Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Giám đốc IMF cảnh báo kinh tế toàn cầu sẽ khó khăn hơn trong năm 2023

Kinh tế thế giới

02/01/2023 11:56

Đối với phần lớn nền kinh tế toàn cầu, năm 2023 sẽ là một năm khó khăn khi mà các quốc gia, khu vực được xem là động lực chính của tăng trưởng toàn cầu là Hoa Kỳ, châu Âu và Trung Quốc - đều vừa trải qua một năm suy yếu, người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết hôm Chủ nhật (1/1).

Các nền kinh tế lớn gặp khó khăn

Trao đổi trong chương trình CBS "Face the Nation" vào hôm Chủ nhật, Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva cho rằng, năm mới sẽ "khó khăn hơn so với năm mà chúng ta vừa bỏ lại phía sau".

"Tại sao? Bởi vì ba nền kinh tế lớn - Mỹ, EU và Trung Quốc - đều đang giảm tốc cùng lúc", bà nói.

Vào tháng 10, IMF đã cắt giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào năm 2023, do tình hình kinh tế thới giới liên tục bị ảnh hưởng, từ cuộc chiến ở Ukraina cho đến áp lực lạm phát và lãi suất cao do các ngân hàng trung ương trên thế giới cũng như Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ thiết kế nhằm mục đích giảm bớt những áp lực giá cả.

Giám đốc IMF cảnh báo kinh tế toàn cầu đối mặt với khó khăn hơn trong năm 2023   - Ảnh 1.

Năm 2023 là năm khó khăn cho các nền kinh tế trên thế giới.

Bên cạnh đó, việc Trung Quốc từ bỏ chính sách "không COVID" và bắt đầu mở cửa lại nền kinh tế trong bối cảnh người tiêu dùng ở đại lục vẫn cảnh giác khi các ca nhiễm coronavirus gia tăng cũng đã ảnh hưởng đến sự phục hồi của kinh tế thế giới.

Trong những phát biểu công khai đầu tiên kể từ khi thay đổi chính sách, Chủ tịch Tập Cận Bình hôm thứ Bảy (31/12) đã kêu gọi trong bài phát biểu Năm mới rằng, hãy nỗ lực và đoàn kết hơn nữa khi Trung Quốc bước vào một "giai đoạn mới".

"Lần đầu tiên sau 40 năm, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc vào năm 2022 có thể bằng hoặc thấp hơn tốc độ tăng trưởng toàn cầu", bà Georgieva nói.

Hơn nữa, đợt bùng phát về các ca nhiễm COVID dự kiến trong những tháng tới có thể sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến nền kinh tế của nước này trong năm nay và kéo theo sự tăng trưởng của cả khu vực và toàn cầu giảm, bà Georgieva, người đã đến Trung Quốc trong chuyến công tác của IMF vào cuối tháng trước, cho biết.

"Tôi đã ở Trung Quốc vào tuần trước, trong một bong bóng ở một thành phố không có COVID", bà nói. "Nhưng điều đó sẽ không kéo dài một khi mọi người bắt đầu đi du lịch".

"Trong vài tháng tới, Trung Quốc sẽ gặp khó khăn và tác động tiêu cực đến tăng trưởng của chính nước này, đến khu vực và toàn cầu", bà nói.

Trong dự báo vào tháng 10, IMF đã chốt mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc vào năm 2022 ở mức 3,2% - ngang bằng với dự báo toàn cầu mà IMF đưa ra. Vào thời điểm đó, IMF dự báo tăng trưởng hàng năm của Trung Quốc tăng tốc vào năm 2023 lên 4,4% trong khi mức tăng trưởng toàn cầu thấp hơn.

Tuy nhiên, dự báo triển vọng tăng trưởng chính thức của cả Trung Quốc và toàn cầu có thể được đưa ra vào cuối tháng này, thời điểm mà IMF thường công bố các dự báo cập nhật trong Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ.

Nền kinh tế Mỹ là bền vững nhất

Trong khi đó, bào Georgieva cho biết, nền kinh tế Mỹ đang tách biệt và có thể tránh được sự co lại hoàn toàn so với 1/3 nền kinh tế còn lại thế giới.

Bà nói: "Mỹ là nước kiên cường nhất và nước này có thể tránh được suy thoái. Chúng tôi thấy thị trường lao động vẫn khá mạnh".

Giám đốc IMF cảnh báo kinh tế toàn cầu đối mặt với khó khăn hơn trong năm 2023   - Ảnh 2.

Giám đốc IMF cho rằng nền kinh tế Mỹ là bền vững nhất.

Nhưng bản thân thực tế đó cũng tiềm ẩn rủi ro vì nó có thể cản trở tiến trình mà Fed cần đạt được trong việc đưa lạm phát của Mỹ trở lại mức mục tiêu từ mức cao nhất trong bốn thập kỷ đạt được vào năm ngoái.

Lạm phát có dấu hiệu đã vượt qua đỉnh điểm khi năm 2022 kết thúc, nhưng theo thước đo ưu tiên của Fed, nó vẫn cao gần gấp ba lần mục tiêu 2%.

Bà Georgieva cho biết: "Đây là ... một điều may mắn vì nếu thị trường lao động rất mạnh, Fed có thể phải giữ lãi suất chặt chẽ hơn trong thời gian dài hơn để giảm lạm phát".

Năm ngoái, trong đợt thắt chặt chính sách mạnh mẽ nhất kể từ đầu những năm 1980, Fed đã nâng lãi suất chính sách chuẩn từ gần bằng 0 vào tháng 3 lên mức hiện tại là 4,25% đến 4,50% và các quan chức Fed vào tháng trước đã dự đoán rằng nó sẽ vượt mốc 5% vào năm 2023, một mức chưa từng thấy kể từ năm 2007.

Thật vậy, thị trường việc làm của Hoa Kỳ sẽ là trọng tâm của các quan chức Fed, những người muốn thấy nhu cầu lao động giảm xuống để giúp giảm bớt áp lực giá cả. Tuần đầu tiên của năm mới mang đến một loạt dữ liệu quan trọng về mặt việc làm, bao gồm báo cáo bảng lương phi nông nghiệp hàng tháng vào thứ Sáu, dự kiến cho thấy nền kinh tế Hoa Kỳ đã tạo thêm 200.000 việc làm trong tháng 12 và tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức 3,7% - gần mức trung bình và thấp nhất kể từ những năm 1960.

(Reuters)

N.MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement