Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thị trường nông sản tiếp tục trầm lắng

Giá cả hàng hóa

25/06/2022 08:27

Thị trường nông sản ngày 25/6 ghi nhận giá cà phê và cao su giảm trong khi giá hồ tiêu đi ngang chờ diễn biến thị trường.

Giá cà phê tiếp đà giảm

Giá cà phê hôm nay 25/6 trong khoảng 34.400 - 35.400 đồng/kg. Cụ thể tại Lâm Đồng: 34.400 đồng/kg, Đắk Lắk: 35.400 đồng/kg, Đắk Nông: 35.300 đồng/kg, Gia Lai: 35.200 đồng/kg, Kon Tum: 35.300 đồng/kg. 

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2021 tăng 38 USD/tấn ở mức 1.631 USD/tấn, giao tháng 9/2021 tăng 27 USD/tấn ở mức 1.650 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2021 giảm 0,75 cent/lb ở mức 152.4 cent/lb, giao tháng 9/2021 tăng 0,35 cent/lb ở mức 154.25 cent/lb.

Nông sản cuối tuần ghi nhận xu hướng giảm - Ảnh 1.

Cà phê dự kiến sẽ giao dịch ở mức 234,59 USd / Lbs vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích. Về phía trước, chúng tôi ước tính nó sẽ giao dịch ở mức 256,72 trong thời gian 12 tháng.

Theo Tổ chức Cà phê Quốc (ICO), các lô cà phê hàng xuất khẩu của Ấn Độ tăng 7,8% lên 0,6 triệu bao vào tháng 4 và tăng 36,5% lên 4,23 triệu bao trong 7 tháng đầu vụ 2021 - 2022.

Tương tự, xuất khẩu cà phê từ Indonesia tăng 13,6% lên 0,5 triệu bao vào tháng 4 và tăng 17,0% lên 4,9 triệu bao trong 7 tháng đầu niên vụ hiện tại.

Xuất khẩu của Indonesia tăng mạnh là nhờ lượng cà phê hòa tan được vận chuyển ra nước ngoài tăng lên 1,6 triệu bao trong 7 tháng đầu niên vụ hiện tại so với chỉ 1,1 triệu bao của cùng kỳ.

Trong khi đó, xuất khẩu cà phê của khu vực châu Phi giảm 10,1% trong tháng 4, xuống mức 1,1 triệu bao. Trong 7 tháng đầu năm cà phê hiện tại, xuất khẩu của khu vực này đã giảm xuống 7,3 triệu bao từ mức 7,5 triệu bao của cùng kỳ.

Uganda là nguyên nhân chính khiến xuất khẩu của khu vực này giảm mạnh do hạn hán ở một số vùng trồng cà phê của Uganda khiến sản lượng sụt giảm.

Cụ thể, xuất khẩu của Uganda đã giảm 24,1% xuống 0,4 triệu bao trong tháng 4. Qua đó, đưa xuất khẩu của nước này trong 7 tháng đầu niên vụ hiện tại giảm xuống còn 3,3 triệu bao từ mức 3,4 triệu bao của cùng kỳ.

Ngoài ra, xuất khẩu của Ethiopia tăng mạnh 24,2% trong 7 tháng đầu niên vụ hiện tại trong khi Tanzania tăng nhẹ 0,1%.

Còn tại khu vực Trung Mỹ và Mexico, xuất khẩu của khu vực này trong tháng 4 đã tăng 0,8% lên 2,1 triệu bao và lũy kế trong 7 tháng tăng 4,7%, đạt tổng cộng 8,6 triệu bao.

Trong tháng 4, xuất khẩu của Costa Rica và Mexico giảm lần lượt là 33% và 12,3%, trái lại Guatemala và Nicaragua tăng lần lượt là 4,7% và 22%.

Honduras - nhà xuất khẩu lớn nhất trong khu vực, đã xuất khẩu gần 0,8 triệu bao trong tháng 4, đưa xuất khẩu của nước này trong 7 tháng đầu niên vụ hiện tại lên gần 3 triệu bao, tăng 1,1% so với cùng kỳ vụ trước.

Giá tiêu lặng sóng

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương, giao dịch từ 70.500 - 73.500 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai, Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 70.500 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk: 72.000 đồng/kg; Bình Phước: 72.500 đồng/kg và Bà Rịa - Vũng Tàu: 73.500 đồng/kg.

Nông sản cuối tuần ghi nhận xu hướng giảm - Ảnh 2.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), năm 2021, thị trường Trung Quốc nhập 38.259 tấn hồ tiêu từ Việt Nam, giảm 31,7% so với năm trước đó. Như vậy, trung bình hằng năm, quốc gia này hấp thụ 40.000 - 50.000 tấn hồ tiêu từ Việt Nam.

Trong khi đó, 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu hồ tiêu sang Trung Quốc mới đạt chưa đến 3 ngàn tấn. Theo các chuyên gia, lượng xuất khẩu sang Trung Quốc tiếp tục tăng vọt cho đến cuối năm. Đây sẽ là động lực để giá tiêu nội địa có thể kết thúc năm với con số 100.000 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, dựa trên dữ liệu từ Viện Địa lý và thống kê quốc gia Brazil (IBGE), khoảng 93% lượng tiêu đen hiện đang được sản xuất tại phía Bắc của bang Espírito Santo.

Sự tăng trưởng trong sản xuất tiêu ở khu vực này là nhờ vào khí hậu nóng ẩm, thổ nhưỡng thuận lợi cho việc trồng trọt.

Trong khi đó, tại Indonesia, thu hoạch tiêu cũng đã bắt đầu ở Bangka, Belitung, và dự kiến sẽ diễn ra ở tất cả các địa điểm khác vào cuối tháng 6. Do đó, lượng khách đến mua hàng dự kiến sẽ tăng vào tháng 7 tới.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC), tổng nguồn cung toàn cầu năm 2022 ước đạt 535 ngàn tấn, giảm 2,6% so với năm 2021 và lượng giảm chủ yếu đến từ Việt Nam và Indonesia.

Giá cao su giảm

Giá cao su kỳ hạn trên Sàn TOCOM giảm nhẹ, trong khi đó giá tại Thượng Hải giữ đà tăng sau phiên giao hôm qua.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su hôm nay, kỳ hạn tháng 9/2022, tăng lên mức 253,9 JPY/kg, tăng nhẹ 0,1 yên, tương đương 0,04%.

Giá cao su kỳ hạn tháng 6/2022 trên sàn Thượng Hải tăng nhẹ 60 CNY, ghi nhận 12.650 CNY/tấn, tương đương 0,48%.

Giá cao su trên thị trường châu Á biến động trái chiều. Theo đó, giá cao su tại Nhật Bản duy trì tăng, song đà tăng được hạn chế bởi đồng JPY yếu và hy vọng Mỹ có thể cắt giảm một số thuế quan đối với Trung Quốc.

Giá mủ cao su của Thái Lan xuống mức thấp nhất kể từ ngày 28/1 tại 45,25 baht (1,28 USD)/kg do đang mùa cao điểm ở Thái Lan tức là nguồn cung cao trong vài tuần.

Nông sản cuối tuần ghi nhận xu hướng giảm - Ảnh 3.

Cao su dự kiến sẽ giao dịch ở mức 264,15 JPY / kg vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích. Trong tương lai, chúng tôi ước tính nó sẽ giao dịch ở mức 280,24 trong thời gian 12 tháng.

Giá cao su tự nhiên kỳ hạn chạm đáy quanh mốc 250 JPY / kg, rời xa mức đỉnh trong hơn hai tháng là 270 JPY trong bối cảnh lo ngại kéo dài về suy thoái toàn cầu sau khi Mỹ và một số nước châu Âu tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát cao ngất trời.

Hoạt động kinh tế chậm lại ở Trung Quốc trong bối cảnh các đợt bùng phát virus coronavirus dai dẳng cũng làm giảm nhu cầu từ quốc gia tiêu thụ cao su hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, việc phục hồi nguồn cung cao su từ các nước sản xuất lớn như Thái Lan và Việt Nam đã giúp hạn chế giá cả. Trong khi đó, dự trữ cao su OSE của Nhật Bản tại các kho được chỉ định giảm 87 tấn xuống khoảng 7.455 tấn, trong khi tại Thượng Hải INE giảm 6.734 tấn. Mặt khác, tồn kho tại Shanghai SHFE tăng 1.402 tấn. 

Việt Nam là thị trường lớn nhất cung cấp cao su tự nhiên cho Ấn Độ trong ba tháng đầu năm 2022 với 34,85 nghìn tấn, trị giá 69,31 triệu USD, tăng 35,4% về lượng và tăng 45,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Ấn Độ chiếm 24,7%, tăng so với mức 21,4% của cùng kỳ năm 2021.

Cơ cấu thị trường chính cung cấp cao su tự nhiên cho Ấn Độ trong ba tháng đầu năm 2022 có sự thay đổi khi thị phần cao su của Indonesia và Thái Lan trong tổng nhập khẩu của Ấn Độ giảm mạnh; trong khi đó thị phần cao su của Việt Nam, Malaysia và Bờ Biển Ngà tăng lên.

Trong khi đó, Ấn Độ lại giảm nhập khẩu cao su tổng hợp (mã HS: 4002). Trong ba tháng đầu năm 2022, Ấn Độ nhập khẩu 121,28 nghìn tấn cao su tổng hợp, trị giá 299,74 triệu USD, giảm 27,3% về lượng và giảm 8,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Hàn Quốc, Nga, Nhật Bản, Ba Lan và Singapore là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su tổng hợp cho Ấn Độ. Nhập khẩu cao su từ các thị trường này đều giảm so với cùng kỳ năm 2021.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement