Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Chê vũ khí Nga lỗi thời, Ukraina kêu gọi các nước Đông Nam Á không nên mua

Quân sự

22/08/2022 10:14

Ukraina kêu gọi các nước Đông Nam Á xem xét lại các khoản mua sắm vũ khí quy mô lớn trước đây của họ từ Nga, cho rằng thành tích kém cỏi của Moscow trên chiến trường là lời cảnh báo về chất lượng vũ khí của Nga.

Bình luận của Ngoại trưởng Ukraina Dmytro Kuleba được đưa ra khi ông trả lời chuyên mục "Tuần này ở châu Á" của tờ "Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng" ngày 17/8. Các nhà phân tích quốc phòng nói rằng các nước đã đa dạng hóa xuất khẩu vũ khí của họ sau cuộc xung đột Ukraina-Nga.

Nga là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, nhưng ở Đông Nam Á, Moskva đứng đầu. Trong tuyên bố của mình, ông Kuleba nói rằng các chính phủ khu vực cần phải tránh những mặt hàng nhập khẩu này trên cơ sở đạo đức và thực tế. 

Tuyên bố của ông được đưa ra 2 ngày sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại một cuộc triển lãm vũ khí bên ngoài Moskva rằng vũ khí của Nga đã đi trước đối thủ nhiều năm. 

Ông Kuleba nói trong cuộc trả lời phỏng vấn trực tuyến: "Những người đang xem xét mua vũ khí Nga trước tiên nên học hỏi kinh nghiệm của Ukraina trong việc phá hủy những vũ khí này với số lượng lớn. Bạn không muốn chi hàng trăm triệu, thậm chí là hàng tỷ USD, cho một thứ gì đó trông rất đẹp trong một cuộc triển lãm... nhưng lại không tồn tại được trên chiến trường". 

Theo ông Kuleba, Nga đang thiếu vũ khí hiện đại, chính xác nhưng có rất nhiều "đồ cũ" từ thời Liên Xô. Ông nói thêm: "Bất chấp tất cả sự khoa trương của họ, tôi không nghĩ rằng họ sẽ sẵn sàng bán nhiều vũ khí như những năm trước".

Chê vũ khí Nga lỗi thời, Ukraina kêu gọi các nước Đông Nam Á không nên mua - Ảnh 1.

Một số xe tăng của Nga đã bị quân đội Ukraina phá hủy.

Từ năm 2000 đến năm 2021, xuất khẩu vũ khí của Nga sang Đông Nam Á đạt tổng trị giá 10,87 tỷ USD, trong khi Mỹ xuất khẩu 8,4 tỷ USD. Con số này của Trung Quốc là 2,9 tỷ USD. Các khách hàng quốc phòng quan trọng nhất của Nga ở Đông Nam Á là Việt Nam, Myanmar, Malaysia và Indonesia. 

Ông Kuleba cũng kêu gọi các nước Đông Nam Á lưu ý đến việc Moskva đang cường điệu bất kỳ thương vụ mua bán nào, đồng thời cho rằng "nếu một tên lửa được bán, Nga sẽ tuyên truyền con số này là 100".

Ông Kuleba cũng cho rằng các quốc gia Đông Nam Á không nên mua vũ khí của Nga xuất phát từ vấn đề đạo lý, vì các loại vũ khí này được sử dụng để giết người, tra tấn, hãm hiếp, tiêu diệt và chinh phục ở "một khu vực khác của thế giới", ám chỉ những cáo buộc về hành động tàn bạo của Nga ở Ukraina.

Zachary Abuza, Giáo sư nghiên cứu Đông Nam Á tại Trường Cao đẳng Chiến tranh Quốc gia có trụ sở tại Washington - cho rằng chưa chắc Nga sẽ bán nhiều vũ khí cho khu vực. 

Ông Abuza nói: "Thật khó để tưởng tượng rằng Nga - quốc gia đã phải chịu những tổn thất nghiêm trọng và đang rất cần tái trang bị lực lượng của chính họ trong bối cảnh các lệnh trừng phạt quốc tế hạn chế quyền tiếp cận của họ với các thiết bị chính xác, chất bán dẫn và các nguyên liệu đầu vào quan trọng khác - sẽ ưu tiên bán vũ khí cho các quốc gia khách hàng hạng 2 và hạng 3".

Ian Storey, chuyên viên cao cấp tại Viện ISEAS-Yusof Ishak có trụ sở tại Singapore, cho rằng cuộc xung đột cũng sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp các hệ thống vũ khí và phụ tùng cho các quốc gia đã mua các mặt hàng do Nga sản xuất vì: Thứ nhất, các biện pháp kiểm soát xuất khẩu do nhiều nước Phương Tây và một số nước châu Á đưa ra, sẽ gây khó khăn hơn cho các công ty quốc phòng Nga trong việc nhập khẩu các thành phần công nghệ cao mà Nga không tự sản xuất. 

Thứ hai, các lực lượng vũ trang Nga sẽ cần các thiết bị quân sự đang được sản xuất trong nước để bù đắp cho những tổn thất trên chiến trường. Thứ ba, do các lệnh trừng phạt tài chính, việc cung cấp tài chính cho các hoạt động mua bán quân sự với Nga đã trở nên khó khăn hơn. 

Ông Storey đánh giá rằng ở Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì 80% thiết bị quân sự của nước này là do Nga sản xuất. Quan trọng nhất, các vấn đề của ngành công nghiệp quốc phòng Nga có thể dẫn đến tình trạng thiếu phụ tùng thay thế cho máy bay chiến đấu của Việt Nam, những phụ tùng này cần được thay thế thường xuyên.

Trong phát biểu của mình, ông Kuleba cũng cảnh báo rằng Nga đang cố gắng giành được "chỗ đứng trong môi trường an ninh của khu vực" bằng cách làm sâu sắc hơn quan hệ với Myanmar và điều này mang lại "rủi ro an ninh" cho khu vực.

Theo hãng tin Nga Tass, đầu tháng này, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã đến thăm Myanmar và gặp gỡ các nhà lãnh đạo quân sự để thảo luận về các vấn đề an ninh và kinh tế. Tháng trước, nhà lãnh đạo Myanmar Min Aung Hlaing đã đến thăm Nga và gặp gỡ các quan chức quốc phòng cấp cao, và 2 bên đã cam kết làm sâu sắc hơn quan hệ quân sự và hợp tác về năng lượng hạt nhân. 

Nga là nhà cung cấp vũ khí chính cho Myanmar, quốc gia bị trừng phạt nặng nề sau cuộc đảo chính quân sự hồi tháng 2/2021. Ông Kuleba nói: "Tôi khá chắc chắn rằng Nga đang tiếp cận với Myanmar không chỉ vì triển vọng của quan hệ song phương mà vì Nga muốn thâm nhập môi trường an ninh khu vực và sử dụng Myanmar như một đòn bẩy... cả trong quan hệ của họ với Ấn Độ và các nước láng giềng khác. Cuối cùng, sự hiện diện của Nga bên cạnh bạn sẽ tạo ra vấn đề cho bạn và nguy cơ cho an ninh quốc gia của bạn".

Chê vũ khí Nga lỗi thời, Ukraina kêu gọi các nước Đông Nam Á không nên mua - Ảnh 3.

Xuất khẩu ngũ cốc của Ukraina trong niên vụ 2022-2023 hiện đạt 30,4 triệu tấn, so với mức 22,6 triệu tấn của tháng 7. Sau chiến tranh, 5 đến 6 triệu tấn có thể rời các cảng Ukraina hàng tháng.

Hành lang ngũ cốc

Nhà ngoại giao hàng đầu của Ukraina cũng đề cập đến thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc do Liên hợp quốc làm trung gian cho phép nước này tiếp tục xuất khẩu từ các cảng ở Biển Đen. Ukraina đã vận chuyển 450.000 tấn ngũ cốc kể từ khi ký kết thỏa thuận vào ngày 22/7. 

Ukraina là một trong những nhà xuất khẩu lúa mì, ngô và dầu hướng dương lớn nhất thế giới, nhưng việc Nga xâm lược và cho hải quân phong tỏa các cảng của nước này đã khiến các chuyến hàng của họ bị dừng lại, khiến giá lương thực tăng vọt và gây ra tình trạng thiếu hụt ở một số quốc gia. Một số loại ngũ cốc đang được vận chuyển qua châu Âu bằng đường sắt, đường bộ và đường sông, nhưng không đủ để vận chuyển hàng nông nghiệp với số lượng lớn. 

"Ngũ cốc của chúng tôi rất cần thiết ở nhiều nơi trên thế giới. Tôi không muốn ưu tiên bất kỳ ai nhưng người tiêu dùng chính của chúng tôi là ở châu Phi và châu Á", ông Kuleba nói và cho biết thêm rằng mục tiêu là đạt 3 triệu tấn xuất khẩu mỗi tháng. 

Ông nhấn mạnh: "Chúng tôi cam kết 100% đối với hoạt động của hành lang ngũ cốc này. Người tiêu dùng muốn nhận thực phẩm của chúng tôi đến mức nào thì chúng tôi muốn xuất khẩu thực phẩm của mình như vậy bởi vì chúng tôi muốn người nông dân của mình bắt đầu chu kỳ nông nghiệp mới, giải phóng các kho chứa, để mang lại nguồn thu cho đất nước đang trong tình trạng chiến tranh".

Theo ông Kuleba, "thành công của cam kết này phụ thuộc vào việc liệu Nga có đe dọa hành lang này hay không. Cho đến nay, hành lang này về cơ bản vẫn hoạt động".

Thăm dò ý kiến

Chiến sự Nga - Ukraina: Ai sẽ thắng?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

(Nguồn: SCMP)

TTXVN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement