Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Cấu trúc vốn là gì? Những điều cần biết về cấu trúc vốn

Kiến thức kinh tế

29/05/2022 08:32

Cấu trúc vốn là gì? Tầm quan trọng và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn.

1. Cấu trúc vốn là gì?

Cấu trúc vốn là thuật ngữ tài chính nhằm mô tả nguồn gốc và phương pháp hình thành nên nguồn vốn để doanh nghiệp có thể sử dụng mua sắm tài sản, phương tiện vật chất và hoạt động kinh doanh.

Cấu trúc vốn đề cập tới cách thức doanh nghiệp tìm kiếm nguồn tài chính thông qua các phương án kết hợp giữa bán cổ phần, quyền chọn mua cổ phần, phát hành trái phiếu và đi vay. Cấu trúc vốn tối ưu là phương án, theo đó, doanh nghiệp có chi phí vốn nhỏ nhất và có giá cổ phiếu cao nhất.

2. Cấu trúc vốn tối ưu là gì?

Cấu trúc vốn tối ưu của một công ty là tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu dẫn đến chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) thấp nhất cho công ty. Định nghĩa kỹ thuật này không phải lúc nào cũng được sử dụng trong thực tế. Tùy vào các công ty có chiến lược hoặc triết học về cấu trúc lý tưởng riêng.

Có thể hiểu cấu trúc vốn tối ưu là hỗn hợp nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần cho phép tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp. Với cấu trúc vốn có chi phí sử dụng vốn bình quân được tối thiểu hóa, tổng giá trị các chứng khoán của doanh nghiệp được tối đa hóa.

Để tối ưu hóa cấu trúc, một công ty có thể phát hành thêm nợ hoặc vốn chủ sở hữu. Vốn mới có được có thể được sử dụng để đầu tư vào tài sản mới hoặc có thể được sử dụng để mua lại nợ/vốn chủ sở hữu hiện đang tồn đọng, như một hình thức tái cấp vốn.

Các phương pháp tái cấp vốn bao gồm:

+ Phát hành nợ và mua lại vốn chủ sở hữu.

+ Phát hành nợ và trả cổ tức lớn cho các nhà đầu tư cổ phần.

+ Phát hành vốn chủ sở hữu và trả nợ.

3. Tầm quan trọng của cấu trúc vốn?

Việc xác định cấu trúc vốn là rất quan trọng với tất cả doanh nghiệp. Cấu trúc vốn lý tưởng chính là cơ sở để tạo ra sự cân bằng giữa tỷ lệ rủi ro và lợi nhuận, từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra chiến lược để tối ưu giá cổ phiếu đồng thời giảm thiểu chi phí vốn. Bên cạnh đó thì nó có tác động đến rủi ro của công ty, khả năng thanh toán các chi phí, khả năng phục hồi nếu xảy ra tình trạng suy thoái kinh tế, suy thoái ngành nghề...

Nếu chủ doanh nghiệp có thể xây dựng cấu trúc vốn bài bản, sử dụng nguồn vốn hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp phát triển nhanh chóng, tránh trường hợp thiếu hụt về nguồn vốn để phục vụ mục đích kinh doanh. 

Cấu trúc vốn là gì? Những điều cần biết về cấu trúc vốn - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Ngược lại nếu chủ doanh nghiệp không xác định được cấu trúc vốn dễ dẫn đến việc mất kiểm soát về vốn: Có thể thiếu vốn khi cần mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến nguồn vốn vay nhiều hoặc dư thừa vốn dẫn đến việc sử dụng vốn lãng phí...

4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn?

Rủi ro trong kinh doanh: Trong kinh doanh, rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Thông thường, những vấn đề cạnh tranh về sản phẩm, giá cả, mẫu mã có thể làm các doanh nghiệp bị thua lỗ. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp thường vay vốn để thực hiện chiến lược kinh doanh. Điều này góp phần làm thay đổi cấu trúc vốn. Các doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng.

Chính sách thuế của nhà nước: Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc vốn của một doanh nghiệp. Trường hợp khi doanh nghiệp sử dụng nợ thì phải có trách nhiệm thanh toán khoản chi phí sử dụng vốn vay. Tuy nhiên, những khoản chi phí này lại được tính sau thuế. Nếu chính sách về thuế của Nhà nước tốt thì doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi vì khoản phải trả sẽ thấp hơn.

Tình hình tài chính của doanh nghiệp: Đây là nhân tố tác động trực tiếp đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Bởi vì tình hình tài chính quyết định đến việc doanh nghiệp có thể đi vay hoặc không. Nếu doanh nghiệp có tài chính không tốt nhưng cần vốn để duy trì hoạt động kinh doanh thì bắt buộc phải lựa chọn phương án vay nợ. 

Quan điểm của nhà quản trị doanh nghiệp: Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Nếu nhà quản trị doanh nghiệp có phương án kinh doanh tốt có thể vay vốn để thực hiện mục tiêu tạo ra lợi nhuận. 

Sự cân bằng giữa nợ và vốn chủ sở hữu: Có rất nhiều sự đánh đổi mà chủ sở hữu và người quản lý của các doanh nghiệp phải cân nhắc khi xác định cơ cấu vốn của họ. Dưới đây là một số sự cân bằng cần được xem xét.

(Nguồn: Tổng hợp)


TRUNG HIẾU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement