Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Xuất khẩu cà phê trong tháng 6 của Việt Nam khả quan

Giá cả hàng hóa

11/07/2022 08:56

Trong tháng 6/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam khả quan, đạt mức trung bình khoảng 2.309 USD/tấn, tăng 1,3% so với tháng 5/2022 và tăng 18,9% so với tháng 6/2021.

Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng trong tháng 6

Giá cà phê hôm nay 11/7 dao động trong khoảng 41.700 - 42.200 đồng/kg. 

Cụ thể, tại Lâm Đồng là 41.700 đồng/kg, tại Đắk Lắk là 42.200 đồng/kg, Đắk Nông là 41.100 đồng/kg, Gia Lai là 42.000 đồng/kg, Kon Tum là 42.100 đồng/kg. 

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2022 tăng 37 USD/tấn ở mức 1.970 USD/tấn, giao tháng 9/2022 tăng 37 USD/tấn ở mức 1.981 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2022 tăng 0,7 cent/lb, ở mức 222,9 cent/lb, giao tháng 9/2022 tăng 1,55 cent/lb, ở mức 220,45 cent/lb.

Thị trường nông sản đầu tuần lặng sóng - Ảnh 1.

Tháng 6/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước tính đạt mức 2.309 USD/tấn, tăng 1,3% so với tháng 5/2022 và tăng 18,9% so với tháng 6/2021. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt 2.258 USD/ tấn, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Cuối tháng 6/2022, giá cà phê thế giới giảm so với cuối tháng 5/2022. Nguyên nhân do áp lực từ chính sách thắt chặt tiền tệ tác động tiêu cực lên tâm lý thị trường toàn cầu nói chung. Bên cạnh đó, nguồn cung dồi dào khiến giá cà phê tiếp tục giảm.

Tuy nhiên, trái ngược với giá thế giới, giá cà phê Robusta nội địa cuối tháng 6/2022 vẫn cho thấy tăng so với cuối tháng 5/2022. Việt Nam là quốc gia lớn thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê, chỉ đứng sau Brazil. Theo đánh giá, trong năm 2022, nguồn cà phê từ Brazil giảm sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nói chung, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, Mỹ là thị trường xuất khẩu cà phê lớn thứ 5 của Việt Nam và đây cũng là thức uống được ưa chuộng nhất ở quốc gia này. Đặc biệt, cà phê có lượng tiêu thụ cao nhất sau cacbonat và nước uống đóng chai trong thị trường đồ uống không cồn.

Nghiên cứu cũng chỉ rõ việc tiêu thụ cà phê ngăn ngừa các loại ung thư, giảm cholesterol, tăng cường miễn dịch, tạo điều kiện giảm cân và ngăn ngừa các bệnh thần kinh. Do đó, những lợi ích sức khỏe liên quan đến cà phê cùng với xu hướng tiêu dùng thay đổi được dự đoán là sẽ thúc đẩy thị trường cà phê của Mỹ. Bên cạnh đó, xu hướng tiêu thụ cà phê tại nhà gia tăng. Điều này sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng xuất khẩu tại thị trường này, do chủ yếu là Robusta.

Thị trường tiêu không có nhiều biến động

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giao dịch từ 67.500 – 70.500 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai, Đồng Nai: 67.500 đồng/kg, Đắk Nông, Đắk Lắk: 68.500 đồng/kg; Bình Phước: 69.500 đồng/kg và Bà Rịa - Vũng Tàu: 70.500 đồng/kg.

Thị trường nông sản đầu tuần lặng sóng - Ảnh 2.

Giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam trong nửa đầu năm nay ước đạt mức 4.546 USD/tấn, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2021. Điều này giúp kim ngạch xuất khẩu tiêu vẫn tăng trưởng mặc dù lượng giảm 19%.

Theo đánh giá, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ chậm lại trong những quý tới do người tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chủ chốt như Mỹ và châu Âu thắt chặt chi tiêu. Trong khi đó, thị trường Trung Quốc dù có tăng tốc nhưng dự báo giá tiêu chưa thể tăng trở lại trong ngắn hạn.

Thị trường Trung Quốc, tháng 6/2022 nhập 2.999 tấn, cao hơn tổng lượng nhập khẩu từ tháng 1 đến tháng 5 là 2.610 tấn, đưa tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2022 đạt 5.609 tấn, tuy nhiên nhập khẩu của Trung Quốc giảm 80,2% so với cùng kỳ.

Trong nửa đầu năm nay, xuất khẩu của khối doanh nghiệp ngoài Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) ghi nhận sự sụt giảm tới 53,5% so với cùng kỳ năm ngoái do thị trường tiêu thụ chủ yếu là Trung Quốc gặp nhiều khó khăn.

Sự sụt giảm này cũng bắt đầu lan sang các doanh nghiệp thuộc VPA khi số liệu cho thấy xuất khẩu của khối này trong tháng 6 đạt thấp nhất 4 tháng gần đây (18.629 tấn), qua đó khiến xuất khẩu 6 tháng giảm 5,9%.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành hồ tiêu vẫn ghi nhận mức tăng trưởng xuất khẩu lên tới hai con số trong nửa đầu năm nay. Trong đó, Trân Châu tiếp tục đứng đầu xuất khẩu trong 6 tháng với khối lượng 16.131 tấn, tăng 16,1%.

Tiếp theo là Olam đạt 14.029 tấn, tăng 19,8%; Haprosimex JSC đạt 7.695 tấn, tăng 21,3%, Harris Freeman tăng 40,3%, DK Commodity tăng 16,2%, Ottogi Việt Nam tăng 72,7%…

Ngược lại, một số doanh nghiệp khác có lượng xuất khẩu giảm như: Nedspice đạt 9.602 tấn, giảm 0,2%; Phúc Sinh đạt 8.119 tấn, giảm 5,5%; Liên Thành giảm 28,9%, Gia vị Sơn Hà giảm 28,4%...

Giá cao su đồng loạt tăng

Giá cao su đầu tuần đồng loạt tăng các thị trường châu Á, giá cao su kỳ hạn cũng tăng trở lại, một dấu hiệu tích cực cho thị trường.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su hôm nay, kỳ hạn tháng 9/2022, tăng mạnh lên mức 249,4 JPY/kg, tăng mạnh 1,9 yên, tương đương 0,77%.

Giá cao su kỳ hạn tháng 6/2022 trên sàn Thượng Hải tăng mạnh lên mức 85 CNY, ghi nhận 12.590 CNY/tấn, tương đương 0,68%.

Giá tại Nhật Bản liên tục giảm thời gian vừa qua là do gia tăng lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu và khi dịch Covid-19 tại nước mua hàng đầu – Trung Quốc - tiếp tục bùng phát, dấy lên mối lo ngại về nhu cầu chậm lại.

Giá cao su kỳ hạn tháng 8 trên sàn Singapore giảm 1,5% xuống 160,1 US cent/lb.

Thị trường nông sản đầu tuần lặng sóng - Ảnh 3.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết nửa cuối tháng 6/2022, giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt châu Á tăng mạnh trở lại sau khi giảm trong nửa đầu tháng.

Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su đã giảm xuống mức 12.400 NDT/tấn vào ngày 22/6, sau đó liên tục tăng trở lại tới cuối tháng 6, nhưng vẫn giảm so với cuối tháng 5/2022.

Tại Thái Lan, giá giảm mạnh so với cuối tháng trước. Giá thấp do nguồn cung cao trong mùa cao điểm khai thác mủ ở Thái Lan.

Giá cao su Nhật Bản chạm mức cao nhất trong hai tuần do thị trường chứng khoán Tokyo mạnh lên và nhu cầu cao su tự nhiên tại Trung Quốc trong tháng 6/2022 được cải thiện hơn so với các tháng trước. Tuy nhiên đà tăng vẫn bị hạn chế bởi nguồn cung của Thái Lan tăng do vào đợt khai thác mủ.

Theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), trong tháng 5, nguồn cung cao su tự nhiên toàn cầu tiếp tục cải thiện, với sản lượng đạt 991.000 tấn, tăng 5,3% so với tháng 4/2022; trong khi nhu cầu ước tính đạt gần 1,2 triệu tấn.

Do đó nguồn cung thiếu hụt khoảng 198.000 tấn. ANRPC dự báo nguồn cung cao su toàn cầu tiếp tục thiếu hụt so với nhu cầu trong các năm tới.

Trong khi đó, tại thị trường Việt Nam, trong tháng 6, giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước giảm so với cuối tháng 5/2022.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement