11/10/2022 10:13
Giá khí đốt ở châu Âu giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 3 tháng qua
Giá khí đốt trên thị châu Âu đã xuống mức thấp nhất trong ba tháng do nhu cầu từ ngành công nghiệp và hộ gia đình giảm.
Giá khí đốt tại Cơ sở chuyển nhượng quyền sở hữu Hà Lan (TTF), trung tâm giao dịch hàng đầu của châu Âu, vào sáng thứ Hai (10/10) dao động quanh mức 150 euro mỗi megawatt giờ (MWh), có thời điểm giảm xuống mức thấp hơn, sau khi ghi nhận ở mức 156 euro vào thứ Sáu.
Lần cuối cùng giá khí đốt giảm xuống dưới ngưỡng 150 euro là vào đầu tháng 7 năm nay.
Giá khí đốt giảm diễn ra trong bối cảnh Ủy ban châu Âu thông báo các cơ sở lưu trữ khí đốt của EU, vốn cần thiết cho nhu cầu bổ sung trong mùa Đông, đã ở mức hơn 90% công suất.
Tin tức tương đối tốt này mang lại cho khối 27 thành viên này "một thời gian nghỉ ngơi" rất cần thiết trong cuộc chiến ngăn chặn cuộc khủng hoảng năng lượng.
Mức giá mới nhất thấp hơn nhiều so với mức kỷ lục 349 euro, mức cao nhất trong lịch sử được ghi nhận vào cuối tháng 8. Tuy nhiên, giá này vẫn cao hơn nhiều so với mức 38 euro mỗi MWh vào năm ngoái. Giá khí đốt đắt đỏ có tác động lan tỏa đến toàn bộ ngành năng lượng của châu Âu.
Là loại nhiên liệu đắt tiền nhưng rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu điện năng nên giá khí đốt quyết định đến giá điện. Khi giá khí tăng cao, hóa đơn tiền điện của các hộ gia đình và công ty cũng tăng theo.
EU đang tìm nhiều cách khác nhau để bảo đảm đủ nhu cầu, bao gồm giới hạn giá mục tiêu và một tiêu chuẩn thay thế.
Simone Tagliapietra, một thành viên cấp cao của tổ chức nghiên cứu Bruegel, nói với Euronews rằng: "Giá giảm là do các kho dự trữ gần như đầy và do nhiệt độ thấp. Tuy nhiên, quan trọng hơn là, các thị trường đang chứng kiến sự sụt giảm nhu cầu, cụ thể là trong lĩnh vực công nghiệp".
Tiết kiệm năng lượng đã trở thành trọng tâm trong phản ứng của EU đối với cuộc khủng hoảng năng lượng. Tiết kiệm được coi là chìa khóa để tái cân bằng sự lệch pha cung cầu của thị trường.
Trở lại vào tháng 7, các quốc gia thành viên đã nhất trí về một kế hoạch phối hợp đầu tiên nhằm giảm tiêu thụ khí đốt xuống 15% từ tháng 8 đến tháng 3 năm sau.
Kế hoạch này được thiết kế như một lá chắn trước sự thao túng của Nga đối với nguồn cung khí đốt, điều này đã gây ra tình trạng đầu cơ thị trường và đẩy giá lên mức cao kỷ lục.
(Nguồn: Euronews)
Tin liên quan
Advertisement
Advertisement