Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Xung đột Israel - Hamas đang làm nghiêng cán cân quyền lực toàn cầu như thế nào?

Quân sự

17/10/2023 20:32

Cuộc chiến giữa Israel và Hamas không chỉ có nguy cơ gây ra xung đột trong khu vực mà còn đang ảnh hưởng đến cán cân quyền lực toàn cầu, làm hao tổn nguồn lực của Mỹ và châu Âu trong khi giảm bớt áp lực lên Nga và mang lại những cơ hội mới cho Trung Quốc.
news

Ai sẽ lấp đầy khoảng trống?

Khó có thể dự đoán được tác động lâu dài của sự bùng phát ở Trung Đông. Trước hết, điều đó phụ thuộc vào việc liệu Israel cuối cùng có thành công trong mục tiêu loại bỏ Hamas khỏi vai trò là lực lượng chính trị và quân sự chính của Gaza hay không. 

Một vấn đề quan trọng khác là liệu các mối quan hệ ngoại giao của Israel trong khu vực và vị thế của phương Tây có thể tồn tại trước thương vong càng tăng ở Gaza hay không. 

Tuy nhiên hiện tại, cuộc chiến do Hamas phát động ngày 7/10 vào các thị trấn và làng mạc của Israel đang mang lại lợi ích cho các đối thủ địa chính trị chính của Mỹ. Trung Quốc, Nga và Iran từ lâu đã tìm cách làm suy yếu hệ thống quốc tế do Mỹ hậu thuẫn và hiện đang lợi dụng sự phân tâm của Mỹ vào cuộc chiến này. 

Cựu Thủ tướng Phần Lan Alexander Stubb, người hiện đang tranh cử tổng thống Phần Lan, cho biết: "Những gì chúng ta đang chứng kiến là một phần của trật tự thế giới đang thay đổi và đang chuyển động. Khi Mỹ rời khỏi khoảng trống quyền lực, ai đó sẽ lấp đầy những khoảng trống đó". 

Xung đột Israel - Hamas đang làm nghiêng cán cân quyền lực toàn cầu như thế nào? - Ảnh 1.

Xe bọc thép của Israel tiến về biên giới Gaza. Ảnh: WSJ

Chắc chắn rằng, Mỹ đã quay trở lại Trung Đông, thể hiện vai trò là đối tác không thể thiếu đối với Israel và các quốc gia Ả Rập chủ chốt, giành được chỗ đứng trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, khi sự chú ý của Washington tập trung vào Trung Đông, Nga có lẽ là nước hưởng lợi rõ ràng nhất khi biến động lan rộng. Số người Palestine thiệt mạng ngày càng tăng, Moscow bày tỏ thái độ mà Nga cho là đạo đức giả của các chính phủ phương Tây, vốn đã lên án gay gắt các vụ thảm sát dân thường của Nga ở Ukraina, nhưng chỉ đưa ra những lời chỉ trích nhẹ nhàng đối với các hành động của Israel ở Gaza.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã so sánh cuộc bao vây Gaza của Israel với cuộc bao vây thành phố quê hương ông - St. Petersburg, khi đó được gọi là Leningrad trong suốt thế chiến II. 

Xung đột Israel - Hamas đang làm nghiêng cán cân quyền lực toàn cầu như thế nào? - Ảnh 2.

Đám tang của một binh sĩ Israel bị các tay súng Hamas giết chết ở Gaza. Ảnh: WSJ

Ngoại trưởng Lithuania, Gabrielius Landsbergis cho biết: "Bất kỳ cuộc xung đột nào thu hút được sự chú ý khác của thế giới đều có lợi cho Nga. Người Nga có thể không bắt đầu việc này nhưng họ có lợi ích rất lớn nếu cuộc xung đột ở Israel kéo dài càng lâu càng tốt. Đó sẽ là một chiến thắng cho người Nga về mặt chiến thuật ở Ukraina và về mặt chiến lược, củng cố quan điểm của họ trước thế giới phương Tây". 

Trung Quốc cũng đã chấp nhận người Palestine theo cách mà họ chưa từng làm trong nhiều thập kỷ. Mối quan hệ thân thiết một thời của nước này với Israel đang tan vỡ.

Bất chấp việc Bắc Kinh liên tục kêu gọi sự cần thiết phải chống khủng bố khi đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương, Trung Quốc đã kiên quyết kiềm chế sử dụng từ "khủng bố" khi mô tả cuộc tấn công của Hamas, mặc dù đã có bốn công dân Trung Quốc thiệt mạng bởi Hamas và ba người khác bị bắt làm con tin, theo chính quyền Israel.

Xung đột Israel - Hamas đang làm nghiêng cán cân quyền lực toàn cầu như thế nào? - Ảnh 3.

Một ngôi nhà ở Kibbutz Be'eri bị phiến quân Hamas phá hủy. Ảnh: WSJ

"Mấu chốt của vấn đề là công lý đã không được thực thi đối với người dân Palestine," Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết hôm trong bài phát biểu công khai đầu tiên kể từ khi cuộc chiến bùng nổ. 

Các nhà quan sát Trung Quốc cho biết, khi Bắc Kinh chuẩn bị cho một cuộc xung đột có thể xảy ra với Mỹ về tương lai của Đài Loan, Trung Quốc được hưởng lợi khi sự chú ý của Washington một lần nữa bị chuyển hướng bởi những rắc rối ở Trung Đông.

Antoine Bondaz, một chuyên gia cho biết: "Điều quan trọng đối với Trung Quốc là lợi ích của đất nước và làm suy yếu hình ảnh của Mỹ trên chính trường quốc tế". 

Xung đột Israel - Hamas đang làm nghiêng cán cân quyền lực toàn cầu như thế nào? - Ảnh 4.

Trẻ em Palestine tại trại tị nạn Rafah ở phía nam Dải Gaza. Ảnh: WSJ

Chuyên gia về Trung Quốc tại Quỹ Nghiên cứu chiến lược ở Paris đã đưa ra miêu tả như Mỹ là nhân tố gây bất ổn và Trung Quốc là nhân tố của hòa bình. Mục tiêu của Trung Quốc là thể hiện mình như một giải pháp thay thế hấp dẫn hơn trước các quốc gia đang phát triển. 

Từ Ấn Độ tới châu Âu

Cuộc chiến do Hamas phát động cũng giáng một đòn mạnh vào đối thủ chính ở châu Á của Trung Quốc là Ấn Độ, quốc gia đã trở nên thân thiết hơn nhiều với Israel trong những năm gần đây. 

Mới trong tháng 9, Ấn Độ và Mỹ đã công bố kế hoạch về một hành lang quá cảnh nối Ấn Độ, Trung Đông và châu Âu chạy qua Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Ả Rập Saudi, Jordan và Israel, và trở thành đối thủ của dự án Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

Nhưng các cuộc đàm phán về bình thường hóa quan hệ giữa Israel và Ả Rập Saudi - một yếu tố quan trọng của kế hoạch đã bị phá hủy bởi cuộc chiến ở Gaza và tương lai của họ hiện không chắc chắn.

Xung đột Israel - Hamas đang làm nghiêng cán cân quyền lực toàn cầu như thế nào? - Ảnh 5.

Người Palestine ở thành phố Gaza tụ tập quanh thi thể các nạn nhân thiệt mạng trong các cuộc không kích của Israel. Ảnh: WSJ

Ashok Malik, chủ tịch phụ trách hoạt động Ấn Độ cho biết Ấn Độ đã đầu tư rất nhiều vào Trung Đông nói chung, đặc biệt là với Israel và các quốc gia Ả Rập quan trọng như UAE và Ả Rập Saudi. 

Việc bình thường hóa quan hệ giữa các quốc gia Ả Rập là một phần của quá trình hội nhập và tìm kiếm cơ hội ở Trung Đông, vì các cơ hội kinh doanh từ các mỏ dầu khổng lồ cũng như vì mục đích chính trị rộng lớn hơn. 

Đối với nhiều quốc gia ở châu Âu, ngoài việc làm căng thẳng các mối quan hệ trong khu vực và chuyển sự chú ý khỏi Ukraina, việc leo thang chiến tranh cũng có thể gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng, có khả năng làm tê liệt các lựa chọn thay thế dầu khí của Nga ở Trung Đông.

Đổ máu ở Trung Đông cũng tiềm ẩn nguy cơ bùng phát bạo lực mới bởi các nhóm phiến quân Hồi giáo trong nước. Các cuộc biểu tình lớn ủng hộ Palestine đã tràn ngập đường phố ở các thủ đô lớn của châu Âu vào cuối tuần qua, với một số người biểu tình hô vang ủng hộ mục tiêu của Hamas là loại bỏ Israel.

Xung đột Israel - Hamas đang làm nghiêng cán cân quyền lực toàn cầu như thế nào? - Ảnh 6.

Binh sĩ Israel tập trung gần biên giới với Dải Gaza. Ảnh: WSJ

Thomas Gomart, giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế Pháp, cho biết: "Những gì chúng ta đang thấy hiện nay là sự chồng chéo và vướng víu của các "sân khấu" khác nhau. Đâu sẽ là sân khấu chính của châu Âu trong những năm tới? Sẽ là Trung Đông, Ukraina hay Trung Quốc và Ấn Độ? Sự gia tăng các cuộc khủng hoảng thật ngoạn mục và đối với châu Âu, điều đó có nghĩa là phải thực hiện những điều chỉnh rất tàn bạo". 

Nga chắc chắn trông cậy vào sự chú ý của phương Tây đang giảm dần khỏi Ukraina, nơi các lực lượng Nga đã phát động một nỗ lực cho đến nay không thành công nhằm chiếm giữ thành phố Avdiivka ngay sau cuộc tấn công của Hamas. 

Quan hệ chồng chéo

Nếu cuộc chiến ở Trung Đông mở rộng và có sự tham gia trực tiếp của Lebanon và sau đó có thể là trực tiếp từ Iran và Mỹ, thì nguồn viện trợ quân sự dành cho Ukraina vốn đã bị thu hẹp lại có thể còn trở nên khan hiếm hơn, một mối nguy hiểm được Kyiv thừa nhận.

Người đứng đầu cơ quan tình báo quân sự HUR của Ukraina, Trung tướng Kyrylo Budano nói với tờ Ukrainska Pravda: "Nếu cuộc xung đột bị giới hạn về thời gian chỉ vài tuần, thì về nguyên tắc, chúng tôi không có gì phải lo lắng. Nhưng nếu tình hình kéo dài, vấn đề cung cấp vũ khí và đạn dược thật sự cần suy tính". 

Cho đến nay, rất ít viện trợ quân sự mà Mỹ gửi tới Israel là loại viện trợ cần thiết cho Ukraina.  Yêu cầu cấp thiết nhất của Israel là cung cấp các thiết bị đánh chặn cho hệ thống chống tên lửa Iron Dome mà Ukraina không vận hành, trong khi nhu cầu thiết yếu của Ukraina là đạn pháo 155 mm. 

Xung đột Israel - Hamas đang làm nghiêng cán cân quyền lực toàn cầu như thế nào? - Ảnh 7.

Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah Al Sisi, giữa, gặp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Cairo vào Chủ nhật. Ảnh: WSJ

Nhìn chung, Israel phụ thuộc rất nhiều vào lực lượng không quân khổng lồ của mình, trong khi sức mạnh không quân đóng vai trò hạn chế trong cuộc chiến ở Ukraina. Trong cuộc tấn công Gaza kéo dài 50 ngày của Israel vào năm 2014, quân đội Israel chỉ bắn 19.000 quả đạn nổ 155 mm, số lượng mà Ukraina tiêu thụ chỉ trong vòng một tuần.

Franz-Stefan Gady, Giám đốc điều hành một công ty tư vấn quân sự có trụ sở tại Vienna cho biết: "Lực lượng Phòng vệ Israel là một quân đội kiểu phương Tây, với hỏa lực trên không có thể được xử lý dễ dàng hơn. Trong khi đó, quân đội Ukraina vẫn là lực lượng kế thừa từ thời Liên Xô với phần lớn hỏa lực được triển khai trên mặt đất, điều này khiến Mỹ khó duy trì hơn rất nhiều".

Rủi ro lớn nhất đối với Ukraina trong những tuần gần đây là việc một số đảng viên Cộng hòa tại Hạ viện miễn cưỡng cho phép Mỹ viện trợ thêm. Cuộc khủng hoảng ở Trung Đông thực sự có thể loại bỏ rào cản đó khi chính quyền Biden tìm cách kết hợp viện trợ quân sự cho Israel với viện trợ cho Ukraina.

"Có nhiều khả năng bây giờ chúng ta sẽ nhận được một gói tài trợ lớn bao gồm Israel, điều đó có nghĩa là nếu muốn bỏ phiếu chống Ukraina thì cũng phải bỏ phiếu chống lại Israel", Ivo Daalder - giám đốc điều hành của Hội đồng Chicago về các vấn đề toàn cầu cho biết. 

Xung đột Israel - Hamas đang làm nghiêng cán cân quyền lực toàn cầu như thế nào? - Ảnh 8.

Tại Ai Cập, các xe tải chở hàng viện trợ bao gồm thực phẩm, nước, nhiên liệu và vật tư y tế hướng tới cửa khẩu biên giới Rafah với Gaza.

Dù sao đi nữa, cuộc khủng hoảng ở Trung Đông cũng là một lời nhắc nhở về tầm quan trọng của nước Mỹ đối với khu vực và thế giới. 

Nhưng hiện nay, khi nguy cơ chiến tranh khu vực gia tăng, Trung Quốc đang giữ thái độ im lặng trong khi Mỹ điều hai nhóm tàu sân bay và Ngoại trưởng Antony Blinken đang bay quanh khu vực nhằm mục đích kiềm chế xung đột.

"Đòn bẩy chính của Trung Quốc trong khu vực là tiếp cận thị trường, tiếp cận các khoản đầu tư của nước này. Đó là sức mạnh kinh tế của nó. Trung Quốc hiện vẫn chưa có quyền lực cứng ở khu vực Trung Đông và vì vậy không ai quay sang Trung Quốc để tìm cách giải quyết vấn đề của họ", Gordon Flake, Giám đốc điều hành của Trung tâm USAsia tại Đại học Tây Úc cho biết.

(Nguồn: WSJ)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ