20/05/2022 15:33
Bảo lãnh đối ứng là gì? Những điều cần biết về bảo lãnh đối ứng
Bảo lãnh đối ứng là gì? Mục đích và trường hợp để bảo lãnh đối ứng?
1. Thuật ngữ: Bảo lãnh đối ứng là gì?
Là một hình thức bảo lãnh ngân hàng, theo đó bên bảo lãnh đối ứng cam kết với bên bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với bên bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh là khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh đối ứng.
Ví dụ: Nếu doanh nghiệp B không tin tưởng vào tiềm lực tài chính của ngân hàng của doanh nghiệp A hoặc muốn ngân hàng phát hành bảo lãnh phải là một ngân hàng trong nước mình thì doanh nghiệp B sẽ chỉ định ngân hàng phát hành bảo lãnh. Nếu A không có quan hệ với ngân hàng phát hành bảo lãnh do B chỉ định thì chỉ thị cho ngân hàng của mình (ngân hàng trung gian) yêu cầu ngân hàng phát hành bảo lãnh mở bảo lãnh.
Như vậy:
+ Bên bảo lãnh đối ứng là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài thực hiện bảo lãnh đối ứng cho bên được bảo lãnh.
+ Trong bảo lãnh đối ứng, khách hàng của bên bảo lãnh là bên bảo lãnh đối ứng, khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng là bên được bảo lãnh.
2. Mục đích của bảo lãnh đối ứng
Bảo lãnh đối ứng là một dịch vụ bảo lãnh ngân hàng được sử dụng khá phổ biến. Bảo lãnh đối ứng được thực hiện bởi các mục đích sau:
+ Bảo lãnh đối ứng nhằm đảm bảo nghĩa vụ tham gia tài chính của các bên liên quan.
+ Đảm bảo cho việc thực hiện các hợp đồng tài chính quốc tế được cam kết cụ thể bằng văn bản do quỹ hỗ trợ phát triển cấp cho bên nhận bảo lãnh để đảm bảo nghĩa vụ thực hiện của bên được bảo lãnh với bên tài chính cho vay.
Hai mục đích này cũng chính là lý do giải thích cho câu hỏi "tại sao phải có bảo lãnh đối ứng" mà nhiều người vẫn thắc mắc.
3. Trường hợp bảo lãnh đối ứng
Tại mỗi ngân hàng sẽ có chính sách bảo lãnh đối ứng khác nhau. Điều này tạo ra sự đa dạng và giúp cho khách hàng có thể lựa chọn ngân hàng phù hợp với nhu cầu, mục đích của mình. Tuy nhiên, dù đưa ra những chính sách bảo lãnh đối ứng không giống nhau nhưng các ngân hàng đều phải tuân thủ theo quy định chung do Ngân hàng Nhà Nước quy định như sau:
+ Trong vòng 5 ngày, bên thực hiện bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ với bên được nhận bảo lãnh sau khi bên thực hiện bảo lãnh đã nhận được văn bản yêu cầu.
+ Khi đã thực hiện nghĩa vụ xong, bên thực hiện bảo lãnh sẽ tiến hành gửi yêu cầu cho bên bảo lãnh đối ứng. Bên bảo lãnh đối ứng sẽ phải thực hiện nghĩa vụ đúng như những gì mà mình đã cam kết trước đó.
+ Yêu cầu thực hiện nghĩa vụ chỉ được coi là hợp lệ nếu như trong thời gian còn hiệu lực của các cam kết.
(Nguồn: Tổng hợp)
Tin liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp