Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Liệu châu Âu có 'đâm sau lưng' Ukraina?

Phân tích

16/08/2022 19:53

Báo The Guardian nhận định do lo ngại giá năng lượng và lương thực tăng vọt, châu Âu có thể "phản bội" Ukraina ngay từ mùa Đông này. Cần lưu ý rằng sự thống nhất của châu Âu về vấn đề Ukraina có nguy cơ sớm sụp đổ, trong khi Washington quan tâm nhất đến việc tránh xung đột với Moscow.

Tác giả bài báo, Simon Tisdall, cho rằng châu Âu và Mỹ có thể thay đổi chiến lược hỗ trợ Ukraina và đâm sau lưng Kiev vào mùa Đông. Theo ông, phương Tây có thể từ bỏ mục tiêu kiềm chế Nga ở Ukraina, nếu xét đến việc NATO từ chối tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột. Lúc này, xuất hiện một câu hỏi khó chịu, thậm chí gây thất vọng: Liệu Ukraina có nên lường trước nguy cơ bị đâm sau lưng vào mùa Đông này hay không?

Tác giả bài báo lưu ý rằng gần 6 tháng sau khi nổ ra cuộc xung đột, khoảng cách giữa luận điệu của các chính trị gia và tình hình thực tế ngày càng lớn. Sự phẫn nộ của công chúng đối với cuộc xung đột đang "nhường chỗ cho sự lo lắng và hoảng sợ trước những tác động đáng ngại đối với giá năng lượng, giá lương thực và chi phí sinh hoạt". 

Điều này làm dấy lên nghi ngờ về khả năng phục hồi của phương Tây. Sẽ mất bao lâu trước khi khối thống nhất vốn đã lung lay của châu Âu sụp đổ nếu sau cùng, van khí đốt của Nga bị khóa lại?

Tác giả cũng gọi tuyên bố hồi tháng 4 của Ngoại trưởng Anh Liz Truss, theo đó yêu cầu Nga rút khỏi Bán đảo Crimea về các biên giới tồn tại trước năm 2014, là hoang tưởng. Với giọng điệu của một tướng lĩnh điên rồ, Truss thề: "Chúng ta sẽ tiếp tục tích cực đẩy Nga ra khỏi Ukraina". Tác giả đặt câu hỏi: "Chúng ta" ở đây là ai? Bà và quân đội của ai?".

Cũng cần lưu ý rằng Mỹ thực sự đã bỏ lỡ cơ hội kiềm chế Nga ở giai đoạn đầu chiến dịch quân sự đặc biệt hồi tháng 2 và 3. Tác giả lưu ý rằng "các hoạt động nhanh chóng của hải quân phương Tây có thể ngăn cuộc phong tỏa lương thực gây thiệt hại toàn cầu ở Biển Đen". 

Theo Tisdall, nếu Lầu Năm Góc tỏ ra "sốc và kinh ngạc" vào đầu tháng 3 (học thuyết quân sự của Mỹ dựa trên khái niệm 'chiếm ưu thế nhanh chóng'), điều này có thể ngăn cản chiến dịch quân sự đặc biệt. Mỹ chỉ lo ngại về việc không để xảy ra chiến tranh với Nga, trong khi London "núp bóng Washington từ chối tham chiến". 

Liệu châu Âu có 'đâm sau lưng' Ukraina? - Ảnh 1.

Quân nhân Ukraine trên chiến tuyến gần Kharkiv ngày 11/8. Ảnh: Getty Images

Các quốc gia châu Âu khác cũng hành xử theo cách tương tự: Đức, Pháp và Italy. Tisdall lưu ý rằng phương Tây sẽ gia tăng áp lực đối với Kiev, yêu cầu ngừng bắn và ký kết hiệp định hòa bình tạm thời để "xoa dịu nỗi đau kinh tế của châu Âu". 

Một cuộc thăm dò tại Đức cho thấy có tới 50% người được hỏi ủng hộ việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga. Sự chia rẽ sâu sắc giữa những người tìm kiếm "công lý" cho Ukraina và những người tìm kiếm "hòa bình" đang được phản ánh trên khắp châu Âu, trong đó phần đông đang nghiêng về phía chống lại Kiev.

Ngoài ra, theo ông Tisdall, kịch bản nguy hiểm là Ukraina đạt được những thành công quân sự nhất định và điều này dẫn đến việc Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Richard Barrons, cựu Tư lệnh Các Lực lượng vũ trang thống nhất Vương quốc Anh, cũng đã cảnh báo về một kịch bản tương tự.

Thế giới thỏa hiệp

Theo nguồn tin của trang mạng strana.ua, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz khẳng định sẽ ký hiệp ước hòa bình giữa Moscow và Kiev. 

Nguồn tin giải thích: "Phương Tây, hay đúng hơn là chính quyền Biden, cũng như Macron và Scholz, đang cố thúc giục (Tổng thống Ukraina) Zelensky đạt được một thỏa hiệp hòa bình với Nga". Theo một phiên bản khác, chính ông Zelensky cũng không loại trừ một thỏa thuận với Moskva trước cuối năm 2022. Hiện vẫn chưa có xác nhận chính thức về thông tin này.

Liệu châu Âu có 'đâm sau lưng' Ukraina? - Ảnh 3.

Một người phụ nữ nhìn ra cửa sổ ngôi nhà của mình ở Kramatorsk, khi Nga tiếp tục xâm lược Ukraina, ở vùng Donetsk, Ukraina ngày 13/8. Ảnh: REUTERS

Ngày 27/7, các chuyên gia Mỹ Samuel Sharap và Jeremy Shapiro nói với "The New York Times" rằng Mỹ và các đồng minh nên mở các kênh liên lạc với Nga để tìm ra thỏa hiệp về tình hình ở Ukraina

Bài báo viết: "Mỹ và các đồng minh chắc chắn phải tiếp tục cung cấp cho Ukraina các thiết bị cần thiết, nhưng họ cũng phải - qua tham vấn chặt chẽ với Kiev - bắt đầu mở các kênh liên lạc với Nga. Mục tiêu cuối cùng phải là một lệnh ngừng bắn, ngay cả khi con đường dẫn đến nó chưa chắc chắn". 

Theo các tác giả, chừng nào cả Nga và phương Tây đều quyết tâm chiếm thế thượng phong trước đối thủ và sẵn sàng sử dụng các nguồn lực của mình để đạt được mục tiêu này, tình hình leo thang hơn nữa là điều chắc chắn xảy ra.

Tình hình ở châu Âu

Ngày 14/8, có thông tin rằng Đức không thể thay thế khí đốt Nga bằng nguồn cung từ Qatar. Theo Deutsche Wirtschafts Nachrichten, chuyến thăm của Thủ tướng Đức tới Trung Đông đã kết thúc trong thất bại - các bên không thống nhất được về nguồn cung cấp nhiên liệu. Trong khi đó, công ty năng lượng Eni của Italy đã thành công hơn. Eni đã công bố tiến triển trong nỗ lực thay thế khoảng 20 tỷ m3 khí đốt tự nhiên mà Nga cung cấp hàng năm cho Italy. 

Giám đốc điều hành của Eni, Claudio Descalzi cho biết: "Sau các hợp đồng khí đốt mới với các đối tác của chúng tôi ở Algeria, Congo và Ai Cập đầu năm nay, hồi tháng 6, Eni đã kết nối với xí nghiệp North Field East ở Qatar, một phần của dự án khí đốt tự nhiên hóa lỏng lớn nhất thế giới".

Về phần mình, chính phủ Tây Ban Nha cho biết đường ống dẫn khí đốt từ bán đảo Iberia, có thể giúp châu Âu giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga, sẽ được đưa vào hoạt động trong vài tháng tới. Đường ống này được cho là tương tự dự án MidCat, kết nối Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Pháp, nhưng vấp phải sự phản đối của các nhóm môi trường và đã bị tạm dừng năm 2019.

Liệu châu Âu có 'đâm sau lưng' Ukraina? - Ảnh 5.

Một quân nhân với cờ Nga trên quân phục đứng gác gần Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia trong cuộc xung đột Ukraina-Nga bên ngoài thành phố Enerhodar do Nga kiểm soát ở vùng Zaporizhzhia, Ukraina ngày 4/8. Ảnh: REUTERS

Vị thế của Tổng thống Ukraina

Những tuần gần đây, trong bối cảnh chiến dịch đặc biệt của Nga thành công, truyền thông phương Tây đã thảo luận về chiếc ghế tổng thống của Zelensky. Cụ thể, tờ Gazeta Wyborcza của Ba Lan đã đưa Tổng tư lệnh Các Lực lượng vũ trang Ukraina, ông Valery Zaluzhny trên trang nhất, gọi ông là "Ataman số một". 

Ilya Kiva, cựu Nghị sĩ Verkhovna Rada (Quốc hội) Ukraina và là người tham gia chiến dịch chống khủng bố ở Đông Nam Ukraina giai đoạn năm 2014-2017, cho rằng bước đi như vậy là do phương Tây đã quyết định chọn người kế nhiệm ông Zelensky.

Ngày 11/8, ông Aleksey Arestovich, Cố vấn chánh văn phòng tổng thống Ukraina, tuyên bố sẵn sàng thay thế nhà lãnh đạo Ukraina làm nguyên thủ quốc gia nếu ông này không muốn tranh cử nhiệm kỳ thứ hai. 

Hồi đầu tháng 7, đã có dấu hiệu về khả năng xung đột giữa Zelensky và Zaluzhny, cụ thể là việc hủy bỏ lệnh cấm những người trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự rời khỏi nơi cư trú của họ mà không có sự cho phép của văn phòng tuyển quân.

Thăm dò ý kiến

Chiến sự Nga - Ukraina: Ai sẽ thắng?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

TTXVN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement