Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nhập khẩu thương mại điện tử tăng mạnh đe dọa lĩnh vực bán lẻ của Nhật Bản

Phân tích

15/09/2023 09:07

Nhập khẩu hàng may mặc và tiêu dùng của các doanh nghiệp đã tăng mạnh ở Nhật Bản khi người dân tăng cường mua hàng miễn thuế trực tuyến xuyên biên giới.

Số lượng giấy phép nhập khẩu do Nhật Bản cấp đã lên tới hơn 100 triệu vào năm 2022, cao hơn gấp đôi so với năm 2019. Các chuyên gia trong lĩnh vực bán lẻ quốc gia lo lắng về tác động của xu hướng này, vì nhiều mặt hàng nước ngoài mua trực tuyến được miễn thuế tiêu dùng và thuế quan của Nhật Bản, do đó có lợi thế về giá so với hàng hóa địa phương.

Người muốn nhập khẩu hàng hóa phải có giấy phép của cơ quan hải quan. Các nhà khai thác thương mại điện tử thường xử lý hồ sơ thay mặt cho những người sử dụng trang web của họ. Theo Bộ Tài chính, 112,89 triệu giấy phép đã được cấp vào năm 2022, tăng 18% so với năm trước. Gần 90% là vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, chủ yếu là bưu kiện được giao đến tận nhà.

Vào những năm đại dịch Covid-19 diễn ra, khi việc mua sắm ngày càng khó khăn, thì người tiêu dùng đã tăng cường mua các mặt hàng hàng ngày xuyên biên giới.

Nhập khẩu thương mại điện tử tăng mạnh đe dọa lĩnh vực bán lẻ của Nhật Bản - Ảnh 1.

Các lô hàng nhập khẩu nhỏ bằng đường hàng không ngày càng tăng ở Nhật Bản do sự bùng nổ mạnh mẽ của thương mại điện tử. Ảnh: Nikkei

Một cuộc khảo sát gần đây của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp, hàng hóa nhập khẩu từ các sàn thương mại điện tử của Mỹ và Trung Quốc cộng lại đã tăng 6% vào năm 2022, tăng 395,4 tỷ yên ( 2,70 tỷ USD) so với năm 2021. Theo công ty thanh toán kỹ thuật số PayPal của Mỹ, người Nhật đã sử dụng dịch vụ của họ để mua quần áo và mỹ phẩm.

Kazuyoshi Nakazato, Giám đốc điều hành của Zig-Zag, nhà cung cấp hỗ trợ thương mại điện tử xuyên biên giới cho biết: "Người tiêu dùng đã trở nên quen thuộc hơn các sản phẩm nước ngoài. Nhập khẩu các mặt hàng giá rẻ sẽ tăng dần trong tương lai". 

Việc tìm kiếm thông tin về các sản phẩm ở nước ngoài trở nên dễ dàng hơn. Người tiêu dùng cũng có nhiều lựa chọn mua sắm hơn khi các nhà bán lẻ hàng đầu như Temu và Shein của Trung Quốc đã triển khai dịch vụ tại Nhật Bản.

Người mua hàng cá nhân không phải trả thuế tiêu dùng và thuế quan nếu hàng nhập khẩu có giá từ 16.666 Yên trở xuống, không bao gồm hàng da và hàng dệt kim. Đôi khi mua hàng nhập khẩu sẽ rẻ hơn ngay cả khi đã thanh toán phí vận chuyển.

Nhiều quốc gia và khu vực đã áp dụng miễn thuế như vậy để đơn giản hóa công việc kiểm tra hải quan và thúc đẩy thương mại. Tuy nhiên, việc nhập khẩu các mặt hàng miễn thuế tăng cường có thể gây tổn hại cho nền kinh tế địa phương. 

Tại Nhật Bản, các sản phẩm nội địa lợi nhuận thấp vì vẫn phải chịu thuế tiêu thụ 10%. Các vấn đề liên quan đến giao dịch xuyên biên giới có thể sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn khi công ty nghiên cứu Statista của Đức dự báo thương mại điện tử sẽ tiếp tục mở rộng trên toàn thế giới.

Nhập khẩu thương mại điện tử tăng mạnh đe dọa lĩnh vực bán lẻ của Nhật Bản - Ảnh 2.

Một cửa hàng miễn thuế ở Nhật Bản. Ảnh: vyctravel

Lo lắng về khả năng tràn hàng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc và các nơi khác, Liên minh châu Âu bắt đầu áp thuế giá trị gia tăng đối với các lô hàng nhập khẩu nhỏ vào năm 2021. Singapore cũng bãi bỏ việc miễn thuế đối với những hàng nhập bắt đầu từ năm nay.

Nhật Bản đã phản ứng chậm hơn các nước khác. Chikara Okada, một đối tác tại Ernst & Young Tax, cho biết sẽ mất nhiều thời gian hơn để giải quyết tình trạng "căng cứng" giá cả ở Nhật Bản. 

Điều này là một phần của hệ thống thuế của Nhật Bản không hoạt động. Việc doanh nghiệp phải nộp thuế tiêu thụ hay không được xác định bởi doanh thu của doanh nghiệp hai năm trước đó. Rất khó để áp dụng tiêu chuẩn này cho các công ty nước ngoài mới bắt đầu bán hàng tại Nhật Bản gần đây. Mặt khác, việc đánh thuế chung có thể gây trở ngại cho công việc.

Tuy nhiên, vấn đề thực sự là không ai biết trạng thái thương mại điện tử nhập khẩu thực tế ở Nhật Bản. Số liệu thống kê thương mại của Bộ Tài chính phần lớn loại trừ lô hàng nhỏ giá rẻ tiền, tạo ra số lượng giấy phép nhập khẩu trở thành nguồn dữ liệu duy nhất về giao dịch xuyên biên giới nhỏ. Cả cơ quan hải quan và thuế đều không có thông tin chi tiết về những gì và bao nhiêu mặt hàng đã được đưa vào Nhật Bản.

Trong thời đại số hóa, không có ranh giới quốc gia về tiêu dùng. Đúng là Nhật Bản có thể phải cập nhật thuế và các hệ thống khác, nhưng trước hết nước này phải nắm bắt được trạng thái mua hàng thương mại điện tử xuyên biên giới của người mua sắm cá nhân.

(Nguồn: Nikkei Asia)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement