chiến lược.

Đây là nơi đóng quân của Hạm đội Biển Đen của Liên Xô, và hiện cũng là cảng lớn duy nhất được Nga sử quanh năm mà không đối diện với tình trạng đóng băng vào mùa Đông. Thỏa thuận cho thuê đã cho phép Nga tiếp kiểm soát Biển Đen.

Cho đến năm 2014, việc Nga thuê cảng Sevastopol không phải là một vấn đề. Nhưng sau đó các cuộc biểu tình bắt đầu ở Kyiv và tổng thống thân Nga, Viktor Yanukovych, bị lật đổ và chạy đến Moscow. Vào thời điểm này, Điện Kremlin nhận thấy nguy cơ mất Sevastopol và toàn bộ Crimea vào tay liên minh quân sự phòng thủ NATO là khả thi nếu Kyiv quay sang phương Tây. Và đó là lý do Nga quyết định sáp nhập Crimea bất chấp luật pháp quốc tế.

Ukraina lấy lại bán đảo Crimea qua đàm phán?

Một phần mục tiêu của Nga trong cuộc chiến hiện tại với Ukraina là củng cố hơn nữa quyền lãnh đạo của họ đối với bán đảo Crimea. Ngoài việc chinh phục Donbas, Điện Kremlin tuyên bố việc tạo ra một hành lang trên bộ do Nga quản lý từ Donbas đến Crimea là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của mình.

Với những cuộc tấn công quân sự đang diễn ra ở miền nam Ukraina, ông Putin cho thấy một thực tế rằng, việc bán đảo Crimea trở lại tình trạng trước khi sáp nhập bất khả thi.

Đối với Ukraina, việc mất Crimea có nghĩa là họ sẽ bị cắt hoàn toàn quyền tiếp cận Biển Azov, và vì bán đảo Crimea như một cái nêm khổng lồ khóa chặt lối vào từ Biển Đen.

Giữ Crimea, Nga cũng sẽ có thể kiểm soát và chặn tất cả các chuyến hàng hải đối với cảng Odesa của Ukraina và các cuộc giao tranh ác liệt ở đảo Rắn cũng cho thấy đây cũng là một trong những mục tiêu gây chiến của Nga.Tuy nhiên, không rõ Kyiv đã chuẩn bị đến đâu để đưa Crimea trở lại dưới quyền kiểm soát của mình.

Cố vấn chính phủ nói rằng việc trao trả bán đảo là "một vấn đề cần được đàm phán về mặt ngoại giao". Tuy nhiên, làm thế nào để đạt được bằng các cuộc đàm phán hiện nay vẫn chưa rõ ràng.

Với sự cân bằng quyền lực hiện tại, tầm quan trọng chiến lược của Crimea đối với Nga, cũng như lòng trung thành của đại đa số cư dân của nó đối với Moscow, có vẻ như Crimea sẽ sớm trở thành Ukraina một lần nữa.

Thăm dò ý kiến

Chiến sự Nga - Ukraina: Ai sẽ thắng?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

(Nguồn: DW)

NGUYỄN MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement