Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Hậu phong tỏa, Thượng Hải đối mặt với một cuộc khủng hoảng 'sức khỏe tâm thần' nghiêm trọng

Sức khỏe

05/06/2022 17:16

Các nhân viên y tế cho biết, cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần ở Thượng Hải sẽ kéo dài bất chấp lệnh việc chính quyền của thành phố 25 triệu dân này đã dỡ phong tỏa từ ngày 1/6 vừa qua.
news

Chen Kebin cho biết, chị gái 74 tuổi của ông, sống một mình ở Thượng Hải, đã "căng thẳng và hụt hơi" khi anh nói chuyện điện thoại với mình vào đầu tháng Tư.

Năm ngày sau, ông nhận được một cuộc điện thoại từ cháu gái và người này bảo rằng chị ông đã tự kết liễu đời mình.

Giống như hàng triệu cư dân Thượng Hải, bà Yanan – chị gái ông - đã phải sống trong cảnh bị buộc ở trong căn hộ nhỏ của mình trong vài tuần, sau khi các biện pháp hạn chế được đưa ra vào cuối tháng 3 để ngăn chặn sự bùng phát COVID-19.

Hậu phong tỏa, Thượng Hải đối mặt với một cuộc khủng hoảng 'sức khỏe tâm thần' nghiêm trọng - Ảnh 1.

Việc phong tỏa đã khiến Thượng Hải đối mặt với một của khủng hoảng tinh thần nghiêm trọng.

Ông Chen tin rằng, việc bị nhốt trong căn hộ đã khiến bà Yanan sợ hãi và cảm thấy ngột ngạt, một chứng bệnh mà bà đã từng bị trong quá khứ.

Ngoài ra, theo ông Chen, những căng thẳng còn liên quan đến việc phong tỏa bao gồm tình trạng thiếu lương thực cũng đã góp phần khiến sức khỏe tâm thần của chị ông Chen giảm sút nghiêm trọng.

Ông Chen nói: "Tôi biết bà ấy cô đơn. Bà ấy đã già và phải vật lộn rất nhiều việc, trong đó có việc sử dụng điện thoại để mua hàng".

Ông Chen muốn công khai những chuyện xung quanh cái chết của chị gái mình để nâng cao nhận thức về tác động của việc Thượng Hải bị đóng cửa đối với sức khỏe tâm thần của người dân và khuyến khích mọi người tìm kiếm sự giúp đỡ.

Tình trạng phong tỏa kéo dài hai tháng của Thượng Hải đã kết thúc vào ngày 1 tháng Sáu, là một trong những vụ phong tỏa nghiêm ngặt nhất trên thế giới.

Để tồn tại trong thời gian này, một số người phải vật lộn để tiếp cận thực phẩm và nguồn cung cấp y tế, trong khi những người khác lo sợ con cái bị nhiễm bệnh sẽ bị đưa vào các cơ sở cách ly một mình.

Các biện pháp cácch ly nghiêm ngặt được thực hiện ở thành phố 25 triệu dân này là một phần trong chiến lược "COVID-zero" của Trung Quốc.

Trong khi nhiều người xuống đường ăn mừng việc dỡ phong tỏa thì các chuyên gia y tế cảnh báo rằng, cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần ở Thượng Hải có thể sẽ còn kéo dài.

Nhu cầu hỗ trợ sức khỏe tâm thần tăng lên

Jin Lihua, một nhân viên xã hội, người tham gia thúc đẩy giáo dục sức khỏe tâm thần ở Thượng Hải, tin rằng cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần sẽ không sớm kết thúc.

 "Mọi người phải xếp hàng hàng giờ để làm xét nghiệm PCR bắt buộc. Nếu không có kết quả kiểm tra… bạn sẽ không thể đi đâu cả. Vẫn có nhiều nguyên nhân như thế này gây ra sự lo lắng của mọi người", Jin Lihua nói.

Nhu cầu đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần tăng lên trong thời gian Thượng Hải đóng cửa, và một số nhân viên y tế mô tả đó là một "cuộc khủng hoảng".

Vào tháng 4, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin số lượng cuộc gọi đến đường dây trợ giúp sức khỏe tâm thần chính thức của thành phố đã tăng gấp ba lần.

Một cuộc khảo sát gần đây với 1.021 cư dân Thượng Hải của trang blog khoa học mang tên "Trung Quốc Data-Humanism" cho thấy hơn 40% số người được hỏi từng bị trầm cảm trong thời gian thành phố bị phong tỏa.

Hậu phong tỏa, Thượng Hải đối mặt với một cuộc khủng hoảng 'sức khỏe tâm thần' nghiêm trọng - Ảnh 2.

Một số người dân Thượng Hải ra đường ăn mừng khi hết phong tỏa.

Nghiên cứu lưu ý rằng, trên công cụ tìm kiếm Baidu của Trung Quốc, tương tự như Google, từ khóa 'tư vấn' đã tăng 253%.

Xiaoka, người sáng lập một nhóm hỗ trợ sức khỏe tâm thần có trụ sở tại Thượng Hải, cho biết mọi người cảm thấy mất mát và không chắc chắn về tương lai trong thời gian bị phong tỏa.

"Thật vậy, nhiều người có thể rời khỏi nhà bây giờ. Một số cảm thấy tốt hơn, một số có thể không rời đi", cô nói.

"Đối với những người mất người thân, họ vẫn còn đau đớn. Và những người không được tiếp cận với thuốc hoặc không thể gặp bác sĩ, họ có thể trải qua nỗi sợ hãi kéo dài", cô nói thêm.

Nhưng Xiaoka, người không muốn cho biết tên thật, chỉ ra rằng việc phong tỏa ở Vũ Hán cũng gây ra một cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần và những người không thể tiếp cận với thuốc thực sự phải vật lộn.

Một nghiên cứu cho thấy số ca tử vong do tự tử ở Vũ Hán, nơi virus được phát hiện lần đầu tiên, đã tăng 66% trong thời gian thành phố đóng cửa vào đầu năm 2020, so với cùng kỳ năm 2019.

Nhưng không có dữ liệu nào cho thấy sự gia tăng số ca tử vong do tự tử trong thời gian Thượng Hải bị đóng cửa bất chấp nhu cầu hỗ trợ sức khỏe tâm thần tăng cao.

Các chuyên gia cảnh báo rằng có nhiều yếu tố phức tạp khiến một người tự kết liễu đời mình.

Dữ liệu ở các quốc gia khác, như Úc, cho thấy số ca tử vong do tự tử không tăng trong thời gian phong tỏa.

Trợ giúp trị liệu từ nước ngoài

Angelo Wong, sống ở Melbourne (Úc), đã giúp tuyển dụng và đào tạo các tình nguyện viên cho đường dây trợ giúp phòng chống tự tử do tư nhân điều hành cho người dân ở Trung Quốc.

Gần đây, anh cũng đã thành lập nhóm chăm sóc sức khỏe tâm thần tại địa phương dành cho cộng đồng người Hoa và đang xây dựng một đường dây trợ giúp bằng tiếng Trung cho người di cư.

Hậu phong tỏa, Thượng Hải đối mặt với một cuộc khủng hoảng 'sức khỏe tâm thần' nghiêm trọng - Ảnh 3.

Nhu cầu trợ giúp diễn ra rất nhiều, bất chấp giờ giấc.

Wong cho biết, đường dây trợ giúp cho người dân ở Trung Quốc bận rộn 24 giờ một ngày và bảy ngày một tuần.

Hoạt động này được thực hiện bởi 200 tình nguyện viên, ở Trung Quốc và nước ngoài, trả lời các cuộc gọi từ khắp đất nước.

Wong cho biết các tình nguyện viên ở nước ngoài luôn sẵn sàng giúp đỡ mặc dù có chênh lệch múi giờ với Trung Quốc.

"Giờ cao điểm thường là ba hoặc bốn giờ sáng. Đó là lúc mọi người cảm thấy dễ bị tổn thương nhất", Wong nói.

Anh cho biết, nhiều người dân Thượng Hải đã gọi đến đường dây trợ giúp vì họ đang căng thẳng và lo lắng.

"Đường dây trợ giúp của chúng tôi đã hoàn toàn bị quá tải. Những gì Thượng Hải gặp phải là một cuộc khủng hoảng lớn", anh nói.

Đối với những người tiếp tục cảm thấy tức giận và căng thẳng ở Thượng Hải, Isabella Choi, nhà tâm lý học lâm sàng và nhà nghiên cứu sức khỏe tâm thần tại Đại học Sydney, cho biết điều quan trọng là họ phải thừa nhận những cảm xúc đó.

Tiến sĩ Choi cho biết, mọi người cũng có thể xây dựng một thói quen hàng ngày để kiểm soát lại cuộc sống của mình.

"Hoặc [họ có thể tìm] các cách thay thế để duy trì hoạt động, giữ kết nối với bạn bè và gia đình, xây dựng các hoạt động thú vị [trong ngày]".

Xiaoka cho biết điều quan trọng đối với người dân Thượng Hải là có thể tự do bày tỏ cảm xúc trực tuyến về việc phong tỏa và không bị kiểm duyệt.

"Bạn cần cho phép mọi người bày tỏ sự tức giận của mình. Nếu không, mọi người sẽ bị nghẹt thở", cô nói.

NGUYỄN MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ