Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Khủng hoảng ngân hàng toàn cầu: Chuyện gì vừa xảy ra?

Ngân hàng

18/03/2023 08:34

Theo Cushman & Wakefield, các ngân hàng sụp đổ gồm Silicon Valley Bank (SVB), Signature Bank và Silvergate Bank, đây là ba trong số 4.236 ngân hàng thương mại Mỹ được bảo trợ bởi Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Mỹ (FDIC).
news

Bên cạnh đó, đa số các ngân hàng khác có danh mục đầu tư cân bằng hơn và không quá phụ thuộc vào một lĩnh vực, trong khi 3 ngân hàng vừa sụp đổ chủ yếu tập trung khoản tiền gửi và cho vay đối với lĩnh vực như công nghệ (ngân hàng SVB) và tiền điện tử (ngân hàng Signature và ngân hàng Silvergate).

"Có khả năng một số ngân hàng nữa sẽ chịu áp lực do các vấn đề về thanh khoản nhưng tính đến thời điểm viết bài này, chỉ có ba ngân hàng thất bại và đều nằm trong những trường hợp cá biệt, nên sự việc này không đồng nghĩa với khủng hoảng", Cushman & Wakefield nhận định.

Theo chuyên gia Cushman & Wakefield, đây không phải là sự lặp lại của cuộc đại khủng hoảng tài chính (GFC). Có một số điểm có thể so sánh giữa hai vụ việc:

Bức tranh về một cuộc khủng hoảng vẫn chưa rõ ràng, nhưng việc các cơ quan quản lý đang can thiệp sâu sẽ có khả năng giúp ngăn chặn hậu quả lan rộng.

Trong lịch sử ngành ngân hàng Mỹ, hai vụ ngân hàng phá sản SVB và Signature Bank đại diện cho cuộc sụp đổ lớn thứ hai và thứ ba (sau Washington Mutual). Tuy nhiên, tài sản của họ lần lượt là 209 tỷ USD và 118 tỷ USD, vẫn ít hơn nhiều so với các ngân hàng lớn nhất ở Mỹ khi mà 4 ngân hàng lớn nhất sở hữu hơn 9.000 tỷ USD.

Khủng hoảng ngân hàng toàn cầu: Chuyện gì vừa xảy ra? - Ảnh 1.

Chỉ trong vòng 3 ngày có đến 3 ngân hàng lớn ở Mỹ sụp đổ (Silvergate, Silicon Valley Bank hay mới đây nhất là Signature Bank mới bị đóng cửa). Tình hình ngày càng trở lên nghiêm trọng hơn bao giờ hết khi nhiều nhà kinh tế lo sợ Silvergate kích hoạt hiệu ứng domino dẫn đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Nhìn lại cuộc Đại khủng hoảng Tài chính trong lịch sử, ngay cả những ngân hàng lớn nhất cũng phải chịu áp lực. Nhưng lần này, thử thách cấp bách nhất lại tập trung ở những ngân hàng đa quốc gia.

Nhưng sự bình tĩnh tương đối đã được khôi phục chỉ nhờ vào việc cung cấp một khoản tiền mặt khẩn cấp khổng lồ từ những người cho vay cuối cùng, ngân hàng trung ương và một số doanh nghiệp lớn mạnh trong ngành.

Các thị trường vẫn ở thế cạnh tranh: Các chỉ số chuẩn của cổ phiếu tại các ngân hàng Mỹ và châu Âu đã mất lần lượt 20% và 13% kể từ khi kết thúc phiên giao dịch vào thứ Tư tuần trước. Phố Wall mở cửa vào thứ Sáu thấp hơn và cổ phiếu của Silvergate Bank giảm khoảng 16%.

Điều gì vừa xảy ra?

Theo kênh CNN, các nhà quản lý California đã đóng cửa SVB và đặt ngân hàng này dưới sự kiểm soát của Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC). FDIC đang đóng vai trò là bên nhận, thường có nghĩa là FDIC sẽ thanh lý tài sản của ngân hàng SVB để trả lại cho khách hàng, trong đó có cả người gửi tiền và chủ nợ.

Đây là vụ sụp đổ ngân hàng lớn nhất ở Mỹ kể từ vụ Washington Mutual năm 2008, ngân hàng Top 20 của Mỹ sụp đổ trong 48 giờ trước trước khi bị cơ quan quản lý đóng cửa, cổ phiếu của SVB đã bị tạm dừng giao dịch vào sáng cùng ngày sau khi giảm hơn 60% trong giao dịch trước giờ mở cửa (premarket) vào 9/3, khi ngân hàng này bán ra một danh mục trái phiếu Kho bạc Mỹ và 1,75 tỷ USD cổ phiếu để trang trải cho khách hàng đang rút tiền gửi.

Khủng hoảng ngân hàng toàn cầu: Chuyện gì vừa xảy ra? - Ảnh 2.

Chỉ trong vòng 3 ngày có đến 3 ngân hàng lớn ở Mỹ sụp đổ (Silvergate, Silicon Valley Bank hay mới đây nhất là Signature Bank mới bị đóng cửa). Tình hình ngày càng trở lên nghiêm trọng hơn bao giờ hết khi nhiều nhà kinh tế lo sợ Silvergate kích hoạt hiệu ứng domino dẫn đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Vào ngày 12/3 - FDIC đã đóng cửa Signature Bank sau khi các khách hàng lo sợ về sự bùng nổ của SVB đã rút tiền gửi của ngân hàng này. Cả hai ngân hàng đều có tỷ lệ tiền gửi không được bảo hiểm cao bất thường để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của họ.

Ngày 15/3 - Sau khi chứng kiến cổ phiếu của Credit Suisse (CS) sụp đổ tới 30%, các nhà chức trách Thụy Sĩ đã tuyên bố hỗ trợ cho ngân hàng lớn thứ hai của đất nước. Họ làm dịu cơn hoảng loạn thị trường ngay lập tức. Các nhà đầu tư và khách hàng lo lắng rằng công ty không có kế hoạch đáng tin cậy để đảo ngược tình trạng kinh doanh sa sút trong dài hạn.

Ngày 16/3 - Ngân hàng First Republic đang đứng trên bờ vực khi khách hàng rút tiền gửi của họ. Trong một cuộc họp ở Washington, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen và Jamie Dimon, Giám đốc điều hành của ngân hàng lớn nhất ở Mỹ, đã vạch ra kế hoạch giải cứu khách hàng khu vực tư nhân. Kết quả là một thỏa thuận với một nhóm người cho vay Mỹ gửi hàng chục tỷ USD tiền mặt vào Signature Bank.

Chi phí giải cứu là bao nhiêu?

Gần 200 tỷ USD cho đến nay được ngân hàng trung ương hỗ trợ trực tiếp. Để đảm bảo tất cả các khoản tiền gửi tại Silicon Valley Bank (SVB), Signature Bank và Silvergate Bank đang gặp khó khăn với số tiền 140 tỷ USD. Sau đó, có 54 tỷ USD mà Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ cung cấp cho Credit Suisse dưới hình thức cho vay khẩn cấp.

Fed cũng đã đồng ý cho các ngân hàng khác vay số tiền kỷ lục trong tuần này. Các ngân hàng đã vay gần 153 tỷ USD từ Fed trong những ngày gần đây, phá vỡ kỷ lục trước đó là 112 tỷ USD được thiết lập trong cuộc khủng hoảng năm 2008.

Các ngân hàng cũng đã vay gần 12 tỷ USD từ chương trình cho vay khẩn cấp mới của Fed được thành lập vào đầu tuần với mục đích ngăn chặn nhiều ngân hàng sụp đổ hơn.

Tổng số tiền 318 tỷ USD mà Fed đã cho hệ thống tài chính vay chỉ bằng khoảng một nửa số tiền đã được mở rộng trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

"Nhưng nó vẫn là một con số lớn", Michael Feroli của JPMorgan cho biết trong một lưu ý cho các nhà đầu tư hôm 15/3.

Khủng hoảng ngân hàng toàn cầu: Chuyện gì vừa xảy ra? - Ảnh 3.

JPMorgan Chase, Bank of America và Citigroup nằm trong nhóm 11 công ty cho vay cung cấp khoản tiền mặt trị giá 30 tỷ USD nhằm củng cố niềm tin vào First Republic Bank.

HSBC, ngân hàng lớn nhất châu Âu được cho là đã cam kết hơn 2 tỷ USD cho hoạt động kinh doanh tại Vương quốc Anh của SVB, ngân hàng đã công bố thỏa thuận trị giá 1 bảng Anh để "giải cứu" SVB vào 13/3, cho biết thỏa thuận này sẽ có hiệu lực "ngay lập tức".

Ngân hàng trung ương của Vương quốc Anh cho biết họ "có thể xác nhận rằng tất cả tiền của người gửi tiền với SVB tại Vương quốc Anh đều an toàn và bảo đảm nhờ giao dịch này".

Chi nhánh Vương Quốc Anh của SVB là đối tác ngân hàng lớn trong lĩnh vực công nghệ của Anh và sự thất bại của công ty mẹ đã khiến các giám đốc điều hành công nghệ phải loay hoay tìm cách rút tiền mặt để trả lương cho nhân viên và trang trải chi phí hoạt động.

Do vậy, Susannah Streeter, người đứng đầu bộ phận tiền tệ và thị trường tại nền tảng đầu tư Hargreaves Lansdown, cho biết việc mua lại sẽ chấm dứt cơn ác mộng mà hàng ngàn công ty công nghệ đã trải qua trong vài ngày qua.

"Chúng tôi có thể nhìn thẳng vào mắt các nhân viên của mình vào cuộc họp lúc 9 giờ sáng và nói rằng, chúng tôi không chỉ có thể trả lương một cách bình thường cho họ mà còn có thể tiếp tục kinh doanh như thường lệ", Toby Mather, Giám đốc điều hành của ứng dụng gia sư Lingumi có trụ sở tại London cho biết. Công ty khởi nghiệp của ông nắm giữ phần lớn tiền mặt với SVB UK.

Ông Toby Mather nói: "Tôi nghĩ rằng tôi đang nói thay mặt cho các công ty khởi nghiệp ở Vương quốc Anh khi cho rằng đây là một sự cứu trợ to lớn".

Khủng hoảng ngân hàng toàn cầu: Chuyện gì vừa xảy ra? - Ảnh 4.

Logo của Silicon Valley Bank (SVB), Silvergate và Signature Bank. Ảnh: Decrypt

Brent Hoberman, chủ tịch điều hành của Founders Factory, công ty tăng tốc khởi nghiệp và đồng sáng lập các doanh nghiệp trực tuyến lastminute.com và Made.com, nói rằng bất cứ điều gì thiếu đảm bảo 100% cho tiền gửi sẽ có tác động dây chuyền đáng kể đối với ngành công nghệ Vương quốc Anh và thỏa thuận là một sự cứu trợ rất lớn.

Ông cho biết: "SVB tại đây có bảng cân đối kế toán tốt, giúp HSBC thực hiện thương vụ này. SVB đã không cần phải nhận bảo hiểm tiền gửi của chính phủ vì nó vẫn đang mang lại lợi nhuận". SVB tại Vương quốc Anh đã báo cáo lợi nhuận trước thuế là 88 triệu bảng Anh cho năm 2022.

"SVB cung cấp rất nhiều dịch vụ mà các nhà sáng lập mong muốn", ông Hoberman nói, đồng thời cho biết thêm rằng sự kết hợp giữa SVB và HSBC nếu được thực hiện tốt, thậm chí có thể trở thành một bánh đà tích cực ở Vương quốc Anh.

Giám đốc điều hành Lingumi, ông Mather, mô tả vụ giải cứu của HSBC là một kết quả tuyệt vời.

Vậy khách hàng gởi tiền có an toàn không?

Theo CNN, nếu khách hàng có ít hơn 250.000 USD trong tài khoản tại một ngân hàng ở Mỹ được bảo hiểm bởi FDIC, thì bạn gần như chắc chắn không có gì phải lo lắng. Tài khoản chung được bảo hiểm lên đến 500.000 USD.

Các nước châu Âu vận hành các chương trình tương tự. Ở Thụy Sĩ, có tới 100.000 franc Thụy Sĩ (108.000 USD) được bảo hiểm cho mỗi người gửi tiền.

Khách hàng của các ngân hàng đổ vỡ ở Liên minh Châu Âu được hứa trả lại 105.431 USD cho khoản tiền gửi của họ. Các chủ tài khoản chung có thể nhận được khoản bồi thường tổng cộng 210.956 USD.

Tại Vương quốc Anh, người gửi tiền có thể được trả lại tới 85.000 bảng Anh (102.484 USD) nếu ngân hàng của họ phá sản, tăng gấp đôi lên 170.000 bảng Anh (204.967 USD) cho các tài khoản chung.

Có khó khăn để khách hàng đi vay?

Câu trả lời ngắn gọn là có. Các ngân hàng căng thẳng sẽ chú ý nhiều hơn đến uy tín tín dụng của người vay, cho dù họ là doanh nghiệp đang tìm kiếm khoản vay hay người mua nhà đang cố gắng tìm thế chấp.

"Nếu các ngân hàng gặp căng thẳng, họ có thể miễn cưỡng cho vay", Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết hôm thứ Năm trước Ủy ban Tài chính Thượng viện. "Chúng ta có thể thấy tín dụng trở nên đắt đỏ hơn và ít khả dụng hơn".

Christine Lagarde, chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu, nói với các phóng viên hôm thứ Năm rằng "căng thẳng thị trường gia tăng liên tục" có thể hạn chế hơn nữa các điều kiện tín dụng vốn đã thắt chặt để đối phó với việc tăng lãi suất.

Khủng hoảng ngân hàng toàn cầu: Chuyện gì vừa xảy ra? - Ảnh 5.

Logo của ngân hàng Thụy Sĩ Credit Suisse tại một tòa nhà văn phòng ở Zurich, vào hôm 2/9/2022. Ảnh: Reuters

Suy thoái kinh tế ở Mỹ có thể đến sớm do biến cố sụp đổ ngân hàng?

Đây là những gì bà Yellen cũng đã nói với ủy ban Thượng viện: "Điều đó có thể biến điều này thành một nguồn rủi ro kinh tế suy giảm đáng kể".

Goldman Sachs cho biết hôm 15/3 rằng căng thẳng ngày càng tăng trong lĩnh vực ngân hàng đã làm tăng khả năng xảy ra suy thoái kinh tế ở Mỹ trong vòng 12 tháng tới. Ngân hàng hiện tin rằng nền kinh tế Mỹ có 35% cơ hội bước vào suy thoái trong vòng một năm, tăng từ 25% trước khi cuộc khủng hoảng ngân hàng bắt đầu.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc, cũng đang tăng trưởng bất chấp các hoạt động bùng nổ sau khi các biện pháp phong tỏa hà khắc do đại dịch COVID-19 kết thúc nhanh chóng vào cuối năm ngoái.

Trong một động thái bất ngờ hôm 17/3, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã cắt giảm số tiền mà những người cho vay của nước này phải dự trữ trong một nỗ lực để giữ dòng tiền chảy qua nền kinh tế.

Theo CNBC, hiện Phố Wall đang nổ ra tranh luận về việc liệu nền kinh tế Mỹ có đang rơi vào suy thoái trong vài tháng nữa hay không. Nhiều nhà kinh tế dự báo điều này sẽ xảy ra vào nửa cuối năm nay. 

Tuy nhiên, những biến động nhanh và mạnh trên thị trường sau các vụ phá sản ngân hàng ở Mỹ khiến nhiều chiến lược gia dự báo rằng suy thoái kinh tế sẽ tới sớm hơn. 

Các nhà kinh tế cũng đang hạ dự báo tăng trưởng của kinh tế Mỹ do có thể chứng kiến sự sụt giảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng.

"Theo ước tính sơ bộ của chúng tôi, tốc độ tăng trưởng tín dụng các ngân hàng cỡ trung suy giảm có thể khiến tăng trưởng GDP của Mỹ giảm từ 0,5 đến 1 điểm phần trăm trong 1-2 năm tới", các nhà kinh tế của JPMorgan viết trong một báo cáo công bố ngày 15/3. "Nhìn chung điều này phù hợp với dự báo của chúng tôi rằng chính sách tiền tệ tiếp tục bị thắt chặt hơn sẽ đẩy Mỹ rơi vào suy thoái cuối năm nay".

Fed dang cố gắng hạ nhiệt tăng trưởng của nền kinh tế và thị trường lao động mạnh để ghìm lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này tăng 6% trong tháng 2 - con số vẫn cao dù đã "hạ nhiệt" so với các tháng trước đó. 

Tuy nhiên, vụ việc liên quan tới các ngân hàng phá sản gần đây đang khiến các nhà đầu tư lo rằng việc tín dụng bị thắt chặt có thể sẽ kéo nền kinh tế đi xuống và việc Fed tiếp tục tăng lãi suất sẽ càng đẩy nhanh quá trình này.

"Tôi cho rằng Fed sẽ không tăng lãi suất trong tuần tới", ông John Briggs, giám đốc toàn cầu về chiến lược kinh tế và thị trường tại NatWest Markets, nói. "Tín dụng giống như dầu đối với một cỗ máy vậy. Kể cả khi cú sốc ngắn hạn đã được giải tỏa phần nào và chúng ta không lo về các tổ chức tài chính nói chung, nhưng tâm lý lo ngại rủi ro sẽ hình thành và khiến hoạt động tín dụng trong nền kinh tế suy giảm".

Theo ông, hệ quả từ việc hoạt động cho vay giảm xuống có thể là giảm phát hoặc ít nhất là một cú sốc giảm lạm phát.

"Hầu hết doanh nghiệp nhỏ đều được các ngân hàng cộng đồng khu vực cấp vốn. Nhưng sau tất cả những gì đã xảy ra, kể cả ngân hàng vẫn ổn thì nhiều khả năng họ sẽ không cấp tín dụng cho một tiệm giặt khô mới", ông Briggs phân tích.

Theo các chiến lược gia của công ty nghiên cứu CFRA Research, hiện vẫn còn rất mơ hồ về động thái tiếp theo của Fed.

"Việc chỉ số CPI và Chỉ số giá sản xuất (PPI) giảm xuống gần đây, cũng như việc doanh số bán lẻ giảm trong tháng trước, khiến nhiều nhiều người tin rằng Fed sẽ nới lỏng chính sách thắt chặt tiền tệ cứng nhắc của mình. Nhưng chưa có gì rõ ràng hay chắc chắn cả", ông Sam Stovall, chiến lược gia trưởng tại CFRA nói. "Chỉ còn một tuần nữa sẽ có báo cáo và họp báo của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) vào ngày 22/3 nhưng bạn có thể cảm thấy như vô tận. Việc chờ đợi tuyên bố của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) sắp tới và phản ứng với cuộc khủng hoảng ngân hàng mới phát sinh ở châu Âu cũng làm tăng thêm sự biến động và thiếu chắc chắn".

(Nguồn: CNN/CNBC)

GIA HÂN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ