Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Căng thẳng gia tăng, liệu Lithuania có trở thành Ukraina thứ hai?

Kinh tế thế giới

24/06/2022 10:43

Lithuania đang thực thi các lệnh trừng phạt của EU bằng cách hạn chế lưu thông hàng hóa quá cảnh từ Nga đến vùng lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad của nước này và ngay lập tức Moscow đe dọa giới lãnh đạo ở Vilnius rằng, họ sẽ phải đối mặt với "hậu quả nghiêm trọng".

Căng thẳng gia tăng, liệu Lithuania có trở thành Ukraina thứ hai? - Ảnh 1.

Lithuania không cho phép các đoàn tàu Nga chở hàng hóa bị trừng phạt quá cảnh lãnh thổ của mình.

Bất kỳ ai đi tàu từ Moscow đến Kaliningrad đều phải xuất trình hộ chiếu của mình tại ba biên giới quốc gia: Nga, Belarus và Lithuania.

Belarus và Lithuania nằm giữa trung tâm của Nga và vùng lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad.

Belarus vẫn cho phép tất cả các chuyến tàu của Nga đi qua, nhưng Lithuania gần đây đã cấm các chuyến tàu của Nga chở hàng hóa nằm trong danh sách cấm vận của EU.

Đối với Bộ trưởng Ngoại giao Lithuania Gabrielius Landsbergis, đây là sự hợp lý và trên hết là việc thực thi hợp pháp các lệnh trừng phạt của EU đối với Nga. Tuy nhiên, các chính trị gia Nga đã mô tả động thái của Lithuania là một hành động phong tỏa dân cư ở khu vực Kaliningrad một cách thù địch. Họ cáo buộc nước thành viên EU vi phạm các quy tắc quốc tế về vận tải hàng hóa, và thậm chí cả nhân quyền.

Lệnh cấm của Lithuania áp dụng đối với các chuyến tàu chở than, kim loại, xi măng, gỗ và các vật liệu xây dựng khác. Đây đều là những hàng hóa đã bị EU trừng phạt để đáp trả cuộc chiến tranh xâm lược Ukraina của Nga. Thống đốc Kaliningrad, Anton Alikhanov, cho biết lệnh cấm chiếm tới 50% tất cả hàng hóa được vận chuyển đến Kaliningrad.

Căng thẳng gia tăng, liệu Lithuania có trở thành Ukraina thứ hai? - Ảnh 2.

Hàng hóa vận chuyển đường bộ từ Nga đến Kaliningrad phải đi qua Belarus và Litva.

Người đứng đầu Hội đồng An ninh Nga, Nikolai Patrushev, đã ngay lập tức cho chuyến viếng thăm đến vùng lãnh thổ này và nói rằng Nga sẽ "đáp trả những hành động thù địch như thế này".

Một hãng thông tấn Nga dẫn lời ông nói rằng, "các biện pháp phù hợp giữa các bộ phận sẽ được soạn thảo và thực hiện nhanh chóng" - những biện pháp sẽ có "tác động tiêu cực nghiêm trọng đến người dân Lithunia".

Bà Maria Zakharova, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga, cũng đe dọa rằng Nga sẽ bảo lưu quyền "bảo vệ lợi ích quốc gia của mình" nếu giao thông vận tải hàng hóa không được khôi phục hoàn toàn trong vài ngày tới. Cả Patrushev và Zakharova đều không cụ thể hơn nhưng tuyên bố của mình.

Tại Lithuania, những lời chỉ trích của Nga về lệnh cấm vận chuyển một phần đã được đón nhận theo nhiều cách khác nhau.

Ông Gintautas Bartkus, người đang làm việc tại Đại học Vilnius đã chỉ ra rằng, mọi quốc gia EU có nghĩa vụ làm mọi thứ trong khả năng của mình để thực hiện các lệnh trừng phạt của EU. Ông nói, đây hoàn toàn không phải là sự phong tỏa khu vực Kaliningrad vì không phải tất cả các chuyến tàu chở hàng đều bị ngăn cản đi vào, và các chuyến tàu chở khách vẫn có thể quá cảnh mà không gặp bất kỳ sự cố nào. Đồng thời, ông Bartkus cũng thừa nhận rằng, "các biện pháp trừng phạt được áp đặt chính xác để quốc gia bị trừng phạt sẽ phải hứng chịu nhiều hậu quả tiêu cực nhất có thể".

Căng thẳng gia tăng, liệu Lithuania có trở thành Ukraina thứ hai? - Ảnh 3.

Bộ trưởng Ngoại giao Lithuania Landsbergis cho biết đất nước của ông đang thực hiện các lệnh trừng phạt của EU.

Linas Kojala, một nhà khoa học chính trị tại Trung tâm Nghiên cứu Đông Âu ở thủ đô Vilnius của Lithuania, cáo buộc Moscow đang lợi dụng lệnh cấm vận chuyển một phần vì mục đích riêng của mình. Ông nói: "Phía Nga hoàn toàn biết rõ rằng các lệnh trừng phạt sẽ hạn chế việc vận chuyển hàng hóa và họ đang sử dụng điều này như một vũ khí trong một cuộc chiến tranh thông tin".

Ông Kojala thừa nhận với DW rằng, vấn đề vận chuyển là một vấn đề rất nhạy cảm đối với cả hai bên; đã có rất nhiều cuộc thảo luận xung quanh vấn đề này khi Lithuania gia nhập EU.

"Moscow đang cố gắng tận dụng tình hình để chứng minh rằng EU về cơ bản là thù địch với Nga và EU cần nhấn mạnh rằng Lithuania không thực hiện hành động đơn phương, ông nói.

Vùng Kaliningrad có ý nghĩa quan trọng về mặt chiến lược đối với Nga. Đây là tiền đồn phía Tây của Moscow, và các lực lượng Nga được trang bị hệ thống tên lửa đạn đạo di động Iskander hiện đang đóng tại đây.

Chỉ vài tuần trước, Quốc hội Nga đã đặt câu hỏi về nền độc lập của Lithuania, được quyết định vào năm 1991. Một dự luật đề xuất bãi bỏ sắc lệnh của Liên Xô "về việc công nhận nền độc lập của Cộng hòa Lithuania đã được đệ trình lên Duma Quốc gia Nga.

(Nguồn: DW)

Nguyễn Minh
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement