Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

15 quốc gia NATO ở châu Âu đồng ý thành lập hệ thống phòng không chung cho châu Âu

Quân sự

14/10/2022 09:56

15 quốc gia NATO ở châu Âu đang tiến gần hơn tới việc thành lập cái gọi là "Sáng kiến Lá chắn bầu trời châu Âu" nhằm tăng khả năng phòng thủ trước nguy cơ bị tấn công bằng tên lửa.

Vào hôm thứ Năm (13/10), 15 nước thuộc Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở châu Âu đã ký kết một thỏa thuận về việc trang các hệ thống phòng không chung.

Nỗ lực này do Đức dẫn đầu đang tìm cách bảo vệ bầu trời châu Âu bằng các hệ thống phòng không như Arrow 3 và Patriot.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht cho biết: "Tổng cộng có 15 quốc gia cùng nhau mua sắm chung dưới sự điều phối của Đức".

Các quốc gia tham gia ký kết bao gồm: Bỉ, Bulgaria, Séc, Phần Lan, Hungary, Latvia, Hà Lan, Na Uy, Romania, Slovakia và Slovenia, Anh, Lithuania, Romania và Estonia, theo các nhà ngoại giao. Việc ký kết diễn ra bên lề cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng của NATO.

"Sáng kiến Lá chắn bầu trời châu Âu là gì"?

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã công bố sáng kiến này vào tháng 8, gọi đây là "lợi ích an ninh cho toàn bộ châu Âu".

15 quốc gia NATO ở châu Âu đồng ý thành lập hệ thống phòng không chung cho châu Âu - Ảnh 1.

Vào thời điểm đó, ông Scholz cho rằng phòng không kết hợp sẽ tiết kiệm chi phí hơn so với việc mỗi quốc gia bảo vệ bầu trời của riêng mình hoặc xây dựng các hệ thống phòng không của riêng mình.

Thủ tướng Đức cho biết, Berlin sẽ cần đầu tư nhiều vào lĩnh vực phòng không trong những năm tới và sẽ có bước khởi đầu thuận lợi nếu các quốc gia đồng minh khác có thể tham gia ngay từ đầu.

Với việc Nga bắn tên lửa vào các thành phố của Ukraina hôm thứ Hai, châu Âu một lần nữa phải ở trong tình trạng báo động khi mà Moscow dường như nhắm mục tiêu vào dân thường.

Bức tranh an ninh được sắp xếp lại về cơ bản ở châu Âu và điều đó có nghĩa là cần phải có các biện pháp mới để ngăn chặn mối đe dọa gia tăng đối với châu lục này do cuộc chiến của Nga chống lại Ukraina, hiện đã bước sang tháng thứ tám và mùa Đông đang đến gần.

Hiện Đức có 12 bệ phóng Patriot. Con số này gần như không đủ để phòng thủ khắp đất nước. Đầu tuần này, Đức đã chuyển giao hệ thống phòng không IRIS-T cho Ukraina.

Một khả năng đang được thảo luận là Bundeswehr (tên gọi quân đội Đức) mua lại hệ thống phòng không Arrow 3 từ Israel. Hệ thống này được Israel hợp tác phát triển với hãng Boeing của Mỹ.

Theo Roland Freudenstein, phó chủ tịch GLOBSEC, một tổ chức an ninh Trung Âu, các nhà lãnh đạo NATO đang "quan ngại nghiêm túc" về mối đe dọa hạt nhân do Tổng thống Nga Vladimir Putin gây ra.

Bất chấp những lo ngại đó, Freudenstein nói rằng NATO sẽ không "nhượng bộ trước sự tống tiền hạt nhân" từ Tổng thống Nga.

Và Freudenstein không tin rằng bây giờ là lúc đàm phán với ông Putin như chính trị gia người Đức Ralph Mazzone, người đứng đầu Hạ viện của SPD đã chỉ ra.

(Nguồn: DW)

N.MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement