Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vì sao châu Âu không quá lo lắng về một cuộc khủng hoảng lương thực?

Kinh tế thế giới

19/04/2022 07:39

Khi giá lương thực tăng cao do chiến tranh, EU xem xét việc đảm bảo nguồn cung cấp lương thực trong châu Âu và trên toàn thế giới. Bởi với khối này, an ninh lương thực trong thời điểm này không phải là mối đe dọa. Vì sao?

Cuộc chiến tại Ukraine sắp bước qua tháng thứ 2, các hộ gia đình trên khắp thế giới cảm thấy lo lắng với với việc giá cả các mặt hàng thực phẩm thông thường như lúa mì, dầu thực vật và đường tiếp tục tăng.

Khu vực Biển Đen được xem là “một ổ bánh mì” toàn cầu và Nga và Ukraine chiếm 29% xuất khẩu lúa mì toàn cầu, 19% xuất khẩu ngô và 78% xuất khẩu dầu hướng dương.

ukraine-1059x720.jpg
Một cánh đồng hoa hướng dương ở Ukraina trước chiến tranh.

Tuy nhiên, chiến tranh đã làm gián đoạn sản xuất và làm tăng giá lương thực liên tục tăng cao. Nga đã cấm xuất khẩu ngũ cốc và việc thu hoạch của Ukraina không chắc chắn sẽ diễn ra do chiến tranh.

Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) nhấn mạnh rằng, chỉ số giá lương thực toàn cầu đạt mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 3 năm nay, mức cao nhất kể từ khi FAO được thành lập vào năm 1990.

Thương mại lương thực giữa EU với Nga và Ukraina diễn ra như thế nào?

Trong Liên minh châu Âu, giá thực phẩm, rượu và thuốc lá đã tăng 4,1% trong tháng 2 sau khi tăng 3,5% vào tháng 1.

Ariel Brunner, chuyên gia nông nghiệp của BirdLife- một tổ chức bảo tồn thiên nhiên ở khu vực châu Âu và Trung Á, giải thích: “Điều quan trọng cần nhớ là mối đe dọa thực sự đối với an ninh lương thực là ở các nước nghèo, đặc biệt là ở các nước phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu từ Ukraina, như ở Trung Đông và Bắc Phi”.

"Ngũ cốc, dầu hướng dương và một số mặt hàng khác có thể sẽ gặp phải cú sốc về nguồn cung. Nhưng điều quan trọng là phải hiểu rằng đây là về tương lai gần", chuyên gia này nói thêm.

EU đã là đối tác thương mại chính của các sản phẩm nông sản thực phẩm với cả Nga và Ukraina.

1ea45a13-1432-4423-8494-becc5f3fd35d.jpg
EU không quá phụ thuộc vào lương thực của Nga và Ukraina.

Theo một báo cáo của Nghị viện châu Âu, trước chiến tranh, EU đã gửi 3,7% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Nga và khoảng 1,4% hàng nhập khẩu là từ Nga. Trong khi xuất khẩu nông sản của EU bao gồm đậu nành, hạt ca cao, hạt có dầu và mật ong, thì nhập khẩu từ Nga bao gồm hạt có dầu, lúa mì, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và phân bón cho nông nghiệp.

Trong khi đó, Ukraina chiếm 36% kim ngạch nhập khẩu ngũ cốc sang Liên minh châu Âu và 16% hạt có dầu. Đổi lại, EU đã xuất khẩu hơn 3 tỷ euro hàng nông sản sang Ukraina vào năm 2021.

Tuy nhiên, theo Ủy ban châu Âu, khối này có thể dễ dàng vượt qua những bất ổn do cuộc chiến ở Ukraina gây ra.

"EU chủ yếu tự cung tự cấp lương thực, với thặng dư nông sản lớn và thị trường đơn lẻ của EU một lần nữa có thể được kỳ vọng sẽ chứng tỏ khả năng hấp thụ các cú sốc", Ủy ban châu Âu cho biết trong một tuyên bố.

Bản tuyên bố này được phát ra vào đầu tháng 4, nội dung của nó bao gồm các biện pháp giúp nông dân EU tăng sản lượng nội địa đối với các loại ngũ cốc như lúa mì, ngô và hạt có dầu.

Sommer Ackerman, một nhà hoạt động khí hậu hiện đang sống ở Phần Lan, cho rằng EU không cần phải lo lắng về tình trạng thiếu lương thực do chiến tranh.

"EU là nước xuất khẩu ròng các sản phẩm nông sản. Tuy nhiên, cuộc tấn công của Putin vào Ukraina đã dẫn đến lạm phát giá sản xuất lương thực. Điều này cũng bao gồm giá năng lượng đang ảnh hưởng đến nhiên liệu cần thiết để sản xuất và xuất khẩu thực phẩm và nông sản", bà Sommer Ackerman nói.

Trước đó, Ủy ban châu Âu đã cảnh báo rằng, chi phí đầu vào cao có thể tiếp tục đẩy giá thực phẩm lên cao, ảnh hưởng đến các cộng đồng nghèo nhất của EU.

Bà Ackerman nhấn mạnh rằng an ninh lương thực bên ngoài EU cũng đang bị ảnh hưởng. Bà nói: "Có một số quốc gia ở Bắc Phi phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu từ Nga và Ukraina để đảm bảo an ninh lương thực. EU cũng cần phải chuyển hướng cung cấp lương thực cho các khu vực này".

An ninh lương thực toàn cầu bị đe dọa từ chiến tranh Ukraina

Cuộc chiến ở Nga cũng làm tăng giá phân bón, khiến chi phí cung cấp lương thực càng đắt đỏ và khiến nông dân nhiều nước châu Âu tức giận.

Nông dân ở Hy Lạp và Pháp đã tổ chức các cuộc biểu tình yêu cầu EU nên hỗ trợ họ giải quyết chi phí phân bón cao, điều mà nhiều người lo ngại sẽ ảnh hưởng đến sản xuất lương thực.

ja13_page_25_01.jpg
Cuộc chiến tại Ukraina sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực nhiều nước trên thế giới.

Trong khi Ủy ban châu Âu đã thông báo rằng, nông dân sẽ nhận được nhiều trợ cấp hơn của EU để giải quyết chi phí nhiên liệu và phân bón đang tăng lên, Pekka Pesonen, Tổng thư ký của nhóm vận động hành lang nông nghiệp châu Âu Copa-Cogeca, nói , "chúng tôi đã thấy rằng trước chiến tranh, giá phân bón, năng lượng và chi phí lao động cũng đã tăng lên rất nhiều rồi".

Ariel Brunner của Birdlife lập luận rằng, trong khi rõ ràng là nông dân đang gặp khó khăn, cuộc chiến này cũng đã phơi bày những vấn đề của hệ thống canh tác hiện tại ở EU.

"Sự phụ thuộc quá nhiều vào nhiên liệu hóa thạch đang trở thành một vấn đề vấn đề của chúng tôi và một số nông dân hiện nay cũng bắt đầu nhận ra rằng, họ nên bớt phụ thuộc vào phân bón nitơ nhân tạo và nên sử dụng nhiều hơn phân bón hữu cơ. Nó cũng cho thấy tính dễ bị tổn thương của việc siêu chuyên môn hóa, nơi mà rất nhiều nông dân đã chuyển từ canh tác hỗn hợp sang chỉ trồng một loại sản phẩm ", ông nói.

Cũng theo ông Brunner, hiện có rất nhiều hệ thống canh tác đã bị đẩy vào một góc mà người nông dân cực kỳ dễ bị tổn thương, cho dù đó là do những biến động địa chính trị hay thực sự là biến đổi khí hậu và đây là mối đe dọa thực sự lớn đối với sản xuất lương thực.

Châu Âu chuẩn bị cho khủng hoảng

Cho rằng an ninh lương thực ở Liên minh châu Âu không có nguy cơ bị đe dọa, trên thực tế, khối này đang quan tâm đến việc giải quyết tình trạng thiếu lương thực toàn cầu vượt xa biên giới của chính mình.

Cao ủy châu Âu về Quản lý Khủng hoảng Janez Lenarcic nói rằng, "giá lương thực tăng cao đang khiến những người dễ bị tổn thương nhất trên toàn cầu rơi vào tình trạng tồi tệ hơn. Cần phải có một bước ngoặt và hành động khẩn cấp".

Ông cho biết EU, cùng với LHQ sẽ làm việc để giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực và cung cấp viện trợ nhân đạo cho các khu vực dễ bị tổn thương.

4anjgfum6jgpjm3f7f52lp4gby.jpg
Châu Âu sẵn sàng cho cuộc khủng hoảng.

Tuần trước, các thành viên của Nghị viện châu Âu cũng kêu gọi EU tăng sản xuất trong nước và hỗ trợ các nước bên ngoài châu Âu đang đối mặt với tình trạng thiếu lương thực vì chiến tranh.

Đối với Pesonen, Tổng thư ký liên minh các hợp tác xã nông nghiệp châu  - Copa-Cogeca, EU cần học hỏi từ quá khứ và trở nên kiên cường hơn.

Phát biểu từ quê hương của mình ở Phần Lan, ông giải thích cách châu Âu đối phó với tình trạng thiếu lương thực trong quá khứ: “Khoảng 100 năm trước, Phần Lan là một phần của Đế quốc Nga. Và sau đó do những khó khăn chính trị và các cuộc chiến tranh cách mạng ở Nga, biên giới của chúng tôi đã bị đóng cửa. Điều đó có nghĩa là, đặc biệt là ở miền nam đất nước, chúng tôi thực sự thiếu lương thực”.

Và theo ông, kinh nghiệm đó đã kích hoạt sự sẵn sàng chính trị để đảm bảo các nước thành viên EU thực sự đang thực hiện cái mà họ gọi là kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng, nơi mà trong bất kỳ loại khủng hoảng nào, dù là chính trị, quân sự hay thậm chí là tự nhiên, chúng ta phải đảm bảo rằng người dân được ăn uống đầy đủ và chúng ta có nguồn cung cấp ổn định.

NGUYỄN MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement