Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ý chính thức rút khỏi 'Sáng kiến Vành đai và con đường' của Trung Quốc

Kinh tế thế giới

07/12/2023 08:31

Ý đã chính thức thông báo cho Trung Quốc quyết định rút khỏi Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) vào tối 6/12, đồng thời bác bỏ những lo ngại rằng động thái này có thể làm xấu đi mối quan hệ song phương và gây thiệt hại cho nền kinh tế nước này.

Năm 2019, Ý trở thành quốc gia phương Tây lớn đầu tiên và duy nhất cho đến nay tham gia BRI, phớt lờ cảnh báo từ Mỹ rằng nước này có thể để Trung Quốc kiểm soát các công nghệ nhạy cảm và cơ sở hạ tầng quan trọng.

Tuy nhiên, khi Thủ tướng Giorgia Meloni nhậm chức vào năm ngoái đã nói rằng bà muốn rút khỏi thỏa thuận vì nó không mang lại lợi ích đáng kể nào cho Ý.

Thỏa thuận năm 2019 sẽ hết hạn vào tháng 3/2024 và một nguồn tin chính phủ Ý cho biết Rome đã gửi cho Bắc Kinh một lá thư để thông báo rằng họ sẽ không gia hạn hiệp ước.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Ý Guido Crosetto, sáng kiến này "không tác động nhiều trong việc thúc đẩy xuất khẩu của Ý sang Trung Quốc, trong khi lại giúp tăng xuất khẩu từ Trung Quốc sang Ý", ông Crosetto nhận định.

Ông nói thêm: "Chúng tôi có ý định duy trì mối quan hệ tuyệt vời với Trung Quốc ngay cả khi chúng tôi không còn tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường. Các quốc gia G7 khác có quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc hơn chúng tôi, mặc dù thực tế là họ chưa bao giờ tham gia BRI". 

Ý sẽ đảm nhận chức chủ tịch G7 vào năm 2024. Hiện Trung Quốc chưa đưa ra bình luận nào về động thái của Ý.

Ý chính thức rút khỏi 'Sáng kiến Vành đai và con đường' của Trung Quốc- Ảnh 1.

Bộ trưởng Quốc phòng Ý Guido Crosetto. Ảnh: Reuters

Hơn 100 quốc gia đã ký thỏa thuận với Trung Quốc để hợp tác trong các dự án xây dựng và cơ sở hạ tầng BRI kể từ khi kế hoạch này được triển khai vào năm 2013. Thủ tướng Ý lúc đó là Giuseppe Conte đã hy vọng vào một cơ hội thương mại khi ông ký thỏa thuận vào năm 2019.

Theo dữ liệu của Ý, xuất khẩu của nước này sang Trung Quốc đạt tổng cộng 16,4 tỷ euro (17,7 tỷ USD) vào năm ngoái, từ mức 13 tỷ euro vào năm 2019. Ngược lại, xuất khẩu của Trung Quốc sang Ý đã tăng lên 57,5 tỷ euro từ mức 31,7 tỷ euro trong cùng kỳ.

Các đối tác thương mại chính của Ý trong khu vực đồng euro là Pháp và Đức đã xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều hơn đáng kể vào năm ngoái, mặc dù không phải là một phần của BRI, vốn được mô phỏng theo Con đường tơ lụa cũ nối Trung Quốc với phương Tây.

Nhằm duy trì mối quan hệ chiến lược, Ngoại trưởng Antonio Tajani đã đến thăm Bắc Kinh vào tháng 9 và Tổng thống Sergio Mattarella sẽ đến thăm Trung Quốc vào năm tới.

Mặc dù là một phần của BRI, Rome đã thể hiện sự nghi ngờ của họ về hiệp ước này bằng cách phủ quyết một số thương vụ mua lại được đề xuất hoặc hạn chế sự ảnh hưởng của các công ty Trung Quốc đối với các đối tác Ý của họ.

Vào tháng 6, nội các của Meloni đã hạn chế ảnh hưởng của cổ đông Trung Quốc Sinochem đối với nhà sản xuất lốp xe Ý Pirelli, sử dụng các quy tắc "quyền lực vàng" được thiết kế để bảo vệ tài sản chiến lược.

(Nguồn: Reuters)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement