Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thị trường nông sản đầu tuần lặng sóng, hồ tiêu ghi nhận tín hiệu tích cực

Giá cả hàng hóa

04/07/2022 07:55

Thị trường nông sản đầu tuần ghi nhận không có nhiều biến động khi giá cà phê, cao su chưa ghi nhận tín hiệu hồi phục, trong khi hồ tiêu dự báo sẽ có nhiều tiến triển tốt.

Giá cà phê đi ngang

Giá cà phê hôm nay 4/7 trong khoảng 41.900 - 42.400 đồng/kg. Cụ thể tại Lâm Đồng: 41.900 đồng/kg, Đắk Lắk: 42.400 đồng/kg, Đắk Nông: 42.200 đồng/kg, Gia Lai: 42.300 đồng/kg, Kon Tum: 42.300 đồng/kg. 

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2022 giảm 27 USD/tấn ở mức 1.991 USD/tấn, giao tháng 9/2022 giảm 27 USD/tấn ở mức 2.006 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2022 giảm 5,15 cent/lb, ở mức 228,45 cent/lb, giao tháng 9/2022 giảm 5,45 cent/lb, ở mức 224,65 cent/lb.

Thị trường nông sản đầu tuần lặng sóng, hồ tiêu ghi nhận tín hiệu tích cực - Ảnh 1.

Cà phê dự kiến sẽ giao dịch ở mức 235,49 USd / Lbs vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích.

Thị trường cà phê những ngày này nổi bật là sức ép bán hàng vụ mới từ nhà sản xuất cà phê hàng đầu thế giới hiện đang thu hoạch vụ mùa mới của niên vụ cà phê 2022/2023, rơi vào năm cây cà phê arabica được mùa theo chu kỳ “hai năm một” với dự kiến sản lượng tăng, bất chấp nông dân cà phê Brazil phàn nàn sản lượng vụ thu hoạch năm nay sẽ không như họ kỳ vọng.

Thực tế này được nhà môi giới Safras&Mercado (Brazil) khẳng định thêm khi họ đoán đến nay cà phê Brazil đã thu hái 40% (của sản lượng 61,1 triệu bao theo dự đoán của họ) tức chừng 24,5 triệu bao. Tỷ lệ cà phê thu hái chính được cho là robusta. Con số này không thể là 50/50 robusta và arabica vì arabica Brazil vào chính vụ hái bắt đầu từ tháng 7. Như vậy, so với tỷ lệ thu hái bình quân 5 năm là 44%, rất có thể vụ thu hoạch này của Brazil được mùa, lượng cà phê nhiều, nên thu hái chậm hơn.

Hỗ trợ cho việc bán hàng vụ mới còn có tỷ giá đồng Real của Brazil giảm xuống mức thấp gần 5 tháng đã thúc đẩy người Brazil mạnh tay bán cà phê xuất khẩu vì họ đang có lợi khi tính theo tỷ giá nội tệ và USD.

Tuy nhiên, thông tin trái chiều là tồn kho ICE đã giảm xuống mức thấp 20 năm, lại dấy lên mối lo nguồn cung trong ngắn hạn, trong khi các nước sản xuất arabica chế biến ướt truyền thống ở khu vực Trung Mỹ hầu như không còn thấy hạt cà phê nào được giao về các cảng xuất khẩu.

Indonesia báo cáo xuất khẩu cà phê robusta trong 8 tháng đầu niên của niên vụ cà phê hiện tại 2021/2022 đạt xấp xỉ mức trung bình cùng kỳ trong vòng 5 năm vừa qua.

Tổng cục Thống kê Việt Nam ước báo xuất khẩu cà phê 6 tháng đầu năm 2022 đã tăng tới 21,7% so với cùng kỳ, trong bối cảnh Brazil vừa hoàn tất thu hoạch vụ mùa Conilon robusta năm nay với dự kiến sản lượng đạt mức kỷ lục 17,72 triệu bao, theo khảo sát lần 2 của Conab.

Theo Hội đồng Cà phê Ấn Độ (Coffee Board), các lô hàng cà phê từ Ấn Độ - nhà sản xuất và xuất khẩu lớn thứ ba châu Á, đã đạt mức 224.293 tấn trong nửa đầu năm Dương lịch hiện tại. So với mức 188.736 tấn trong cùng kỳ năm ngoái, sản lượng cà phê xuất khẩu của Ấn Độ trong nửa đầu năm nay tăng 19%.

Ấn Độ xuất khẩu cả hai loại cà phê robusta và arabica ra thị trường thế giới, bên cạnh các sản phẩm cà phê hòa tan. Theo dữ liệu mới nhất từ Coffee Board, lô cà phê robusta xuất khẩu đã đạt mức 132.852 tấn trong thời gian từ tháng 1-6/2022. Con số này tăng 39,43% so với mức 95.280 tấn ghi nhận được trong cùng kỳ năm 2021.

Giá tiêu đi ngang

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương, giao dịch từ 69.000 – 72.000 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai, Đồng Nai: 69.000 đồng/kg, Đắk Nông, Đắk Lắk: 70.500 đồng/kg; Bình Phước: 71.000 đồng/kg và Bà Rịa - Vũng Tàu: 72.000 đồng/kg.

Thị trường nông sản đầu tuần lặng sóng, hồ tiêu ghi nhận tín hiệu tích cực - Ảnh 2.

Thông tin tích cực trong tuần đó là số liệu xuất khẩu hồ tiêu tháng 6/2022 đạt gần 25.000 tấn, cao nhất từ đầu năm, đưa giá trị kim ngạch vượt mốc nửa tỷ USD sau nửa đầu của năm 2022. Lực mua tăng từ thị trường Trung Quốc được đánh giá là động lực giúp xuất khẩu hồ tiêu tiếp tục phát triển.

Trên thị trường Ấn Độ, giá tiêu kỳ hạn tuần trước cho thấy xu hướng giảm do nông dân và thương nhân thanh lý. Tuy nhiên, thị trường giao ngay vẫn ổn định trong suốt tuần cho đến phiên giao dịch thứ 7 khi ghi nhận giảm 100 Rupee/tạ.

Áp lực bán đã được ghi nhận từ khắp Kerala nhằm đáp ứng nhu cầu tiền mặt để chi tiêu cho lễ hội Onam. Đồng thời, nhu cầu từ các nhà xuất khẩu cũng như từ thị trường nội địa được cho là rất cao.

Giá tiêu Ấn Độ hiện đang ở mức cạnh tranh sau khi đồng Rupee suy yếu hồi đầu tuần và trước đó. Có một số nhà xuất khẩu đã thực hiện một số hợp đồng với người mua ở nước ngoài.

Trong khi đó, các đại lý ở Tamil Nadu đã bán theo giá thị trường để giao sau bằng tiền mặt và thực hiện tại chỗ.

Vào cuối tuần, tất cả các hợp đồng đang hoạt động trên sàn giao dịch NMCE đều giảm đáng kể. Cụ thể, hợp đồng tháng 9, tháng 10 và tháng 11 giảm lần lượt 1.242 Rupee, 1.366 Rupee và 1.567 Rupee xuống 43.350 Rupee/tạ, 44.100 Rupee/tạ và 44.133 Rupee/tạ (tương đương 6.827 USD/tấn, 6.945 USD/tấn và 6.950 USD/tấn). (1 USD = 63,50 Rupee)

Tổng khối lượng giao dịch tăng 10 tấn lên 160 tấn. Tuần trước, tổng hợp đồng mở đã tăng 1 tấn lên 160 tấn. Giá giao ngay trong nước giảm 100 Rupee/tạ (6.425 USD/tấn) đối với tiêu xô và 42.800 Rupee/tạ (6.740 USD/tấn) đối với tiêu chọn lọc.

Hồ tiêu đặc sản Ấn Độ trên thị trường quốc tế vẫn đứng ở mức 7.100 USD/tấn ở châu Âu và 7.350 USD/tấn tại Mỹ và vẫn duy trì mức giá cạnh tranh so với tiêu từ các nước khác.

Giá cao su biến động trái chiều

Giá cao su kỳ hạn trên các sàn thế giới biến động trái chiều trong phiên sáng nay. Tuy nhiên, nhu cầu đối với cao su từ Trung Quốc dự kiến sẽ tăng do nước này đã bắt đầu nới lỏng một số hạn chế liên quan đến COVID-19.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 7/2022 ghi nhận mức 259,8 yen/kg, giảm 0,31% (tương đương 0,8 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h50 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 7/2022 được điều chỉnh lên mức 12.865 nhân dân tệ/tấn, tăng 0,74% (tương đương 95 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Thị trường nông sản đầu tuần lặng sóng, hồ tiêu ghi nhận tín hiệu tích cực - Ảnh 3.

Theo thống kê hải quan, trong 6 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu cao su ước đạt 1,54 tỷ USD, sản lượng 772.000 tấn, tăng hơn 8% về lượng và 28% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

Thông tin từ Hiệp hội cao su Việt Nam, giá cao su xuất khẩu bình quân trong tháng 6/2022 đạt kỷ lục, gần 1.700 USD/tấn. Nhìn chung, trong những tháng đầu năm 2022, nhiều chủng loại cao su xuất khẩu đều tăng mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong các thị trường nhập khẩu cao su Việt Nam, Trung Quốc chiếm tới 99,7% tổng lượng hỗn hợp cao su tự nhiên cao su tổng hợp xuất khẩu của Việt Nam, với sự gia tăng xuất khẩu cả về lượng và giá trị trong những tháng đầu năm.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Nhật Bản và Hàn Quốc là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Trung Quốc.

Trong thời gian này, Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu cao su từ một số thị trường như: Thái Lan, Việt Nam, Nhật Bản, Lào, Myanmar, Bờ Biển Ngà… và Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 2 cho Trung Quốc với gần 1 tỷ USD, tăng 4,1% so với cùng kì năm 2021.

Mỗi tháng Trung Quốc tiêu thụ khoảng 500.000 tấn cao su tự nhiên, trong khi nguồn cung nội địa chỉ đáp ứng được khoảng 115.000 tấn. Do vậy, nhu cầu nhập khẩu cao su của Trung Quốc khá lớn.

Tuy nhiên, tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng do chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến tiêu thụ cao su của Trung Quốc trong năm 2022.

Còn tại các thị trường khác như Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Ấn Độ, dự báo nhu cầu cao su tiếp tục xu hướng tăng nhờ kinh tế ở các thị trường này đang dần hồi phục sẽ là tín hiệu lạc quan cho việc xuất khẩu cao su Việt Nam.

Dự báo, nguồn cung cao su toàn cầu đang tiếp tục thiếu hụt so với nhu cầu và sẽ gia tăng thiếu hụt trong những năm tiếp theo cho đến năm 2028, thậm chí có thể kéo dài đến năm 2031 do khoảng cách cung và cầu ngày càng lớn, đại diện Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) dự báo trước đó.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement