Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

EU đồng ý cấp tư cách ứng cử viên cho Ukraina

Kinh tế thế giới

24/06/2022 08:08

Các nhà lãnh đạo của 27 quốc gia của EU đã nhất trí thông qua tư cách ứng cử viên gia nhập khối cho Ukraina và xem đây là một chiến thắng về mặt tinh thần cho đất nước đang bị chiến tranh tàn phá.

Tại hội nghị thượng đỉnh tại Brussels diễn ra vào hôm thứ Năm (23/6), các nhà lãnh đạo của 27 quốc gia EU đã nhất trí rằng cần phải cấp tư cách ứng viên cho Ukraina. Đây là bước đi đầu tiên cho một quy trình trở thành thành viên đầy đủ và điều này có thể mất nhiều năm - hoặc thậm chí hàng thập kỷ.

Động thái này diễn ra chỉ một ngày trước khi Tổng thống Vladimir Putin ra lệnh cho quân đội của mình tấn công Ukraina cách đây 4 tháng, cuộc chiến mà Nga khẳng định không phải là "một cuộc chiến tranh" mà là một "hoạt động quân sự đặc biệt".

Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelenskyy đã tweet trên Twitter rằng: "Tương lai của Ukraina nằm trong EU".

EU đồng ý cấp tư cách ứng cử viên cho Ukraina - Ảnh 1.

EU đồng ý cấp tư cách ứng cử viên cho Ukraina.

"Hôm nay là một ngày tốt lành đối với châu Âu", Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tuyên bố trên Twitter.

Ngoài ra, EU cũng trao tư cách ứng cử viên cho quốc gia nhỏ bé Moldova, một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ khác có biên giới với Ukraina.

Ukraina đã nộp đơn xin trở thành thành viên chưa đầy một tuần sau khi Moscow tấn công vào Kyiv vào ngày 24 tháng 2.

Quyết định hôm thứ Năm là nhanh bất thường đối với EU khi mà khối này có truyền thống kết nạp thành viên rất chậm chạp.

Để trở thành thành viên EU, các quốc gia phải đáp ứng một loạt các điều kiện kinh tế và chính trị, bao gồm cam kết tuân thủ pháp quyền và các nguyên tắc dân chủ khác. Ukraina sẽ phải kiềm chế tình trạng tham nhũng và áp dụng các cải cách khác.

Nghị viện Châu Âu đã tán thành quyết định cho Ukraina trở thành ứng viên gia nhập khối trước khi hội nghị thượng đỉnh bắt đầu, thông qua một nghị quyết kêu gọi các chính phủ Liên minh Châu Âu "hành động không chậm trễ" và "thực hiện trách nhiệm lịch sử của mình".

Các quốc gia EU đã đoàn kết ủng hộ Ukraina trong cuộc chiến chống lại Nga bằng tiền và vũ khí, thông qua các biện pháp trừng phạt kinh tế chưa từng có đối với Điện Kremlin.

Tư cách ứng cử viên EU không trao quyền tự động gia nhập khối và không cung cấp bất kỳ đảm bảo an ninh tức thời nào.

Tuy nhiên, sau khi một quốc gia trở thành thành viên, điều khoản này được quy rằng, nếu một thành viên trở thành nạn nhân của hành động gây hấn có vũ trang, các nước EU khác có nghĩa vụ hỗ trợ bằng mọi cách trong khả năng của họ.

Tuy nhiên, lợi ích chính của tư cách thành viên EU là về mặt kinh tế, vì nó cho phép tiếp cận thị trường 450 triệu người tiêu dùng với sự di chuyển tự do của lao động, hàng hóa, dịch vụ và vốn.

Ukraina từ lâu cũng mong muốn gia nhập NATO, nhưng liên minh quân sự không muốn đưa ra lời mời, một phần là do tình trạng tham nhũng của chính phủ trước đây cũng như những yếu kém các trong cơ sở quốc phòng của đất nước và các tranh chấp biên giới.

Trước chiến tranh, TT Putin yêu cầu Ukraina không bao giờ được phép gia nhập NATO – điều mà ông cho rằng sẽ đe dọa nước Nga.

Nhưng vào đầu tháng này, ông dường như không bận tâm đến quyết tâm xích lại gần EU của Ukraina và nói rằng đây không phải là một hiệp ước quân sự và do đó "chúng tôi không phản đối".

Các nhà lãnh đạo của Liên minh Châu Âu cũng đồng ý công nhận một "viễn cảnh châu Âu" cho một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ khác, Gruzia.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho biết EU sẽ sẵn sàng phê chuẩn tư cách ứng viên một khi "các ưu tiên nổi bật" được giải quyết.

Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki, quốc gia ủng hộ nhiệt tình cho khát vọng châu Âu của Ukraina trong nhiều năm, cho biết trên Twitter: "Đây là thời điểm tuyệt vời cho sự thống nhất của châu Âu và để bảo vệ các giá trị cơ bản của nó. Cuộc đấu tranh cho tự do vẫn tiếp diễn".

Một số nước Balkan đã tìm cách gia nhập EU trong nhiều năm mà không thành công.

Bất chấp làn sóng khủng hoảng đã làm rung chuyển EU, từ vấn đề di cư và việc Vương quốc Anh rời khỏi khối, liên minh này vẫn được đông đảo cử trị ủng hộ. Một cuộc khảo sát trong tuần này tỷ lệ ủng hộ EU ở mức cao nhất trong 15 năm.

Tuy nhiên, sự bất bình của công chúng đang gia tăng do lạm phát và khủng hoảng năng lượng khi Nga thắt chặt nguồn cung cấp khí đốt để đáp trả các lệnh trừng phạt, các vấn đề này sẽ được thảo luận trong ngày thứ hai của hội nghị thượng đỉnh, nó diễn ra vào thứ Sáu.

MINH MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement