Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vì sao người Ấn Độ đổ xô đầu tư vào chứng khoán?

Chứng khoán

18/03/2024 09:02

Số lượng người mới gia nhập thị trường chứng khoán Ấn Độ hàng tháng đang ở mức cao chưa từng có, vượt xa mức đỉnh điểm trong thời kỳ đại dịch.

Cuối tháng 3/2020, số lượng cá nhân đăng ký giao dịch với Sở giao dịch chứng khoán quốc gia Ấn Độ (NSE) tổng cộng chỉ là 31 triệu người, một con số nhỏ nếu so với tổng dân số 1,4 tỷ người của quốc gia này. Tuy nhiên, trong những tháng tiếp theo, số lượng đăng ký đã tăng thêm 1/3, lên 40 triệu, tạo ra xu hướng tăng bất ngờ cho giới đầu tư.

Hiện tại, có hơn 90 triệu tài khoản cá nhân đăng ký trên NSE. Trong giai đoạn từ năm 2019-2023, số lượng tài khoản đăng ký tăng gần gấp ba lần, từ 41 triệu lên 140 triệu, theo The Economist. Chỉ số hàng đầu của NSE, Nifty 50 liên tục ghi nhận mức cao nhất mọi thời đại, thời điểm đạt kỷ lục gần nhất của chỉ số này là vào ngày 7/3 vừa qua.

Sự bùng nổ của các nhà đầu tư bán lẻ cho thấy sự thay đổi lớn trong văn hoá tiết kiệm của tầng lớp trung lưu Ấn Độ. Nếu trước đây người Ấn Độ thường đầu tư vào các tài sản có mức độ rủi ro thấp như vàng, chiếm tỉ trọng gần 16% trong tài sản của mỗi hộ gia đình, thì trong năm 2023, tỉ trọng này đã giảm xuống gần 50%, xếp sau các loại tài sản khác. 

Trong khi đó, vốn chủ sở hữu, chỉ chiếm một phần nhỏ trong danh mục đầu tư của các hộ gia đình, đang tăng nhanh chóng, từ 2,2% năm 2013 lên 4,7% sau một thập kỷ. Trong khi đó, người Mỹ có 40% tài sản hộ gia đình của họ là cổ phiếu.

Vì sao người Ấn Độ đổ xô đầu tư vào chứng khoán?- Ảnh 1.

Hiện tại, có hơn 90 triệu tài khoản cá nhân đăng ký trên NSE. Ảnh: The Economist.

Điều gì giải thích sự thay đổi mạnh mẽ trong hành vi này? Bốn yếu tố đã phối hợp với nhau để biến điều đó thành hiện thực. 

Đầu tiên là cơ sở hạ tầng kỹ thuật số ấn tượng được Ấn Độ xây dựng trong hơn một thập kỷ qua. Kể từ năm 2016 đã có sự mở rộng lớn về truy cập Internet. Điều này được hỗ trợ bởi những chính sách của chính phủ, giúp rút ngắn thời gian mở tài khoản ngân hàng và giao dịch từ vài ngày xuống còn vài phút, cùng với hệ thống thanh toán kỹ thuật số trơn tru cho phép chuyển khoản ngay lập tức.

Yếu tố thứ hai là đại dịch. Ở Ấn Độ, không có chương trình nghỉ phép tạm thời hay chính sách nào để bảo vệ người lao động khỏi bị sa thải và cắt lương, các hộ gia đình buộc phải xem xét kỹ lưỡng về tài chính của mình và quyết định cách khiến tiền tiết kiệm của họ hoạt động hiệu quả hơn. Vốn chủ sở hữu là một câu trả lời rõ ràng.

Vào thời điểm đó, các ứng dụng đầu tư như Groww và Zerodha đã giúp cho việc đăng ký và bắt đầu trên sàn chứng khoán trở nên dễ dàng hơn. Zerodha có 1,3 triệu khách hàng trước khi dịch bệnh bùng phát, và đến cuối năm 2022, con số này đã tăng lên gần 10 triệu. Đại diện Zerodha khi ấy cho biết mỗi ngày họ phải xử lý nhiều giao dịch hơn cả những nền tảng phổ biến nhất của Mỹ.

Thứ ba, nhiều năm quảng cáo của ngành quỹ tương hỗ đã hình thành trong đầu người Ấn Độ ý tưởng rằng cổ phiếu là một cách để làm giàu. Tài sản đầu tư vào các quỹ tương hỗ đã tăng gấp ba lần từ năm 2009 đến năm 2020, và tiếp tục tăng thêm 33% trong ba năm tiếp theo.

Vì sao người Ấn Độ đổ xô đầu tư vào chứng khoán?- Ảnh 2.

Vốn chủ sở hữu, chỉ chiếm một phần nhỏ trong danh mục đầu tư của các hộ gia đình, đang tăng nhanh chóng, từ 2,2% năm 2013 lên 4,7% sau một thập kỷ.

Đó là một bước nhỏ từ đầu tư vào quỹ tương hỗ đến thử nghiệm các sản phẩm và cổ phiếu riêng lẻ khác. 

Cuối cùng, bản thân thị trường đã cung cấp rất nhiều lý do để tham gia. Sự suy thoái do đại dịch gây ra chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Những con số GDP ấn tượng và cảm giác trong nước rằng sự tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ là không thể ngăn cản đã làm tăng thêm sự hưng phấn. 

Vào tháng 1, thị trường chứng khoán Ấn Độ đã trở thành thị trường lớn thứ tư trên toàn cầu, sau khi tổng vốn hóa thị trường của nước này vượt quá Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông.

Tuy nhiên, việc này cũng làm dấy lên mối lo ngại với giới quan sát thị trường. Có nhiều yêu cầu các nhà quản lý tài sản cảnh báo các nhà đầu tư về rủi ro tiềm tàng khi đổ tiền vào các công ty vốn hoá nhỏ kém thanh khoản. 

Các chuyên gia cũng cho rằng nhiều công ty đại chúng đang được định giá quá cao, gây nên sự mất cân bằng thị trường. 

Không chỉ vậy, việc nhiều cá nhân có sức ảnh hưởng trên thị trường tài chính cố tạo ra những kỳ vọng không thực tế đang tác động tiêu cực đến sự phát triển ổn định của thị trường chứng khoán.

Số lượng người mới gia nhập thị trường hàng tháng đang ở mức cao chưa từng có, vượt xa mức đỉnh điểm trong thời kỳ đại dịch. Từ tháng 11/2023 đến tháng 1/2024, 1, có đến 58 triệu nhà đầu tư mới đăng ký trên NSE, con số tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước, khi đó chỉ có khoảng 33 triệu người. Điều này gợi lên nỗi lo ngại số lượng người mới tham gia lớn và không có kinh nghiệm, rủi ro của việc giao dịch chứng khoán càng lớn hơn.

Và nếu những người chơi mới này gặp phải sai lầm không biết xử lý dẫn đến tổn thương không muốn quay lại thị trường chứng khoán, sẽ gây ra thiệt hại lớn và cần nhiều thời gian để khắc phục hơn so với tình hình hiện tại.

(Nguồn: Economist)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement