Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Các thị trường mới nổi ở châu Á chạy đua với Fed trong việc tăng lãi suất

Phân tích

26/09/2018 17:30

Cả thế giới đang theo dõi cuộc họp của Fed. Việc Fed tăng lãi suất sẽ kéo theo dòng vốn ra khỏi các thị trường mới nổi, có thể cả Việt Nam.

Áp lực tăng nhanh

Việc tăng lãi suất cơ sở của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), tuy để giải quyết vấn đề của nền kinh tế số một thế giới, nhưng lại tác động đến thị trường tài chính toàn cầu. Fed tăng lãi suất sẽ hút dòng vốn vào Mỹ và khi dòng vốn của khối ngoại không vào sẽ ảnh hưởng đến thị trường tài chính của các nước khác. Đó là lý do vì sao ngân hàng trung ương của một số quốc gia thị trường mới nổi (EM) đứng trước sự lựa chọn cấp bách là tăng lãi suất lên bao nhiêu, nhằm "giữ chân" dòng vốn đầu tư.

Rupiah của Indonesia được đánh giá là một trong những đồng tiền thể hiện kém cỏi nhất tại châu Á trong năm 2018.
Rupiah của Indonesia được đánh giá là một trong những đồng tiền thể hiện kém cỏi nhất tại châu Á trong năm 2018.

Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ và Nga bất ngờ thực hiện chính sách tiền tệ mạnh mẽ trong tháng 9, Indonesia và Philippines - hai nền kinh tế mới nổi ở châu Á - trong tuần này có những động thái cho thấy đang gặp khó khăn trong việc định hướng chính sách tiền tệ của họ. Trong khi đó, áp lực đang tăng dần và nguy cơ rủi ro đối với dòng vốn ngày càng lớn, khi Fed được dự kiến gần như chắc chắn sẽ tăng lãi suất một lần nữa vào thứ Năm (27/9 - tính theo gờ Việt Nam).

Theo khảo sát của Bloomberg, hầu hết các nhà kinh tế đều dự đoán Indonesia sẽ tăng 25 điểm cơ bản, còn Philippines con số này là 50. Đồng tiền của cả hai quốc gia này đã giảm hơn 8% so với đồng USD trong năm nay, là những đồng tiền có được đánh giá là thể hiện tệ nhất ở châu Á, sau đồng rupee của Ấn Độ trong năm nay.

Joey Cuyegkeng, nhà kinh tế cấp cao của ING Groep NV tại Manila (Phillipines), cho biết, Indonesia và Philippines sẽ tăng lãi suất "để neo tiền của họ" vì rủi ro vẫn còn. “Đối với Indonesia, đó là về bất ổn tài chính. Một đồng rupiah yếu có thể gây ra sự bất ổn trong thị trường của họ và tạo nên dòng chảy. Nhưng đối với Philippines, đó là lạm phát và kỳ vọng lạm phát”.

Dễ bị tổn thương

Theo quan sát của các nhà kinh tế, cùng với Ấn Độ, thì Philippines và Indonesia đã mở rộng thâm hụt tài khoản vãng lai, khiến các nền kinh tế này dễ bị tổn thương hơn trước sự sụt giảm về tâm lý của nhà đầu tư.

Philippines đang vật lộn để làm giảm áp lực lạm phát từ mức cao nhất trong chín năm.
Philippines đang vật lộn để làm giảm áp lực lạm phát từ mức cao nhất trong chín năm.

Các nhà hoạch định chính sách tiền tệ đã báo hiệu khả năng sử dụng công cụ tỷ giá trong tuần này, qua đó giúp ổn định thị trường. Thống đốc Ngân hàng Indonesia Perry Warjiyo đã cam kết các biện pháp “trước tiên, được nạp trước”. Thống đốc Ngân hàng trung ương Phillipines, ông Bangko Sentral Nestor Espenilla cũng từng cho biết nước này sẽ có những hành động “mạnh mẽ, ngay lập tức” để kiềm chế lạm phát. 

Đối với Indonesia, có lẽ tăng lãi suất là công cụ mạnh nhất của của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này trong việc củng cố niềm tin của nhà đầu tư, bảo vệ thị trường chứng khoán và trái phiếu của mình chống lại một cơn bão tiền tệ sắp kéo đến, theo Bloomberg.

"Sự biến động có thể tiếp diễn, khi các nhà đầu tư vẫn còn cảnh giác với tác động của chiến tranh thương mại và sự lây lan từ tiềm năng sụp đổ của một quốc gia mới nổi khác", Andry Asmoro, nhà kinh tế cấp cao tại PT Bank Mandiri ở Jakarta, người dự báo tăng 25 điểm cơ bản. Indonesia đã tăng lãi suất cơ bản lên 125 điểm cơ bản trong năm nay, kiềm chế nhập khẩu và tung ra khoảng 10% lượng trữ ngoại hối để hỗ trợ đồng rupiah.

Trong khi đó, Philippines đang vật lộn để làm giảm áp lực lạm phát từ mức cao nhất trong chín năm là 6,4 % hồi tháng 8 và có thể đạt 7 % trong tháng 9 này. Chi phí dịch vụ, hàng hóa gia tăng đang tác động đến người tiêu dùng, các doanh nghiệp và có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia này.

Hơn nữa, trong khi “phải đối mặt với áp lực lạm phát mạnh”, cơn bão Mangkhut gần đây còn làm tăng thêm rủi ro cho nền kinh tế Phillipines. Việc tăng mạnh lãi suất có nghĩa là Phillipines “muốn đảm bảo cho thị trường thấy rằng quốc gia này đang chống lạm phát mạnh mẽ”, theo ông Trịnh Nguyễn, nhà kinh tế cấp cao của công ty Natixis Asia ở Hồng Kông.

Các nhà phân tích cũng chỉ ra rằng, trong bối cảnh "dầu sôi lửa bỏng" đó, căng thẳng thương mại toàn cầu ngày càng tồi tệ đã thêm vào những rủi ro đối với các nền kinh tế mới nổi.

KHÔI NGUYÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement