Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vũ khí hạt nhân, lá bài tẩy cuối cùng của ông Putin

Phân tích

25/09/2022 19:26

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 21/9 thông báo huy động hàng trăm lính dự bị đi chiến đấu ở Ukraina, đồng thời đe dọa phương Tây về vũ khí hạt nhân.
news

Về mối đe dọa hạt nhân, Jean-Louis Lozier của Viện Quan hệ Quốc tế Pháp nhận định rằng tuyên bố lần này của ông Putin đã tăng thêm một nấc, "chứng tỏ đang trong thế thua cuộc". 

Từ đầu năm nay, chủ nhân Điện Kremlin không ngừng nhắc nhở rằng Nga là "cường quốc hạt nhân", bắn các tên lửa có thể mang theo đầu đạn hạt nhân trong một cuộc tập trận lớn, đặt lực lượng chiến lược trong tình trạng cảnh báo ít lâu sau khi đưa quân sang Ukraina và dọa dẫm "đáp trả khủng khiếp". Kremlin còn cho xuất hiện 6 tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân (2 chiếc tại Thái Bình Dương và 4 chiếc ở Mourmansk) vài ngày sau khi gây chiến.

Nhà nghiên cứu Andrey Baklitskiy của Viện nghiên cứu giải trừ quân bị Mỹ lưu ý, ông Putin đã thêm vào chữ "toàn vẹn lãnh thổ" và những quan niệm rất trừu tượng nhằm biện minh cho việc tấn công hạt nhân trong một cuộc chiến tranh quy ước. 

"Toàn vẹn lãnh thổ" có được áp dụng cho các vùng đất mà Moscow đang chuẩn bị sáp nhập? Nga có dùng ngọn lửa hạt nhân để dọa Kiev, chiếm cho được những vùng do Ukraina kiểm soát? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Ukraina giành lại được lãnh thổ của mình?

Tuy những câu hỏi này hiện chưa có câu trả lời, nhưng Baklitskiy nhấn mạnh việc sử dụng vũ khí hạt nhân là "một quyết định sẽ thay đổi thế giới", phá vỡ điều cấm kỵ từ 80 năm qua.

Vũ khí hạt nhân, lá bài tẩy cuối cùng của ông Putin - Ảnh 1.

Liên bang Nga được biết đến là quốc gia sở hữu ba loại vũ khí hủy diệt hàng loạt gồm vũ khí hạt nhân, sinh học và vũ khí hóa học. Đây là một trong năm quốc gia có vũ khí hạt nhân được công nhận theo Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Vũ khí quen thuộc của Putin: Gieo rắc sợ hãi

Tờ "Libération" nhận định rằng bài diễn văn của Putin hôm 21/9 không còn những nhập nhằng giữa "chiến dịch đặc biệt" và "phi quốc xã hóa". Sau 7 tháng giao tranh ác liệt, Nga phải tìm mọi cách bù đắp số lính tử trận. Đó là lời thú nhận yếu kém của Putin – vốn từng cho rằng sẽ nuốt trọn được Ukraina trong 3 ngày.

Quân dự bị có thể dễ dàng huy động như những tù nhân hay người thất nghiệp ở những địa phương hẻo lánh? Quân đội Nga liệu có đủ quân phục, vũ khí hạng nhẹ và hạng nặng, đạn dược, xe tăng, xe chở lính mà hiện nay vẫn rất thiếu thốn? Để tránh những câu hỏi này, Tổng thống Nga đã chọn loại vũ khí mà ông ta sành sỏi nhất, đó là nỗi sợ hãi.

Ngay từ đầu, Putin đã tìm cách làm người ta phải run sợ bằng đủ mọi biện pháp, từ gây thiếu hụt lúa mì, khí đốt cho đến nguy cơ phóng tên lửa vào nhà máy điện nguyên tử zaporizhzhia, hy vọng phương Tây sẽ nhượng bộ. 

Lần này ông ta hàm ý sẽ không ngần ngại dùng vũ khí hạt nhân. Trước sự điên cuồng này, phương Tây chắc chắn không thể lùi bước, mà cần kiên quyết và đoàn kết bên cạnh Ukraina.

Nga sở hữu khoảng 5.977 đầu đạn hạt nhân tính đến năm 2022, kho dự trữ đầu đạn hạt nhân lớn nhất thế giới; kho dự trữ lớn thứ hai với 5.428 đầu đạn thuộc về Hoa Kỳ. Số lượng tên lửa đã triển khai của Nga (những tên lửa thực sự sẵn sàng phóng) vào khoảng 1.588, đứng thứ hai sau Mỹ với 1.644.

Các vũ khí còn lại nằm trong kho dự trữ, hoặc đã hết hạn và dự kiến tháo dỡ. Trước đó, Nhà nước Liên Xô đã đạt tới mức dự trữ cao nhất khoảng 45.000 đầu đạn hạt nhân vào năm 1986. Số lượng vũ khí mà Nga có thể sở hữu hiện được kiểm soát bởi New START với Hoa Kỳ.

New START là hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân giữa Hoa Kỳ và Liên bang Nga với tên gọi chính thức là Các biện pháp cắt giảm hơn nữa và hạn chế vũ khí tấn công chiến lược. Nó được ký vào ngày 8/4/2010 tại Praha và có hiệu lực vào ngày 5/2/2011.

"Sa hoàng phóng xạ"

Trong bài xã luận "Sa hoàng nhiễm xạ", tờ "Le Figaro" nhận định nếu cần thêm một bằng chứng là Putin đang sa lầy trong cuộc phiêu lưu tội ác ở Ukraina, thì chính ông ta là người cung cấp. Khi tổ chức cuộc trưng cầu ý dân "làm màu" để vội vã sáp nhập các vùng đất mà thậm chí quân Nga vẫn chưa kiểm soát hẳn, rồi ra lệnh động viên đông đảo quân dự bị, Putin đã công khai thú nhận thất bại, nhưng đồng thời lại chọn giải pháp leo thang.

Trong logic của "vị Sa hoàng tật nguyền" này, cuộc kháng chiến vệ quốc của Ukraina bỗng hóa thành cuộc xâm lăng nước Nga, để biện minh cho việc vận dụng "tất cả những loại vũ khí có được".

Tờ "Les Echos" đặt câu hỏi, liệu Kremlin có thuyết phục được một ai trong cộng đồng quốc tế và ngay cả trong quân đội của ông ta, rằng việc mất Donbass, vùng đất có 5 triệu dân, sẽ là mối đe dọa cho sự tồn tại của nước Nga lớn hơn gấp 170 lần với 145 triệu dân hay không?

Các đối tác đều đòi hỏi ông Putin kết thúc cuộc chiến. Liệu những người lính bị cưỡng bức tham gia, và những quả đạn từ Triều Tiên có thể tạo lợi thế trên chiến địa cho Putin? Không có gì chắc chắn cả. Tuy nhiên, giai đoạn sắp tới, nước Nga và thế giới sẽ phải trả một cái giá khổng lồ. 

Tờ báo cổ vũ những định chế còn lại ở Nga cần ý thức được và "vô hiệu hóa" đúng lúc nhà độc tài đầy phóng xạ ở Điện Kremlin.

Nga có nguy cơ mất luôn những chỗ dựa cuối cùng

Ông Gérard Araud, cựu Đại sứ Pháp ở Mỹ, cho rằng Moscow sẽ hoàn toàn bị cô lập nếu dùng đến loại vũ khí khủng khiếp này. Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ), phương Tây đồng thanh lên án gay gắt Putin. Tổng thống Mỹ Joe Biden tố cáo Nga trắng trợn chà đạp Hiến chương LHQ trong khi Anh cam đoan viện trợ đến khi nào Kiev giành chiến thắng.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lên án Moscow lại hành động "khiêu khích". Theo ông, chỉ riêng ý tưởng tổ chức "trưng cầu ý dân" tại vùng chiến sự đã rất độc địa. Macron đề nghị Nga rút quân khỏi những vùng chiếm đóng, tố cáo việc "quay lại với thời kỳ đế quốc, thuộc địa" và đả kích "những ai im lặng là mặc nhiên phục vụ cho chủ nghĩa đế quốc mới".

Theo "Les Echos", các nhà lãnh đạo ở Moscow có lẽ đều biết rằng việc dùng đến vũ khí hạt nhân ở Ukraina sẽ khiến những chỗ dựa cuối cùng là Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ buộc lòng phải bỏ rơi, và Nga, theo lời Joe Biden, sẽ trở thành "một kẻ chưa bao giờ bị thế giới ruồng bỏ như thế".

Vũ khí hạt nhân, lá bài tẩy cuối cùng của ông Putin - Ảnh 3.

Trung Quốc là đồng minh lớn nhất của Nga vào lúc này. Nếu mất luôn đồng minh này, Nga thực sự sẽ đối mặt với muôn vàn khó khăn.

Một cuộc chiến không nên tiến hành và không thể chiến thắng

Nhà sử học Mỹ Timothy Snyder cho rằng bản thân ông Putin đang sợ hãi nên chỉ đưa ra lời đe dọa. Trong khi đó, nhà nghiên cứu Pháp Pierre Grasser chuyên về quốc phòng Nga nhấn mạnh không phải một mình Putin có thể ấn nút hạt nhân, mà bộ tham mưu và các tướng lãnh có thể ngăn cản.

Tuy nhiên Lev Shlogberg, thủ lĩnh đảng Iabloko ở vùng Pskov, một trong những khuôn mặt đối lập vẫn còn được tự do, cho rằng "hiện nay, không điều gì là không thể". Trong hệ thống chính trị Nga hiện nay, tất cả đều bị bê-tông hóa, không ai dám chống lại Putin và tình trạng này còn kéo dài.

Nhà chính trị học Tatiana Stanovaya thuộc Viện Carnegie Moscow khẳng định vấn đề duy nhất đối với Putin là cái giá phải trả như thế nào, và ông ấy cho thấy sẵn sàng trả giá cao cho chiến thắng. Trong trường hợp bại trận, Moscow sẽ không ngần ngại dùng đến vũ khí hạt nhân.

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg nhắc lại rằng "một cuộc chiến hạt nhân không bao giờ nên tiến hành và không thể chiến thắng" - một câu đã ghi trong thông cáo ký hồi tháng 1/2022 của 5 thành viên Hội đồng Bảo an, trong đó có Nga. 

Trong bài "Vũ khí hạt nhân, lá bài tẩy cuối cùng của một Tổng thống đang bị yếu thế", tờ "Le Figaro" nhận định đó là phản ứng của một con thú bị thương. Tuy vậy tình báo Mỹ vốn theo dõi chặt chẽ các hoạt động liên quan đến hạt nhân từ đầu cuộc chiến vẫn chưa kéo chuông báo động.

Nga thử nghiệm tên lửa hạt nhân có khả năng mang vũ khí hạt nhân RS-28 Sarmat.

(Nguồn: TTXVN)

CHẤN HƯNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement