Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Các tỷ phú Thái Lan đổ xô vào cửa hàng tiện lợi

Báo cáo phân tích

05/10/2023 14:49

Một số ông trùm giàu có nhất Thái Lan đang tìm cách thâm nhập vào lĩnh vực cửa hàng tiện lợi, với dự đoán sở thích của người tiêu dùng sẽ thay đổi trong nhiều năm tới.

Thay đổi hành vi mua sắm

Dẫn đầu là người giàu nhất Thái Lan - Charoen Sirivadhanabhakdi, ông chủ của nhà sản xuất bia Thai Beverage với tài sản ròng khoảng 11,5 tỷ USD. Vị tỷ phú đang lên kế hoạch thúc đẩy mạnh mẽ để thu hút 30.000 cửa hàng nhỏ lẻ áp dụng mô hình kinh doanh 'donjai' của mình vào năm 2027.

Họ đánh cược vào sự thay đổi của hành vi người tiêu dùng là mua ít hơn nhưng dành nhiều thời gian mua sắm hơn, từ đó có thể phần nào thúc đẩy nhu cầu tại các cửa hàng tiện lợi.

Berli Jucker Public Company Limited (BJC), một tập đoàn Thái Lan do ông Charoen làm chủ tịch đã ra mắt hệ thống POS để hỗ trợ các cửa hàng tạp hóa truyền thống Thái Lan.

BJC cung cấp dịch vụ hậu cần, tiếp thị và quản lý dữ liệu để đổi lấy cam kết mua lại khoảng 50% sản phẩm từ tập đoàn BJC, bao gồm Big C Retail và Thai Beverage để bán tại cửa hàng của họ. Từ đó thúc đẩy các tạp hóa truyền thống trở thành mô hình cửa hàng tiện lợi.

Tham gia vào cuộc đua còn có những tỷ phú trong giới tinh hoa kinh doanh của Thái Lan, bao gồm ông trùm vận tải công suất lớn Keeree Kanjanapas và gia đình Chirathivat, những người giàu lên nhờ các cửa hàng bách hóa và trung tâm mua sắm trên khắp nước Mỹ.

Nhưng bất kỳ ai muốn mở rộng đều phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ ông vua tiện lợi Thái Lan hiện tại là CP All. Công ty là "viên ngọc quý" nhất trong khối tài sản trị giá 28 tỷ USD của gia đình Chearavanont, điều hành hơn 14.000 cửa hàng 7-Eleven. 

Theo số liệu từ công ty dịch vụ bất động sản CBRE Group, con số này chiếm gần 3/4 tổng số cửa hàng tiện lợi ở Thái Lan.

Các tỷ phú Thái Lan đổ xô vào cửa hàng tiện lợi - Ảnh 1.

Tỷ phú Thái Lan - Charoen Sirivadhanabhakdi. Ảnh: Bloomberg

Sự "chen lấn" của các tỷ phú nhấn mạnh những kỳ vọng tăng giá đối với lĩnh vực này khi Thủ tướng mới Srettha Thavisin khởi động chương trình trao khoảng 560 tỷ baht (15 tỷ USD) tiền mặt để thúc đẩy nền kinh tế đang suy thoái. Việc chính phủ đặt cược vào sự hồi sinh của ngành du lịch cũng đang củng cố kỳ vọng tăng trưởng của xứ sở chùa Vàng. 

Tuy nhiên, cốt lõi của lĩnh vực này là các cửa hàng tiện lợi hầu như nằm rải rác ở mọi góc phố Bangkok cũng như các thành phố lớn khác, chúng cung cấp mọi thứ, từ bữa ăn sẵn đến nhu yếu phẩm hàng ngày và thanh toán hóa đơn tiền điện.

Theo Euromonitor International, lĩnh vực này dự kiến sẽ tăng trưởng 5,4% trong năm nay lên 428 tỷ baht (11,6 tỷ USD), sau mức tăng 18% vào năm 2022 nhờ việc nới lỏng các biện pháp hạn chế Covid-19. Theo ước tính của Bank of Ayudhya Pcl, mức tăng trưởng hàng năm có thể là 5,5% cho đến năm 2025, với hơn 2/3 doanh thu của cửa hàng tiện lợi đến từ thực phẩm và đồ uống.

Varorith Chirachon, giám đốc điều hành tại SCB Asset Management Co., công ty quản lý khoảng 51 tỷ USD bao gồm cổ phiếu của CP All và Central Retail cho biết: "Chúng tôi rất lạc quan về ngành bán lẻ vì chính phủ mới đã có động thái quyết liệt để thúc đẩy tiêu dùng và nền kinh tế". Nhiều người chơi mới đang cố gắng giành lấy thị phần có tiềm năng to lớn này trước khi quá muộn.

Các tỷ phú Thái Lan đổ xô vào cửa hàng tiện lợi - Ảnh 2.

7-Eleven thống trị lĩnh vực cửa hàng tiện lợi Thái Lan. Ảnh: Bloomberg

Tuy nhiên, một số nỗ lực nhằm giành được "miếng bánh ngon" đang gặp trở ngại.

Bất chấp thành công ban đầu của Charoen trong chương trình mở rộng cửa hàng nhỏ lẻ đầy tham vọng của mình, với thêm 1.400 cửa hàng trong quý 2/2023, nâng số cửa hàng tổng cộng lên khoảng 2.600 cửa hàng, đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng theo kế hoạch của Big C Retail dự kiến sẽ huy động được 1 USD tỷ USD đã bị hoãn lại vào tháng 8. Công ty cho biết việc bán cổ phần sẽ được hồi sinh khi môi trường đầu tư được cải thiện.

Đại tu thương hiệu

Trong khi đó, gia đình Chirathivat, gia tộc kiếm được phần lớn khối tài sản trị giá 13,8 tỷ USD từ các cửa hàng bách hóa Central, trung tâm mua sắm và khách sạn, đang xem xét lại chiến lược cửa hàng tiện lợi của mình sau khi đại dịch ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ở các điểm du lịch quan trọng. 

Tập đoàn vốn đã có chỗ đứng trong phân khúc với tư cách là nhà nhượng quyền địa phương của FamilyMart của Nhật Bản, đã chứng kiến số lượng cửa hàng giảm xuống còn khoảng 400 vào tháng 3, từ mức 900 cửa hàng vào năm 2020.

Vào tháng 8, Central Retail cho biết họ sẽ bỏ hoàn toàn tên FamilyMart và chuyển sang Tops Daily để hỗ trợ nỗ lực xây dựng thương hiệu của mình. Hiện nay đã có gần 300 cửa hàng Tops, từ siêu thị đến cửa hàng tiện lợi bên cạnh FamilyMarts. Tổng cộng hai đơn vị này đã tạo ra doanh thu 43 tỷ baht vào năm ngoái. 

Và cuối cùng, doanh nhân tỷ phú Keeree Kanjanapas, đang tìm cách tận dụng hệ thống đường sắt trên cao ở Bangkok mà ông đã dẫn đầu trong ba thập kỷ qua, cũng như các khoản đầu tư của ông vào các công ty thẻ thông minh, tài chính và sản phẩm tiêu dùng. 

Các tỷ phú Thái Lan đổ xô vào cửa hàng tiện lợi - Ảnh 3.

Một cửa hàng 7-Eleven ở Bangkok.

Tập đoàn BTS Group Holdings Pcl của Kanjanapas năm nay đã mở cửa hàng tiện lợi Turtle đầu tiên trong bối cảnh tận dụng vị trí đắc địa của một số nhà ga, phục vụ 10 triệu cư dân của đô thị. Công ty cũng lắp đặt các máy bán hàng tự động gần lối ra của nhà ga.

Nhưng dù là thương hiệu nào thì tham vọng của họ đều phải cạnh tranh với kế hoạch của CP All nhằm củng cố sự thống trị vốn đã quá lớn của họ.

Theo Jiraphan Thongtan, người đứng đầu bộ phận quan hệ nhà đầu tư CP All, tập đoàn đang tìm cách phát triển mạng lưới của mình với kỳ vọng sẽ có sự phục hồi trong chi tiêu của người tiêu dùng và khách du lịch nước ngoài. CP All sẽ đầu tư tới 13 tỷ baht cho kế hoạch mở rộng năm 2023, bao gồm việc mở thêm ít nhất 700 cửa hàng 7-Eleven, Jiraphan cho biết.

Doanh thu từ cửa hàng tiện lợi của CP All đã tăng 22% trong năm 2022 lên 354 tỷ baht, trong đó các sản phẩm thực phẩm và đồ uống chiếm 74% doanh thu. 

Jariya Thumtrongkitkul, người đứng đầu bộ phận bán lẻ khu vực Thái Lan của CBRE Group, cho biết: "Cạnh tranh rất khốc liệt, chỉ những kẻ mạnh mới có thể sống sót. Các cửa hàng tiện lợi cần xem lại cách họ sẽ cạnh tranh và mở rộng để thu hút khách hàng". 

(Nguồn: Bloomberg)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement