Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Xuất khẩu tiêu trong tháng 6 giảm hơn 8% so với tháng 5

Giá cả hàng hóa

15/07/2022 08:55

Thị trường nông sản hôm nay 15/7 ghi nhận giá cà phê giao sau giảm mạnh trên các sàn giao dịch quốc tế trong khi đó báo cáo cho thấy xuất khẩu tiêu trong tháng 6 của Việt Nam giảm so với tháng trước đó.

Giá cà phê giao sau giảm mạnh trên các sàn giao dịch quốc tế

Giá cà phê cao nhất hôm nay được ghi nhận tại tỉnh Đắk Lắk với 42.300 đồng/kg, giá thấp nhất là tại tỉnh Lâm Đồng với 41.700 đồng/kg.

Tại Gia Lai là 42.200 đồng/kg, Đắk Nông: 42.200 đồng/kg, Kon Tum: 42.200 đồng/kg, TP HCM: 46.200 đồng/kg.

Giá cà phê thế giới chốt phiên giao dịch ngày 14/7 quay đầu giảm mạnh.

Giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 51 USD (2,57%), còn 1.930 USD/tấn; kỳ hạn giao tháng 11/2022 giảm 44 USD (2,22%), còn 1.935 USD/tấn. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình cao.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 12,05 Cent (5,81%), giao dịch tại mức 195,3 Cent/lb; kỳ hạn giao tháng 12/2022 giảm 11,95 Cent/lb (5,84%), giao dịch tại mức 192,75 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.

Thị trường nông sản 15/7: Giá cà phê bật tăng, cao su giảm, tiêu đi ngang - Ảnh 1.

Tại Việt Nam, xuất khẩu cà phê robusta tháng 6 tăng so với tháng trước và tăng trưởng 2 con số so với cùng kỳ năm 2021.

Tổng cục Hải Quan Việt Nam báo cáo dữ liệu sơ bộ cho thấy xuất khẩu cà phê trong 6 đã đạt 137.403 tấn (tương đương 2.290.050 bao, bao 60 kg) giảm 3,5% so với tháng trước, đưa xuất khẩu 6 tháng đầu năm dương lịch lên đạt tổng cộng 1.018.650 tấn (khoảng 16,98 triệu bao), tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên nhân tăng không phải là do nguồn cung dồi dào mà là do cùng kỳ năm ngoái xuất khẩu giảm vì phải thực hiện giãn cách xã hội khi dịch bệnh covid-19 bùng phát.

Hiện tại, thị trường cà phê xuất khẩu Việt Nam lắng đọng do giá đầu vào cao hơn đầu ra. Giá mua vào tương đương với 1.850 Usd/tấn chưa cộng phí nhưng bên mua chỉ trả 1.830 USD/tấn Fob. Giá xuất khẩu loại 2, tối đa 5% đen vỡ đang được chào mua trừ 150 USD/tấn (1.980-150) nên giá bán phải 1.950 USD/tấn mới cân bằng.

9 tháng đầu niên vụ 2021-2022, Colombia xuất khẩu đạt 9.197.000 bao, giảm 184.000 hay 1,96% so với năm trước đó. Trong đó, tháng 06/22, Colombia xuất khẩu đạt 939.000 bao tăng 5,51% so với cùng kỳ 2021.

Tám tháng đầu 2021-2022 đến hết tháng 05/22, Bờ Biển Ngà xuất khẩu đạt 227.967 bao, một con số nhỏ đến bất ngờ do tình hình lộn xộn nội bộ.

Xuất khẩu tiêu trong tháng 6 giảm hơn 8% so với tháng 5

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giao dịch trong khoảng từ 66.500 – 70.000 đồng/kg.

Cụ thể, tại Gia Lai, Đồng Nai là 66.500 đồng/kg, tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk: 67.500 đồng/kg; Bình Phước: 68.500 đồng/kg và Bà Rịa - Vũng Tàu: 70.000 đồng/kg.

Thị trường nông sản 15/7: Giá cà phê bật tăng, cao su giảm, tiêu đi ngang - Ảnh 2.

Tháng 6/2022 Việt Nam xuất khẩu được 24.214 tấn, trong đó tiêu trắng đạt 3.085 tấn. Lũy kế khối lượng xuất khẩu hạt tiêu trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt tổng cộng 123.641 tấn tiêu các loại, giảm 30.316 tấn, tức giảm 19,69 % so với khối lượng xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2021.

Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong tháng 6/2022 đạt 4.134 USD/tấn, giảm 8,24 % so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 5/2022.

Giá tiêu sụt giảm liên tiếp trong vài tháng qua là do xung đột tại Đông Âu và dịch bệnh Covid-19 lây lan khiến tiêu thụ toàn cầu sụt giảm, trong khi nhà nhập khẩu lo ngại việc thắt chặt tiền tệ của các ngân hàng trung ương sắp tới để ngăn chặn lạm phát toàn cầu và kinh tế thế giới suy thoái sẽ khiến hàng hóa nông sản phải gánh thêm lãi suất cơ bản ở mức cao.

Tại Việt Nam, VPA ước tính sản lượng tiêu Việt Nam trong năm 2022 có thể giảm 10% còn 175.000 tấn. Hiện Việt Nam đang chiếm tới hơn 50% thị phần tiêu trên toàn thế giới.

Về niên vụ 2023, trong nước hiện đã ghi nhận những tín hiệu khả quan đầu tiên. Đó là việc mùa mưa đến đúng lúc, và quá trình thụ phấn của cây tiêu tốt hơn so với năm ngoái.

Tuy vậy thời gian qua, tại một số huyện, thị xã vùng Tây Nguyên đã xuất hiện nhiều loại sâu bệnh gây hại cây trồng. Mặc dù ngành chức năng đã triển khai nhiều biện pháp phòng trừ nhưng đến nay diện tích cây trồng bị sâu bệnh vẫn tăng.

Chưa kể, đến thời điểm này, diện tích trồng tiêu một số nơi ở Tây Nguyên cũng giảm so với cùng kỳ năm 2021. Nguyên nhân là khi được giá, nông dân đầu tư trồng tiêu trên nhiều loại đất khác nhau, chăm bón nhiều phân vô cơ, phân bón lá, kích thích sinh trưởng, sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật...

Khi giá tiêu giảm mạnh nông dân đã không chăm sóc, không phòng trừ sâu bệnh dẫn đến cây tiêu bị suy kiệt, giảm sức chống chịu với dịch bệnh nên tiêu chết hàng loạt.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu của sản lượng tiêu giảm trên phạm vi toàn cầu những năm qua do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; nhiều vườn tiêu già đã quá tuổi kinh doanh nên năng suất thấp, nông dân không mặn mà chăm sóc vì lợi nhuận thấp; và dịch bệnh trên cây tiêu vẫn chưa có thuốc đặc trị.

Giá cao su giảm nhẹ

Giá cao su ngày hôm nay giảm nhẹ trên thị trường châu Á.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su kỳ hạn giao tháng 11/2022, giảm 0,1 JPY/kg, tương đương 0,04% và giao dịch ở mức 245,4 JPY/kg, .

Giá cao su kỳ hạn tháng 7/2022 trên sàn Thượng Hải giảm 130 CNY/tấn, tương đương 1,08% và giao dịch ở mức 11.920 CNY/tấn.

Giá cao su tại Nhật Bản vững trong phiên vừa qua với biên độ dao động hẹp. Thị trường đang lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu khi dịch COVID-19 tái bùng phát ở Trung Quốc và Nhật Bản, tuy nhiên đồng yen yếu đi và giá cao su ở Thượng Hải tăng ngăn giá giảm mạnh.

Giá cao su giao tháng 8 trên nền tảng SICOM của Sàn giao dịch Singapore giảm 0,1% xuống 160,4 US cent/kg.

Thị trường nông sản 15/7: Giá cà phê bật tăng, cao su giảm, tiêu đi ngang - Ảnh 3.

Xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 5/2022 đạt khoảng 110 nghìn tấn, trị giá 181 triệu USD. Con số này tăng 40,4% về lượng và tăng 27,9% về trị giá so với tháng 4/2022.

Trong 4 tháng đầu năm 2022, hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 60,1% tổng lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, với 291,83 nghìn tấn, trị giá 508,25 triệu USD, tăng 2,3% về lượng và tăng 10,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tới 99,7% tổng lượng hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp xuất khẩu của cả nước, với 209,88 nghìn tấn, trị giá 505,99 triệu USD, tăng 13,6% về lượng và tăng 23,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Nhìn chung trong 4 tháng đầu năm 2022, nhiều chủng loại cao su xuất khẩu đều tăng mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2021, trong đó đáng chú ý như: Cao su tổng hợp, cao su hỗn hợp (HS: 4005), SVR20, Skim block, SVR10, RSS3,... Tuy nhiên các chủng loại này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam.

Về giá xuất khẩu, trong 4 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân một số chủng loại cao su có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm 2021, trong đó đáng chú ý như: SVR10, cao su tổng hợp, SVR20, SVR5….

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement