Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Đây là cách trị tóc bị gàu, nấm và dễ gãy rụng

Làm đẹp

19/05/2023 15:18

Ngoài tế bào chết, da đầu còn chịu ảnh hưởng từ bụi bẩn, dầu và những thành phần còn sót lại từ gôm, gel, sản phẩm ủ tóc... Nếu không được tẩy tế bào chết đúng lúc, chúng sẽ tích tụ dần và gây tắc lỗ chân lông khiến tóc bị gàu, nấm, ngứa, dễ gãy rụng...

Tẩy tế bào chết cho da đầu là gì?

Mặc dù cơ thể thay thế các tế bào da chết bằng các tế bào da mới một cách tự nhiên, nhưng đôi khi quá trình này cũng cần một chút trợ giúp dưới hình thức tẩy da chết. Điều này đúng ngay cả với da đầu.

Tẩy tế bào chết da đầu là một bước quan trọng trong việc chăm sóc da đầu, bao gồm việc sử dụng các chất tẩy da chết vật lý hoặc hóa học để loại bỏ các tế bào da thừa, dầu và gàu. Nhiều chuyên gia về tóc cho rằng tẩy tế bào chết da đầu thường xuyên là chìa khóa giúp tóc bóng mượt, khỏe mạnh hơn từ chân tóc đến ngọn.

Lợi ích của việc tẩy tế bào chết da đầu là gì?

Việc chăm sóc mái tóc cũng quan trọng như chăm sóc cho làn da của bạn vậy. Có được một mái tóc chắc khỏe, óng mượt và bồng bềnh là điều mong muốn của bao cô nàng. Để có được điều đó, ngoài gội đầu, xịt dưỡng tóc thường xuyên ra, thì tẩy tế bào chết da đầu cũng rất cần thiết. 

Đặc biệt là những bạn đang gặp tình trạng xuất hiện gàu trên da đầu, da đầu khô, da đầu có quá nhiều dầu thừa, khiến mái tóc bết rít khó chịu.

Lý do để bạn thực hiện nó: Làm sạch các nang tóc, kích thích tóc mọc dày hơn, giảm thiểu tình trạng bong tróc da đầu, điều tiết dầu nhờn.

Đây là cách trị tóc bị gàu, nấm và dễ gãy rụng - Ảnh 1.

Để việc tẩy tế bào chết da đầu có hiệu quả, cần thực hiện các bước sau

- Bắt đầu chia tóc thành các góc phần tư, điều này giúp bạn tập trung vào một phần da đầu tại một thời điểm và giữ cho phần còn lại của tóc không bị bết. 

- Sử dụng ngón tay sạch để thoa tẩy tế bào chết lên vùng da đầu và giữ nguyên trong vòng 10 - 15 phút. Điều này giúp loại bỏ bụi bẩn tích tụ, bong tróc các lớp gàu, lớp vảy nến trên da đầu. 

- Dùng máy massage hoặc bàn chải da đầu để loại bỏ các tạp chất trên da đầu. Bạn nên dành 3 - 5 phút để massage da đầu. Xoa bóp da đầu nhẹ nhàng để lưu thông máu và cải thiện độ dày của tóc. Xả tóc bằng dầu gội để da đầu thoáng và sạch sẽ.  

Các cách tẩy tế bào chết da đầu đúng cách

Tẩy da chết da đầu có thể là một phần massage da đầu, một công đoạn trong quá trình chăm sóc da đầu.

Mặc dù việc massage da đầu hàng ngày là an toàn nhưng bạn không nên tẩy tế bào chết trên da đầu quá một hoặc hai lần một tuần. Tẩy da chết sẽ loại bỏ dầu trên da đầu, và việc tẩy da chết quá thường xuyên có thể khiến da đầu "hoảng sợ" và tiết quá nhiều dầu.

Tẩy tế bào chết da đầu thường được thực hiện trên tóc ướt, khi vừa gội đầu xong. Sau khi chải kỹ và tách các phần tóc, bạn có thể dùng đầu ngón tay thoa hỗn hợp tẩy tế bào chết lên. Bạn cũng có thể sử dụng bàn chải hoặc găng tay được thiết kế để tẩy da chết. Nếu bạn đang sử dụng chất tẩy da chết vật lý, hãy chà xát theo chuyển động tròn một cách nhẹ nhàng.

Mùa hè tóc mau bết dính, thử ngay tẩy tế bào chết da đầu - Ảnh 2.

Các tác dụng phụ và rủi ro của việc tẩy tế bào chết da đầu

Bạn không nên tẩy tế bào chết trên da đầu nếu bạn đang gặp phải các vấn đề sau:

- Tình trạng nhiễm trùng cấp tính, chẳng hạn như nấm ngoài da.

- Vết thương da đầu.

- Chấy, rận.

Bạn chỉ nên áp dụng phương pháp tẩy da chết cho da đầu từ 1 - 2 lần/tuần là hợp lý. Điều này giúp loại bỏ dầu thừa trên da đầu và đem lại cho bạn mái tóc sạch khỏe. Lạm dụng sản phẩm quá mức sẽ khiến cho da đầu gặp tác dụng ngược, từ đó làm mất đi độ cân bằng pH trên da đầu.

Trong một số trường hợp, những người có làn da nhạy cảm có thể thấy rằng một số chất tẩy da chết hóa học hoặc vật lý quá khắc nghiệt đối với da đầu của họ. Nếu bạn cảm thấy khó chịu, sưng tấy hoặc kích ứng trong khi tẩy tế bào chết, bạn nên ngừng sử dụng. Nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu cảm giác khó chịu vẫn còn.

(Nguồn: Tổng hợp)

THANH TRÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement