Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vì sao số người chết vì COVID-19 ở Mỹ cao nhất thế giới?

Phân tích

23/02/2021 11:38

Thiếu chuẩn bị, chính trị hóa yếu tố y tế và cách tiếp cận bừa bãi của Trump khiến Mỹ ghi nhận hơn 500.000 ca tử vong vì COVID-19.

Mỹ hôm 22/2 ghi nhận hơn 500.000 người chết vì COVID-19, gần tròn một năm, sau khi báo cáo trường hợp tử vong đầu tiên là một người tại thành phố Seattle ngày 29/2/2020. Tổng thống Mỹ Joe Biden gọi cột mốc này là con số "đau lòng", kêu gọi đất nước đoàn kết chống đại dịch.

Joseph Masci và Michele Halpern, hai chuyên gia y tế làm việc tại các bệnh viện ở tâm dịch New York, đã chỉ ra nhiều nguyên nhân khiến siêu cường hàng đầu thế giới trở thành vùng dịch lớn nhất, và có số người chết cao nhất toàn cầu.

"Trước đại dịch, Mỹ chỉ quan sát các chủng virus corona từ khoảng cách xa. Từng có trường hợp bệnh viêm đường hô hấp cấp (SARS) ở Canada, nhưng gần như không có ca bệnh nào ở Mỹ. Cũng không có Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS)", Masci nói.

Thi thể bệnh nhân Covid-19 tại một bệnh viện ở bang Texas. Ảnh: AFP.

Thi thể bệnh nhân Covid-19 tại một bệnh viện ở bang Texas. Ảnh: AFP.

Ông cho biết Washington đã chuẩn bị rất nhiều cho nguy cơ đại dịch Ebola tấn công Mỹ, nhưng điều đó lại không xảy ra. "Đột nhiên virus corona lại trở thành vấn đề, trong đó Mỹ chính là tâm dịch", Masci cho hay, thêm rằng rất khó để so sánh Mỹ với các quốc gia khác.

"Những nước nhỏ hơn với dịch vụ chăm sóc y tế được cấu trúc đầy đủ có khả năng huy động mọi thứ nhanh chóng. Ở một đất nước như Mỹ, với 50 bang độc lập, diện tích lớn và hệ thống y tế phần lớn là thuộc tư nhân, rất khó để thuyết phục tất cả mọi người theo đuổi một chiến lược cụ thể", chuyên gia bệnh truyền nhiễm 71 tuổi giải thích.

Masci nhận định chính quyền cựu tổng thống Donald Trump có "cách tiếp cận bừa bãi", không giúp gì cho nỗ lực phòng chống dịch bệnh.

"Việc các bệnh viện phải tranh đấu với nhau để lấy trang bị phòng hộ cá nhân thật khó hiểu. Họ phải tập trung hóa mọi thứ thật nhanh, nhưng lại không làm như vậy. Tất cả phải vật lộn để giải quyết những rào cản được dựng lên", ông nói.

Masci và Halpern đồng tình cho rằng việc đeo khẩu trang đã bị chính trị hóa. "Đó hoàn toàn là vấn đề chăm sóc sức khỏe", Masci nói, thêm rằng chính quyền liên bang sẽ gặp nhiều khó khăn để thay đổi thực trạng hiện nay.

Halpern nhấn mạnh mọi người không nên coi đeo khẩu trang là hành động vi phạm tự do cá nhân. "Có những thứ chúng ta thường thấy có thể bị gọi là vi phạm quyền tự do, như đeo dây an toàn hay vượt đèn đỏ", bà cho hay.

Hai chuyên gia cũng chỉ ra những bài học quan trọng trong đại dịch, giúp nước Mỹ điều chỉnh lại hệ thống bệnh viện để bảo đảm họ có thể xử lý lượng bệnh nhân tăng đột biến.

"Thay vì 12 giường điều trị tích cực (ICU), chúng ta phải có 150 chiếc. Bạn sẽ lấy nó từ đâu ra? Ai vận hành chúng? Chúng ta phải học những bài học này", Masci nêu quan điểm.

Ông cho biết các bệnh viện công nằm trong chiến lược san sẻ gánh nặng tại thành phố New York, đó là nhanh chóng vận chuyển bệnh nhân giữa các cơ sở điều trị.

"Từ một bệnh viện với 500 giường, chúng ta biến thành 11 bệnh viện với khoảng 5.000 giường. Phương án đó có hiệu quả", Masci nói thêm.

Bác sĩ Halpern cho rằng đại dịch khiến mọi người nhận ra các bệnh viện cần rất nhiều nguồn lực.

"Bạn phải đầu tư vào nghiên cứu, nhưng cũng cần nguồn tiền cho bệnh viện và nhà dưỡng lão. Chúng cần có đủ nhân lực, phải đủ thiết bị và những nhân viên tại đó cần có tâm lý thoải mái", bà nêu quan điểm.

Người Mỹ đeo khẩu trang tại một khu chợ ở thủ đô Washington hôm 21/2. Ảnh: AFP.

Người Mỹ đeo khẩu trang tại một khu chợ ở thủ đô Washington hôm 21/2. Ảnh: AFP.

Đại dịch COVID-19 cũng thể hiện sự bất công trong xã hội, không chỉ ở hệ thống chăm sóc sức khỏe mà còn với nhà ở, trong đó các cộng đồng người da đen và Latinh có tỷ lệ tử vọng cao đột biến.

Chương trình tiêm chủng vaccine đang được triển khai, nhưng giới chuyên gia vẫn tỏ ra cảnh giác với những yếu tố chưa rõ ràng xoay quanh các biến chủng siêu lây nhiễm được phát hiện ở Anh và Nam Phi.

"Nếu các biến chủng không trở thành vấn đề lớn và 70-80% dân số được tiêm chủng, có khả năng người dân Mỹ sẽ không cần đeo khẩu trang nữa. Nhưng nếu chúng bùng phát và có khả năng kháng virus, chúng ta sẽ phải tiếp tục phong tỏa, đóng cửa trường học và đeo khẩu trang. Lúc đó rất khó để nói rằng Mỹ sẽ thoát khỏi nguy hiểm vào tháng 12", Masci cảnh báo.

Hai chuyên gia cho rằng các nước không được bỏ quên đại dịch khi nó đã bị đẩy lùi. "Thật đáng sợ khi nghĩ điều này xuất hiện mà không có dấu hiệu báo trước. Nó khiến mọi thứ thay đổi. Chúng ta phải cẩn thận tìm kiếm những mối đe dọa mới, vì tất cả đang sống trong thời đại kết nối và không có chuyện 'điều xảy ra ở châu Á sẽ không lan đến châu Mỹ"", Halpern nói.

VŨ ANH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement