Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

'Kế hoạch Marshall' dành cho Ukraina sẽ diễn ra như thế nào?

Kinh tế thế giới

26/06/2022 09:15

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã kêu gọi một kế hoạch Marshall để tái thiết Ukraina và ý tưởng này của ông sẽ được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Elmau, Đức, vào cuối tuần này.

Trong một bài phát biểu với chính phủ, Thủ tướng Scholz cho biết, chuyến thăm gần đây của ông đến Ukraina đã nhắc nhở ông về sự tàn phá trên diện rộng, điều mà nhiều thành phố của Đức phải chịu sau Thế chiến thứ hai.

Ông nói: "Cũng giống như châu Âu bị chiến tranh tàn phá, Ukraina ngày nay cần một kế hoạch "Marshall" để tái thiết. Đây là một công việc cho thế hệ sắp tới".

Kế hoạch Marshall là gì?

Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ George C. Marshall vào năm 1947 đã đề xuất thành lập Chương trình Phục hồi Châu Âu (ERP) để giúp tái thiết phần lớn châu Âu, nơi đã bị tàn phá trong chiến tranh. Ngày nay, kế hoạch này thường được gọi là kế hoạch Marshall.

Trong kế hoạch Marshall nguyên bản, Mỹ đã cung cấp các khoản vay để tài trợ cho các nỗ lực tái thiết châu Âu, cũng như nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu thô và thực phẩm vào châu lục này.

'Kế hoạch Marshall' dành cho Ukraina sẽ diễn ra nhứ thế nào? - Ảnh 1.

Thủ tướng Đức và TT Ukraina trong một lần gặp nhau tại Kyiv.

Hơn 12 tỷ USD (tương đương 150 tỷ USD ngày nay; 142 tỷ euro) đã được cung cấp cho 16 quốc gia khác nhau - trong số đó có Tây Đức, Ý, Pháp và Anh - từ năm 1948 đến năm 1952.

Tây Đức nhận được khoảng 1,5 tỷ USD. Việc rót tiền không chỉ khởi động sự phục hồi kinh tế của châu Âu mà còn mở ra thị trường mới cho Mỹ.

Kế hoạch Marshall cũng có một chiều hướng chính trị. Không phải tất cả các nước châu Âu đều nhận được tiền của Mỹ. Trong khi Mỹ muốn hạn chế ảnh hưởng của Liên Xô ở Đông Âu, Liên Xô đã cấm Hungary, Tiệp Khắc và Ba Lan tham gia kế hoạch Marshall, vì lo ngại sự kiểm soát của Mỹ đối với khu vực.

Kế hoạch Marshall đã thúc đẩy sự phục hồi kinh tế cũng giúp các cấu trúc dân chủ ở châu Âu tồn tại cho đến ngày nay và đó là lý do tại sao, sau nhiều cuộc chiến tranh và khủng hoảng trên thế giới, nhiều người đã coi kế hoạch Marshall như một ví dụ điển hình cho việc tái thiết sau chiến tranh.

Một kế hoạch Marshall cho Ukraina sẽ diễn ra như thế nào?

Thủ tướng Scholz cho rằng cuộc chiến ở Ukraina sẽ không sớm kết thúc. Ông nói rằng cũng giống như kế hoạch Marshall ban đầu là hướng tới việc tái thiết lâu dài, vì vậy phương Tây cũng nên biết rằng việc tái thiết Ukraina sẽ mất nhiều thời gian.

'Kế hoạch Marshall' dành cho Ukraina sẽ diễn ra nhứ thế nào? - Ảnh 2.

Kế hoạch Marshall đã giúp tái thiết châu Âu sau Thế chiến thứ 2.

"Chúng tôi sẽ cần thêm nhiều tỷ euro và USD cho mục đích tái thiết - trong nhiều năm tới", TT Scholz nói với quốc hội Đức. Ông nói thêm rằng, ông muốn thấy Ukraina tiếp tục nhận được sự hỗ trợ rộng rãi của châu Âu về tài chính, kinh tế, nhân đạo và chính trị, cũng như "giao vũ khí".

Werner Hoyer, người đứng đầu Ngân hàng Đầu tư châu Âu, mong đợi hàng tỷ USD hỗ trợ tài chính cho Ukraina. Ông nói rằng cần có một chương trình nhắm mục tiêu đến " người dân toàn cầu, thay vì chỉ những người nộp thuế ở EU".

EU đã đề xuất các nỗ lực tái thiết nên được Ukraina phối hợp với các quốc gia EU, G7 và G20, cũng như các tổ chức và định chế tài chính quốc tế phối hợp thực hiện.

M.NGUYỄN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement