10/09/2023 08:42
Hồi sinh những giống lúa sắp tuyệt chủng ở Indonesia trong bối cảnh khủng hoảng lương thực
Hàng nghìn giống lúa địa phương ở Indonesia đã biến mất hoàn toàn vào những năm 1970, 1980 và hàng trăm giống khác đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng hiện nay lại giữ vai trò then chốt trong nỗ lực giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và ngăn chặn khủng hoảng lương thực.
Cơ hội bất ngờ
Helianti Hilman, một luật sư vớ sở thích đi du lịch nhiều nơi đã ngay lập tức chộp lấy cơ hội khi một người bạn đề nghị cô làm công việc pháp lý ủng hộ miễn phí cho cộng đồng nông dân ở một số ngôi làng trên khắp Indonesia.
Trong ba tháng đầu năm 2006, bà Hilman đã đến thăm hết những ngôi làng hẻo lánh ở những nơi xa xôi nhất, cung cấp tư vấn miễn phí cho những người nông dân gặp phải nhiều vấn đề pháp lý và tranh chấp kinh doanh.
Trải nghiệm này đã giúp cô có cái nhìn khác về hoàn cảnh và khó khăn mà người dân ở các cộng đồng nông thôn ít được tiếp cận với các vấn đề pháp lý phải chịu đựng. Nhưng cuộc gặp gỡ với một nông dân lớn tuổi ở Trung Java tên là Mbah Suko đã làm cuộc sống của cô đã rẻ sang một bước ngoặt mới.
Cô bắt gặp hàng chục giống lúa với kết cấu khác nhau mà nhiều người Indonesia lớn tuổi đã lãng quên chúng chứ đừng nói đến việc bảo tồn. Những loại lúa dẻo mềm và thơm ngon khi được nấu đúng cách.
Hai năm sau khi gặp người những nông dân, bà Hilman rời bỏ thế giới luật sư của mình và thành lập Javara Indonesia, một công ty chuyên bán các nguyên liệu và thực phẩm di sản quý hiếm của Indonesia cho thị trường trong nước và quốc tế.
Tiến hành phục sinh đặc sản
Các nhà khoa học cho biết rằng hàng nghìn giống lúa bản địa đã biến mất hoàn toàn trong khi hàng trăm giống khác đang trên bờ vực tuyệt chủng ở Indonesia. Trong số các loại gạo hiếm hiện nay có loại gạo Cempo ireng có màu hơi đen và loại gạo Merah putih có tuổi đời hàng thế kỷ với hạt nửa trắng nửa đỏ đặc biệt.
Một số bị mất do thiên tai và có những thứ bị nông dân bỏ rơi vì đơn giản là chúng không ngon. Nhưng nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự biến mất của chúng là cái gọi là "cuộc cách mạng xanh", một phong trào toàn cầu gây tranh cãi lan sang Indonesia vào những năm 1970 và 1980.
Trong thời kỳ này, nông dân trong nước được yêu cầu trồng các giống lúa có năng suất cao nhưng phụ thuộc vào phân bón và thuốc trừ sâu, được phát triển thông qua việc sử dụng công nghệ hiện đại.
Giáo sư công nghệ sinh học của Viện Nông nghiệp Bogor Indonesia, Dwi Andreas Santosa uộc cách mạng xanh có tác động trực tiếp tới sự biến mất của hàng nghìn giống lúa ở Indonesia.
Và vì vậy, các giống lúa địa phương bắt đầu biến mất khỏi các đồn điền, cửa hàng và chợ trên khắp quần đảo rộng lớn và theo thời gian trong ý thức cộng đồng.
Giáo sư Santosa cho biết, những loại gạo địa phương bị lãng quên này bao gồm các giống có khả năng chống chọi tốt với thời tiết và môi trường khắc nghiệt, cũng như có thể giữ vai trò then chốt nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và ngăn chặn khủng hoảng lương thực toàn cầu.
Ngày càng nhiều người Indonesia có ý thức hơn về những gì họ ăn cũng như cách thức trồng và sản xuất thực phẩm. Theo một nghiên cứu năm 2022 của công ty Alvara Research, 41,4% người tiêu dùng được khảo sát cho biết họ ý thức hơn về những gì mình ăn so với trước đại dịch.
Theo Cục Thống kê Trung ương Indonesia, người Indonesia đã tiêu thụ 35 triệu tấn gạo vào năm ngoái, trong đó 429.000 tấn được nhập khẩu.
Loại gạo được tiêu thụ rộng rãi nhất ở Indonesia là IR 64, chiếm 30% thị phần, được biết đến nhiều hơn với thương hiệu Setra Ramos. Giống năng suất cao được Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế phát triển vào năm 1986.
Lai tạo đa dạng
Trong hàng ngàn năm, con người đã lai tạo giống cây trồng và vật nuôi để có được những phẩm chất mong muốn từ cây trồng và vật nuôi của họ. Sự lai tạo cũng xảy ra một cách tự nhiên khi một giống thụ phấn với giống khác.
Giáo sư Santosa cho biết trước đây nông dân thường trồng nhiều loại lúa trên cùng một cánh đồng. Thậm chí, có lúc có đến khoảng 40 giống lúa khác nhau trên cùng một cánh đồng. Việc thực hành trồng các giống khác nhau giúp ngăn chặn dịch bệnh và sâu bệnh lây lan từ phần này sang phần khác của ruộng lúa.
Điều quan trọng hơn đối với các nhà khoa học như Giáo sư Santosa, phương pháp này giúp duy trì sự đa dạng di truyền của thực vật, nhưng cuộc cách mạng xanh đã chấm dứt phương pháp này. Mọi người được lệnh trồng lúa do chính phủ cung cấp.
Indonesia vào thời điểm đó được cai trị bởi tổng thống "bàn tay sắt" Suharto. Những người nông dân khăng khăng trồng các giống địa phương bị coi là cản trở chương trình tự cung tự cấp lương thực của đất nước.
"Nông dân không có lựa chọn nào khác ngoài việc từ bỏ giống cũ của họ. Khi không gieo hạt giống của một giống nào đó trong hơn hai hoặc ba năm, chúng sẽ không phát triển trở lại và tuyệt chủng", ông nói.
Ngày nay, những giống địa phương này chỉ tồn tại ở một số ít cộng đồng nông thôn và những cá nhân thách thức từng trồng chúng một cách bí mật. Ở vùng Borneo của Indonesia, giáo sư đã phát hiện ra một giống lúa mọc ở đầm lầy trong khi ở mũi phía bắc của Sumatra có những cây lúa chịu được nước mặn và phát triển ở các vùng ven biển.
Giáo sư Santosa cho biết: "Các giống địa phương đã trải qua hàng trăm năm chọn lọc tự nhiên để tồn tại trong các điều kiện và môi trường khác nhau. Những giống này có thể có cấu trúc di truyền phù hợp để chống lại tác động của biến đổi khí hậu".
Đây là lý do tại sao Giáo sư Santosa hiện đang lưu giữ một bộ sưu tập gồm 600 giống lúa tại Trung tâm Đa dạng sinh học và Công nghệ sinh học Indonesia (ICBB), nơi ông thành lập và điều hành việc nghiên cứu và thử nghiệm.
Năm 2019, ICBB đã giới thiệu giống lúa của riêng mình, IF-16, mà Giáo sư Santosa cho biết được phát triển từ việc lai tạo một số giống lúa di sản.
Một cuộc thử nghiệm với sự tham gia của một số ít nông dân vẫn đang được tiến hành, nhưng kết quả cho thấy cây có khả năng chống chịu sâu bệnh với năng suất cao hơn so với các giống khác trên thị trường.
Ông nói: "Mục tiêu của chúng tôi là sản xuất loại gạo có khả năng phục hồi tốt như những giống lúa cũ nhưng có chất lượng năng suất cao như lúa hiện đại".
Mỗi loại là một trải nghiệm khác biệt
Trong hơn một thập kỷ, bà Hilman đã thuyết phục nông dân trồng lại số lúa bị lãng quên này. Đồng thời, bà cũng bận rộn tham dự các triển lãm thương mại, phát biểu tại các hội thảo và tổ chức các lớp học nấu ăn để thu hút sự quan tâm đối với các giống lúa địa phương này.
"Có cầu thì sản xuất mới bền vững. Nếu không có thị trường thì sẽ không có động lực để người dân trồng chúng", bà nói.
Nhưng bất chấp những nỗ lực hết mình, việc này chỉ giới hạn ở một số ít người dân địa phương lớn tuổi khao khát hương vị cơm từ thời thơ ấu và những người nước ngoài tò mò muốn thử các nguyên liệu chính thống của Indonesia.
Tuy vậy, thị trường châu Âu lại có phản ứng tốt với những giống lúa bị lãng quên này.
Bà Hilman cho biết: "Ở châu Âu có nhu cầu lớn về thực phẩm hữu cơ được trồng hữu cơ bởi những người nông dân có tác động lớn đến xã hội và sinh thái. Nhưng ở quê nhà, sự tôn trọng đối với di sản của chúng tôi vẫn chưa có".
Đầu bếp nổi tiếng Bara Pattiradjawane cho biết ông đã trở thành một "người sành gạo" kể từ khi bà Hilman giới thiệu cho ông những giống gạo quý hiếm khác nhau của địa phương cách đây vài năm. Kể từ đó, ông đã kết hợp một ít loại gạo di sản vào món ăn của mình.
"Đối với nhiều người, gạo là gạo. Nhưng khi bạn thực sự nếm thử nó, hãy tập trung vào kết cấu, hương vị và mùi thơm, chúng khác nhau rất nhiều.", ông Pattirajawane nói.
Một số có kết cấu cứng và các hạt của chúng không dính vào nhau, rất phù hợp với súp. Những loại khác thì mềm và dính, thích hợp với bánh gạo lontong và ketupat. Thậm chí có những loại có hương vị thơm ngon riêng, chẳng hạn như món menthik wangi được đầu bếp yêu thích.
"Kết cấu, hương vị và mùi thơm đã hoàn hảo rồi. Bạn không cần phải làm gì nhiều. Chế biến quá mức sẽ chỉ làm hỏng hương vị hoàn hảo. Menthik wangi, tôi có thể thưởng thức chỉ với một món ăn đơn giản, không quá đậm về hương vị," anh nói.
Ông Pattirajawane cho biết ông đang cố gắng phổ biến kiến thức cho người khác về những giống địa phương này.
"Nếu một người bạn đến nhà tôi, tôi sẽ phục vụ họ món menthik wangi của mình và với hy vọng rằng họ cũng sẽ quan tâm đến nó. Tôi đang hy vọng vào hiệu ứng domino này sẽ lan truyền rộng rãi được cho mọi người về di sản ẩm thực cũng như nguyên liệu đa dạng của đất nước chúng tôi.
Tích cực thay đổi
Những nỗ lực giáo dục người dân Indonesia về các giống lúa bị lãng quên này đang bắt đầu có kết quả. Bà Hilman cho biết cho đến năm 2018, 80% doanh số bán hàng của bà đến từ thị trường quốc tế nhưng ngày nay con số đó đã giảm xuống còn 35% trong khi phần còn lại được bán tại địa phương.
"Trong 5 năm qua, ngày càng nhiều người Indonesia nhận thức rõ hơn về những gì họ ăn. Họ muốn biết họ đang ăn gì, nó đến từ đâu và được trồng như thế nào", bà nói thêm. Đại dịch COVID-19 cũng tác động đến xu hướng này, truyền cảm hứng cho mọi người đưa ra những lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn.
Bà nói: "Chúng tôi không chỉ bảo tồn các giống lúa địa phương mà còn cả kỹ thuật và kiến thức canh tác truyền thống", đồng thời cho biết thêm rằng trong nhiều thế kỷ, những giống lúa này phát triển mạnh mà không cần phân bón và thuốc trừ sâu.
Wahyuning Anggrias, 30 tuổi, nói rằng cô tình cờ gặp Javara khi đang tìm kiếm loại gạo ít đường cho người mẹ mắc bệnh tiểu đường của mình, và hiện tại cả gia đình cô đã chuyển sang sử dụng loại gạo đặc sản này để đảm bảo sức khỏe dài lâu.
Hàng năm, Javara bán khoảng 80 tấn gạo từ 48 loại khác nhau. Con số này chỉ là một giọt nước trong đại dương so với 35 triệu tấn gạo được sản xuất trên toàn quốc ở Indonesia, nhưng thị trường đủ lớn để nông dân tiếp tục bảo tồn những loại gạo đặc sản này.
"Cả thế giới đang bận rộn với thực phẩm biến đổi gen mà các nhà khoa học cho rằng có thể chịu được biến đổi khí hậu, điều kiện thời tiết khắc nghiệt và thứ này thứ kia. Mọi người khẳng định những thực phẩm này có nhiều giá trị dinh dưỡng hơn nhưng thực tế là được bổ sung một cách nhân tạo. Chúng tôi không cần tất cả những thứ đó," bà nói.
"Bất kể thách thức nào về chế độ ăn uống vì sức khỏe toàn cầu, bất kể khủng hoảng khí hậu mà chúng ta đang phải đối mặt, câu trả lời nằm ở thực phẩm đa dạng của chúng ta. Chúng ta chỉ cần bảo tồn chúng".
(Nguồn: CNA)
Tin liên quan
Advertisement
Advertisement