Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ý trấn an Mỹ sau khi tham gia sáng kiến ​vành đai và con đường của Trung Quốc

Phân tích

25/03/2019 14:24

Ngày 23/3 Ý đã trở thành quốc gia đầu tiên của EU và G7 tham gia vào sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

Một loạt các thỏa thuận đầu tư mà lãnh đạo Ý vừa ký với Bắc Kinh thuộc một phần của sáng kiến Vành đai và Con đường. "Một chương trình "không có gì phải lo lắng", Phó Thủ tướng Ý Luigi Di Maio nói với CNBC.

"Chúng tôi đang tối đa hóa tất cả các biện pháp an ninh và tôi sẽ nói với Mỹ trong chuyến thăm tiếp theo vào tuần tới, rằng họ là đồng minh của chúng tôi và chúng tôi hiểu mối quan tâm của họ. Những nội dung của MOU (biên bản ghi nhớ) mà chúng tôi sẽ ký vào ngày mai không có gì khiến họ phải lo lắng, không có gì liên quan đến 5G hoặc bất kỳ thỏa thuận nào về mạng viễn thông chiến lược", Di Maio nói với CNBC.

Ý và Trung Quốc ký kết hợp tác thương mại.
Ý và Trung Quốc ký kết hợp tác thương mại.

Vào ngày 23/3, Ý là thành viên đầu tiên trong nhóm các cường quốc công nghiệp G7 ủng hộ sáng kiến của Trung Quốc và tính đến nay là nền kinh tế lớn nhất ủng hộ dự án tham vọng này của Bắc Kinh.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Rome vừa qua đã chứng kiến ​​tổng cộng 29 thỏa thuận được ký kết, tổng trị giá 2,5 tỷ euro (2,8 tỷ USD). Tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực nông nghiệp, tài chính và năng lượng, và mở ra cơ hội tiếp cận mới vào thị trường Trung Quốc cho các công ty năng lượng và kỹ thuật lớn của Ý.

Các nhà phê bình phương Tây cảnh báo về bẫy nợ của Trung Quốc và mô tả sáng kiến ​​này là một mưu đồ để mở rộng ảnh hưởng địa chính trị và chiến lược, trong khi Bắc Kinh theo đuổi các con đường đến châu Âu và châu Phi thông qua Nam Á và Trung Đông để đẩy nhanh xuất khẩu hàng hóa Trung Quốc.

Trong khi đó, Trung Quốc và Mỹ đang trong quá trình đàm phán để chấm dứt cuộc chiến thương mại, Washington cố gắng chống lại điều được coi là mối đe dọa an ninh do các công ty viễn thông Trung Quốc, đặc biệt là Huawei. Mỹ cho rằng vai trò của Huawei trên trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng internet 5G trên toàn thế giới có thể cho phép chính phủ Trung Quốc theo dõi người dùng, và quyết định cấm Huawei triển khai 5G ở nước này.

Di Maio, người cũng là Bộ trưởng phát triển kinh tế và lãnh đạo của Phong trào dân túy Five Star, nhấn mạnh rằng không có thỏa thuận nào được thảo luận vào cuối tuần qua liên quan đến 5G hoặc viễn thông.

"Mạng 5G là một cơ sở hạ tầng chiến lược mà chúng tôi đang phát triển. Có một số lo ngại về bảo mật của một số công ty viễn thông - và đây là những lo ngại mà chúng tôi đang quan tâm, và chúng tôi đang giải quyết bằng các quy định về 'quyền lực vàng'. Hạn chế những công ty tham gia và cho phép chúng tôi kiểm soát những công ty tham gia vào thị trường viễn thông 5G trong những năm tới"

Bảo vệ các ngành công nghiệp chiến lược

Pháp luật 'quyền lực vàng' của Ý đề cập đến các quyền lực của chính phủ được thiết kế để bảo vệ các ngành công nghiệp chiến lược, theo đó họ có kế hoạch mở rộng sang viễn thông 5G. Điều này đòi hỏi các công ty Ý trong cả khu vực tư nhân và nhà nước phải báo cáo với chính phủ về bất kỳ công nghệ 5G nào được mua từ các quốc gia ngoài châu Âu.

Bản đồ Vành đai và Con đường của Trung Quốc.
Bản đồ Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

Nền kinh tế Ý rơi vào suy thoái vào cuối năm 2018 và sự sụp đổ của cây cầu Genova vào tháng 8 năm ngoái đã thu hút sự chú ý đến tình trạng cơ sở hạ tầng khủng khiếp ở đây. Ý là một trong những nước có mức nợ cao nhất ở EU, và các kế hoạch chi tiêu táo bạo được chính phủ cánh hữu công bố sau cuộc bầu cử năm ngoái đã được giảm xuống sau các tranh chấp với phần còn lại của EU.

Tuy nhiên, phó thủ tướng đã bác bỏ quan điểm rằng chính phủ của ông đang nhắm đến việc cho Trung Quốc mua nhiều phái phiếu ở Ý hơn, mà tập trung vào những lợi ích từ các thỏa thuận sẽ mang lại cho các doanh nghiệp Ý.

"Tất cả các thỏa thuận mà chúng tôi sắp ký đều dựa trên khả năng 'Made in Italy' sẽ đến Trung Quốc, để các công ty của chúng tôi xuất khẩu sang Trung Quốc, sau nhiều năm nữa, 'Made in China' sẽ đến Ý", ông nói. "Chúng tôi đang đảo ngược xu hướng và cân bằng lại dòng chảy thương mại của mình - nhưng không có ý định thực hiện bất kỳ thỏa thuận nào về hỗ trợ tài chính liên quan đến hàng hóa, kho bạc hoặc trái phiếu chính phủ".

"Chúng tôi không muốn nhờ Trung Quốc giúp đỡ về trái phiếu chính phủ", ông nói thêm. Thay vào đó, chúng tôi đang tìm cách thúc đẩy chương trình nghị sự của riêng mình và tạo thêm việc làm ở Ý bằng cách tăng xuất khẩu sang Trung Quốc.

Phó thủ tướng Di Maio dự định sẽ thảo luận thêm về các liên kết mới đến Trung Quốc với các đối tác Mỹ khi ông đến thăm Washington vào tuần tới.

Đầu tháng này, tài khoản Twitter chính thức của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ đã đăng một tweet mô tả Ý là một nền kinh tế toàn cầu lớn, nói rằng " Sáng kiến Vàng đai và Con đường là một kiểu cho vay hợp pháp dựa trên các khoản đầu tư của chính phủ Trung Quốc và điều này không mang lại lợi ích gì cho người dân Ý".

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement