Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vũ khí bí ẩn này có thể giúp Ukraina thay đổi cục diện xung đột với Nga?

Quân sự

09/12/2022 11:54

Một vũ khí bí ẩn đã tấn công mục tiêu nằm sâu trong lòng nước Nga. Ukraina chưa nhận trách nhiệm, song đây có thể là bước ngoặt của cuộc chiến.

Sáng 5/12, một tiếng gầm chói tai giống như tiếng máy bay phản lực đang hạ cánh đã đánh thức cư dân thị trấn bên bờ sông Volga. Các máy bay có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và tương tự thứ Moskva đã nhiều lần sử dụng chúng để dội hàng loạt tên lửa phi hạt nhân vào Ukraina.

Nga cáo buộc Ukraina đứng sau vụ việc, song Kiev chưa nhận trách nhiệm. Nhưng nếu được xác nhận, như nhiều nhận định, đây sẽ là các cuộc tấn công sâu rộng nhất vào Nga kể từ khi cuộc chiến bắt đầu hồi tháng 2/2022.

Nằm cách phần cực Đông của khu vực Kharkov do Kiev kiểm soát khoảng 650 km, sân bay Engels được coi là nơi ẩn náu an toàn trên đất Nga mà Ukraina khó có thể tiếp cận. Tuy nhiên, điều này đã không còn nữa. 

Trung tướng Ihor Romanenko, cựu Phó Tổng tham mưu trưởng Ukraina, nói với phóng viên hãng tin Al Jazeera: "Đây là một thời khắc lịch sử và gây bất ngờ cho không chỉ kẻ thù của chúng ta, phá vỡ những kế hoạch của chúng, mà còn gây choáng váng cho các đồng minh" ở phương Tây.

Vũ khí bí ẩn này có thể giúp Ukraina thay đổi cục diện xung đột với Nga? - Ảnh 1.

Căn cứ không quân Engels-2 chứa máy bay ném bom là một phần của lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga.

Vũ khí mới có thể tiếp cận hầu hết vùng phía Tây nước Nga, bao gồm cả Moskva, vùng hạ lưu Sông Volga cũng như Crimea, nơi Nga đồn trú hạm đội Biển Đen. Nhà sử học Nikolay Mitrokhin, làm việc tại Đại học Bremen của Đức, bình luận: "Vũ khí này đủ mạnh và chính xác để gây sát thương nghiêm trọng, đủ sức tấn công bất cứ hạn tầng nào liên quan đến dầu mỏ, hóa chất và năng lượng, cũng như những cây cầu lớn – ví dụ như cây cầu bắc qua sông Volga".

Bốn thành phố của Nga với dân số hơn một triệu người nằm bên bờ sông Volga, con sông dài nhất châu Âu. Trong nhiều thế kỷ, người Nga vẫn coi đây là huyết mạch quan trọng và mang tính biểu tượng nhất – con sông còn thường được gọi là "matushka" hay "người mẹ thân yêu". 

Các nhánh của Volga bao gồm cả sông Moskva, con sông chảy qua Moskva, cung cấp nước cho 12 triệu cư dân của thành phố. Hàng chục nhà máy và xí nghiệp của Liên Xô đã được chuyển đến, biến khu vực này thành vành đai công nghiệp quan trọng của Liên Xô, nơi ngày nay vẫn tham gia dây chuyền sản xuất ô tô, dệt may, hóa chất, nhựa và xăng dầu.

Và giờ, bất kỳ công trình nào trong số này cũng đều có thể bị phá hủy hoặc hư hại. Tất nhiên, thiệt hại từ các cuộc tấn công mà Ukraina bị cáo buộc đứng đằng sau chủ yếu vẫn mang tính biểu tượng. Tại Căn cứ không quân Engels, 2 máy bay ném bom Tu-95 bị hư hỏng trong khi 1 xe tải nhiên liệu bị thiêu rụi tại Căn cứ không quân Dyagilevo ở Ryazan. 

Các quan chức Nga cho biết ít nhất 3 quân nhân đã thiệt mạng và một số người bị thương. Các cuộc tấn công cũng không ngăn được việc hàng chục máy bay cất cánh và tiếp tục oanh tạc Ukraina trong ngày 5/12.

Một vụ nổ đã được báo cáo ở Engels, Saratov Oblast, nơi căn cứ của Lực lượng Không quân Nga được cho là sử dụng để bắn phá Ukraina. Nguồn: Twitter

Moskva, đổ lỗi cho Kiev, cho biết các vật thể bay là "máy bay phản lực không người lái do Liên Xô sản xuất" và đã bị bắn hạ trước khi tiếp cận mục tiêu. Các quan chức ở Kiev phủ nhận, và thậm chí còn mỉa mai cáo buộc từ Nga. 

Mykhailo Podolyak, cố vấn của Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky viết trên Twitter: "Trái Đất thật tròn… Nếu bạn gửi thứ gì đó đến không phận của quốc gia khác, sớm muộn gì chúng cũng trở lại".

Những bình luận này tiếp nối "truyền thống" của Ukraina là chế giễu và phỉ báng Nga cùng quân đội nước này, song không hé lộ thông tin về loại vũ khí được sử dụng. Tuy nhiên, những bình luận của Nga về "máy bay phản lực không người lái do Liên Xô sản xuất" đã cho thấy những manh mối. 

Liên Xô chỉ sản xuất duy nhất một mẫu máy bay dạng này là máy bay trinh sát không người lái Tu-141, định danh "Strizh" (Swift), và được ra mắt công chúng vào năm 1979, năm Moskva tiến hành chiến dịch tại Afghanistan. Strizh dài gần 15 mét, có cánh hình tam giác với sải cánh gần 4m và nặng khoảng 6 tấn. Máy bay này có tốc độ cận âm, khoảng 1.100 km/giờ, và phạm vi hoạt động ước tính khoảng 1.000 km. 

Máy bay không người lái này có thể bay cao tới 6 km so với mặt đất nhưng cũng có thể di chuyển ở độ cao chỉ 50m, gây rối hoạt động phòng không. Quan trọng nhất, Strizh được sản xuất tại Kharkov, thành phố lớn thứ hai của Ukraina và quá trình khôi phục sản xuất mẫu này từ năm 2014 có thể tương đối dễ dàng.

Hồi tháng 10 vừa qua, tập đoàn vũ khí quốc doanh của Ukraina, Ukroboronprom, cho biết đang phát triển một loại máy bay không người lái hạng nặng có thể mang gần 75 kg thuốc nổ, song không tiết lộ thêm thông tin. 

Trung tướng Romanenko nhận định Strizh "có thể đã được tận dụng" làm nền tảng phát triển máy bay không người lái mới. Ông nói thêm: "Giới chức không thể đưa ra nhiều chi tiết hơn, và điều đó là hợp lý".

Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái gửi một tín hiệu đáng lo ngại đến Moskva. Song hiện tại người Nga ít quan tâm đến các cuộc tấn công hơn vì họ phải bận tâm đến chiến dịch "huy động một phần". 

Vũ khí bí ẩn này có thể giúp Ukraina thay đổi cục diện xung đột với Nga? - Ảnh 4.

Ngoài những máy bay này, Ukraine còn trang bị máy bay không người lái trinh sát lớn Tu-141 thời Liên Xô và máy bay không người lái Switchblade nhỏ của Mỹ. Giống như Zala Kyb của Nga, Switchblade là loại vũ khí di động dành cho binh lính, có thể bay trong 40 phút và mang theo đầu đạn đủ lớn để xuyên giáp xe tăng.

Sergey Bizyukin, nhà hoạt động đối lập đang lưu vong tại Ryazan, nói: "Các phương tiện truyền thông do Điện Kremlin kiểm soát đã hạ thấp những thất bại ở Ukraina và chỉ có tình hình kinh tế xấu đi mới có thể đủ để kích động các cuộc biểu tình của người dân Nga… Những người còn lại sẽ hiểu khi nào tủ lạnh của họ bắt đầu trống rỗng".

Khi Moskva công khai ủng hộ lực lượng ly khai ở Đông Nam Ukraina hồi năm 2014, các nhà quan sát đã so sánh cuộc xung đột là giao chiến giữa "2 quân đội Liên Xô". Tuy nhiên, với thực tế Ukraina ngày càng phụ thuộc vào vũ khí do phương Tây và NATO viện trợ, so sánh này chỉ đúng khi nhắc đến các vũ khí đổ bộ hàng không. 

Chuyên gia về phòng không Romanenko, từng có hơn 40 năm phục vụ trong quân đội Liên Xô và Ukraina, cho biết phương Tây từ chối cung cấp các máy bay chiến đấu và hệ thống phòng không hiện đại, và vì vậy những gì họ cung cấp chỉ là "muối bỏ bể".

Số lượng 16 máy bay ném bom Tu-160 mà Nga sử dụng để tấn công Ukraina nằm trong những máy bay chiến đấu siêu thanh nặng nhất và nhanh nhất thế giới. Điều trớ trêu là một nửa trong số này từng thuộc về Kiev. Vào cuối những năm 1990, chính phủ gặp khó khăn về tài chính của cựu Tổng thống Leonid Kuchma đã quyết định rằng các máy bay này là không cần thiết và quá đắt đỏ. 

Cuối năm 1999 và đầu năm 2000, các máy bay cất cánh từ căn cứ không quân Priluky ở miền Bắc Ukraina và hạ cánh xuống sân bay Engels theo thỏa thuận trao đổi để Kiev thanh toán khí đốt tự nhiên mua từ Nga. 

Điều này, theo Romanenko hiện có thể là cơ hội cho phía Ukraina: "(Nga) rất có thể sẽ tăng cường các công cụ phòng không bởi các sân bay này đã được trang bị cho một số loại máy bay cụ thể… Hãy khiến họ đau đầu và không thể ngủ ngon vào ban đêm".

Thăm dò ý kiến

Chiến sự Nga - Ukraina: Ai sẽ thắng?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

(Nguồn: TTXVN/Aljazeera)

P.V (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement