Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bà Trương Mỹ Lan nhận án tử hình

Nóng trong ngày

11/04/2024 17:08

Chiều 11/4, TAND TP.HCM đưa ra mức án đối với bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 85 người liên quan đến các sai phạm tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB).

Theo đó, bà Trương Mỹ Lan bị tuyên 20 năm tù tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; 20 năm tù tội Đưa hối lộ và tử hình tội Tham ô tài sản. Tổng bị cáo lĩnh án chung là tử hình.

HĐXX ghi nhận bà Lan có nhiều tình tiết giảm nhẹ như phạm tội lần đầu, có nhiều đóng góp cho cộng đồng, nhân thân tốt, tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, phòng chống dịch. Tuy nhiên, tòa đánh giá bà Lan có vai trò cầm đầu, phạm tội có tổ chức trong thời gian dài; với thủ đoạn tinh vi, phạm tội có tổ chức; gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, không có khả năng thu hồi... nên phải xử lý nghiêm.

"Hành vi của bị cáo không chỉ phạm đến quyền quản lý tài sản của các cá nhân, tổ chức mà còn đẩy SCB vào tình trạng kiểm soát đặc biệt; xói mòn niềm tin của người dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước", bản án nhận định.

Bà Trương Mỹ Lan nhận án tử hình- Ảnh 1.

Bị cáo Trương Mỹ Lan. Ảnh: TPO.

Trương Huệ Vân (Tổng giám đốc Công ty Tập đoàn quản lý bất động sản Winsor, cháu gái bà Trương Mỹ Lan) lĩnh 17 năm tù; Đinh Văn Thành (nguyên Chủ tịch HĐQT SCB) lĩnh án chung thân; Đỗ Thị Nhàn (nguyên Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II, NHNN) án chung thân; Nguyễn Văn Hưng (nguyên Phó Chánh Thanh tra Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, NHNN) 11 năm tù..., theo Dân trí.

Theo HĐXX, qua hồ sơ, chứng cứ và diễn biến phiên tòa, đủ căn cứ xác định bị cáo Trương Mỹ Lan phạm vào các tội danh như cáo trạng truy tố. Hành vi phạm tội của bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm gây ra là đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại đặc biệt lớn cho SCB, là nguyên nhân SCB rơi vào tình trạng mất thanh khoản, gây hoang mang trong người dân, xói mòn niềm tin của nhân dân.

Trong vụ án này, bị cáo Trương Mỹ Lan là chủ mưu, cầm đầu, chỉ đạo hành vi phạm tội. Bị cáo Lan đã phạm tội nhiều lần trong thời gian dài, với thủ đoạn tinh vi, phạm tội có tổ chức.

Cũng theo HĐXX, bị cáo Trương Mỹ Lan không thành khẩn, khai báo quanh co, hành vi phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, không có khả năng thu hồi. Do đó, HĐXX áp dụng hình phạt nghiêm khắc nhất.

Với nhóm bị cáo là lãnh đạo SCB và cán bộ chủ chốt tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát, theo HĐXX, mặc dù biết hồ sơ vay vốn khống là để Trương Mỹ Lan rút tiền, các bị cáo này vẫn giúp sức cho mượn pháp danh công ty, thuê người đứng tên, tạo điều kiện cho bị cáo Lan rút tiền. HĐXX xác định các bị cáo này cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội danh như bị cáo Trương Mỹ Lan.

Đối với 5 bị cáo đang bị truy nã gồm: Nguyễn Lâm Anh Vũ (cựu Phó giám đốc Chi nhánh Bến Thành của SCB), Trầm Thích Tồn (cựu thành viên HĐQT SCB), Chiêm Minh Dũng (cựu Phó tổng giám đốc SCB), Nguyễn Thị Thu Sương (cựu Chủ tịch HĐQT SCB) và Đinh Văn Thành (cựu Chủ tịch HĐQT SCB), theo HĐXX, Cơ quan điều tra đã thông báo cho 5 bị cáo ra trình diện, sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử đã tống đạt quyết định, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng đề nghị các bị cáo ra đầu thú để nhận sự khoan hồng. Tuy nhiên, các bị cáo vẫn vắng mặt, từ bỏ quyền bảo vệ quyền lợi của mình.

HĐXX tạo điều kiện cho các luật sư tiếp cận hồ sơ và tham gia bào chữa cho các bị cáo. Việc xét xử vắng mặt với các bị cáo không gây trở ngại cho quá trình xét xử.

Đối với nhóm các bị cáo là cựu cán bộ NHNN, theo HĐXX, quá trình thanh tra tại SCB, các bị cáo trong đoàn thanh tra đã nhiều lần nhận tiền, quà biếu của Ngân hàng SCB để bao che sai phạm theo đề xuất, kiến nghị của SCB. Các báo cáo đề xuất không trung thực, không đầy đủ kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra không khách quan, trái pháp luật.

Hành vi của các bị cáo tại cơ quan thanh tra dẫn đến các cơ quan cấp trên không có đủ thông tin, tài liệu để chỉ đạo xử lý các sai phạm của SCB. Điều đã tạo điều kiện cho SCB tiếp tục được thực hiện đề án tái cơ cấu và Trương Mỹ Lan chỉ đạo rút tiền, gây thiệt hại cho SCB, theo Zing.

Về nội dung vụ án, bản án tuyên nêu Trương Mỹ Lan là cổ đông chính, đã sử dụng SCB như một kênh huy động vốn cá nhân, lợi dụng tình hình để rút tiền phục vụ cho mục đích cá nhân.

Trong vụ án này, một số cá nhân tại Cục II, NHNN Chi nhánh TP.HCM và Tổ Giám sát, đã để cho nhóm của Trương Mỹ Lan và SCB thực hiện hoạt động cho vay, nhằm mục đích để bị cáo Lan rút tiền sử dụng cá nhân. Hành vi của Trương Mỹ Lan và các bị cáo gây ra thiệt hại cho SCB 677.000 tỷ đồng.

AN LY (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement