25/10/2023 08:29
Đông Nam Á đe dọa Trung Quốc trong thị trường làm đẹp đầy hứa hẹn
Khi sự cạnh tranh ở Trung Quốc ngày càng gia tăng, các nước Đông Nam Á và Ấn Độ sẵn sàng trở thành thị trường phát triển nhanh nhất của lĩnh vực làm đẹp sang trọng và xa xỉ. Nhưng việc mở rộng không phải là điều dễ dàng.
Theo một báo cáo do công ty tư vấn toàn cầu Kearney và nền tảng thương mại điện tử Luxasia công bố hồi đầu tháng này, hai khu vực này sẽ cùng nhau tăng quy mô từ 4,5 tỷ USD vào năm 2021 lên 12,7 tỷ USD vào năm 2031 với tốc độ CAGR là 11% so với ước tính toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng của ngành làm đẹp cao cấp từ 4% đến 6%.
Siddharth Pathak - Giám đốc ngành công nghiệp tiêu dùng và bán lẻ khu vực Châu Á Thái Bình Dương tại Kearney cho biết Đông Nam Á và Ấn Độ nên nằm trong chương trình nghị sự của mọi CEO lĩnh vực làm đẹp cao cấp trên toàn cầu.
"Để thành công trong bối cảnh cạnh tranh, các thương hiệu cần có một chiến lược gắn kết để vượt qua những ồn ào và khai thác sức mạnh của số hóa, phân tích dữ liệu, hỗ trợ hệ sinh thái để cải thiện dịch vụ và khả năng phục hồi tổng thể của họ", Pathak nói.
Trong khi Trung Quốc vẫn là một thị trường khổng lồ cho sản phẩm làm đẹp sang trọng, những doanh nghiệp mới có thể gặp khó khăn để tìm được chỗ đứng ở đó.
Trước sự cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu quốc tế như Chanel và Dior, những thương hiệu đã sớm có tiếng tăm trên thị trường với những khách hàng trung thành, các thương hiệu nội địa Trung như Florasis và Chando đã củng cố mạng lưới phân phối và R&D nội bộ của họ để giành thị phần cho riêng mình.
Báo cáo cho biết, trái ngược với Trung Quốc và các thị trường Bắc Á khác như Nhật Bản, Đông Nam Á và Ấn Độ tương đối chưa bão hòa, với sự hiện diện hạn chế của các thương hiệu làm đẹp cao cấp và các thương hiệu trong nước đầy tiềm năng và hấp dẫn nhà đầu tư.
Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Philippines là những thị trường tăng trưởng mỹ phẩm cao cấp hứa hẹn nhất. Trên thực tế, một báo cáo riêng của BMI dự đoán rằng 1/4 hộ gia đình Ấn Độ sẽ đạt thu nhập khả dụng hàng năm là 10.000 USD vào năm 2027.
Nhưng việc mở rộng sang Đông Nam Á và Ấn Độ không hề đơn giản. Có sự đa dạng đáng kể về nhân khẩu học về sở thích sản phẩm và thói quen tiêu dùng. Ví dụ, người tiêu dùng ở Philippines ưa chuộng các thương hiệu Mỹ như Calvin Klein và Ralph Lauren và có xu hướng mua các sản phẩm có kích cỡ nhỏ.
Người tiêu dùngViệt Nam không giống như phần còn lại của khu vực, sẽ chuộng sử dụng nước hoa eau de parfum hơn eau de toilette và phần lớn mua hàng dựa trên các đánh giá của KOL những người nổi tiếng khác.
Nhưng thị trường nào cũng có những thách thức của nó. Như Wolfgang Baier, Giám đốc điều hành Tập đoàn Luxasia đã nói: "Không thể bỏ qua cơ hội vàng để nắm bắt tốc độ tăng trưởng nhanh chóng này".
Baier cho biết: "Các thương hiệu trên thị trường hiện tại phải trẻ hóa sự hiện diện đa kênh của mình, tăng thêm tính linh hoạt trong hoạt động để điều hướng sự phát triển của thị trường tốt hơn".
Báo cáo cũng lưu ý rằng Đông Nam Á có truyền thống là một nền kinh tế thị trường trực tuyến đang bùng nổ, có nghĩa là các thị trường thương mại điện tử và thương mại xã hội là rất cần thiết, mặc dù có vẻ như trái ngược với hành vi tiêu dùng của ngành hàng xa xỉ.
Với lợi thế dành cho những người đi đầu, những người mới tham gia phải hành động nhanh chóng để giành được cơ hội vàng hoặc có nguy cơ bị loại khỏi cuộc chơi.
(Nguồn: Jing's Take)
Tin liên quan
Advertisement
Advertisement