Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vẫn chưa có người hưởng lợi thật sự khi Ấn Độ bứt tốc tăng trưởng

Phân tích

05/12/2023 07:17

Quốc gia Nam Á này được kỳ vọng sẽ là cái tên kế thừa tiềm năng của Trung Quốc. Ấn Độ có nhiều điều kiện thuận lợi, từ dân số trẻ, đang bùng nổ đến các nhà máy được xây dựng khắp nơi. Nhưng song song đó, sự phân hóa sâu sắc vẫn còn hiện hữu nơi này.

Bên dưới sự tăng trưởng bứt phá này là một thực tế không mấy dễ chịu - người Ấn Độ giàu có đang phát triển thịnh vượng trong khi phần lớn dân số còn lại đang vật lộn với phát khó khăn, thị trường việc làm eo hẹp và sức mua suy giảm nhanh chóng.

Trong khi việc làm đang tăng lên, phần lớn lợi ích đạt được là ở nông nghiệp và xây dựng nông thôn thay vì các lĩnh vực năng suất cao hơn, nhưng không được trả lương cao hơn như sản xuất và các loại dịch vụ hiện đại. 

Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên vẫn ở mức cao và nếu không được giải quyết, có thể biến thành thảm họa nhân khẩu học, gây ra tình trạng bất ổn xã hội. Lực lượng lao động nữ vẫn chưa được đề cao và nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong xã hội. 

Vào thời điểm các tập đoàn lớn đang hoạt động tốt, các doanh nghiệp nhỏ hơn của Ấn Độ đang phải đối mặt với tình trạng thị trường bị thu hẹp. Gánh nặng ngày càng tăng khi không được hưởng lợi từ việc cắt giảm giảm thuế thu nhập của chính phủ dành cho các nhà sản xuất.

Vấn đề nằm ở yếu tố bất lợi từ bên ngoài đang ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu và khiến thị trường vốn của Ấn Độ dễ tổn thương trước hiện tượng có tính rủi ro cao, khi thế giới thắt chặt thanh khoản. 

Việc đồng rupee trượt giá có thể ảnh hưởng đến các lĩnh vực đang trên đà phát triển của nền kinh tế Ấn Độ. Chi phí tăng cao khiến nhiều startup gặp trở ngại trong việc mở rộng quy mô và tạo ra nguồn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bên ngoài lãnh thổ Ấn Độ, bên cạnh nỗi lo ngại của mọi nhà sáng lập rằng công ty của họ giảm vốn hóa thị trường và mất danh hiệu kỳ lân.

Vẫn chưa có người hưởng lợi thật sự khi Ấn Độ bứt tốc tăng trưởng- Ảnh 1.

Nông dân trên cánh đồng lúa ở lúa Ahmedabad. Ảnh: Reuters

Trong khi đó, gánh nặng thuế ngày càng tăng dưới hình thức thuế thu nhập cá nhân, thuế hàng hóa, dịch vụ và thuế nhiên liệu đang làm các hộ gia đình căng thẳng hơn về mặt tài chính. 

Đây là khoản tiền cần thiết để lấp đầy khoảng trống ngân sách được tạo ra bởi lợi ích dân dụng dành cho các công ty lớn. Điều này càng làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng khi thu nhập từ đầu tư được đánh thuế ở mức thấp hơn thu nhập từ tiền lương.

Việc chính phủ nâng cao tiêu chuẩn cho cơ sở hạ tầng là điều đáng mong muốn nhưng đồng nghĩa với việc giảm chi tiêu cho việc cải thiện chăm sóc sức khỏe và giáo dục, buộc người dân phải phụ thuộc nhiều hơn vào các lựa chọn tương đối đỏ của khu vực tư nhân.

Do đó, trong bối cảnh chính sách chính tiếp tục tập trung ưu đãi vào các vấn đề về phía cung, hầu hết người dân Ấn Độ vẫn chưa thật sự hưởng được phúc lợi cho cuộc sống hàng ngày, làm trầm trọng hơn nhu cầu tổng thể và làm kinh tế của đất nước trở nên mong manh hơn nhiều so với lúc đầu.

Vẫn chưa có người hưởng lợi thật sự khi Ấn Độ bứt tốc tăng trưởng- Ảnh 2.

Một công nhân dệt may logo Tommy Hilfiger ở bang Andhra Pradesh. New Delhi nên giải quyết các vấn đề lớn như đồng rupee được định giá quá cao đè nặng lên các nhà xuất khẩu. Ảnh: Reuters

Những quan chức vẫn đưa ra số liệu lạc quan cho thấy nền kinh tế đang không ngừng tăng trưởng mạnh mẽ. Các chuyến bay của hãng hàng không luôn kín chỗ. Các trung tâm luôn tấp nập người mua sắm. Doanh số bán nhà và các mặt hàng xa xỉ, sang trọng vẫn luôn tăng cao vượt quá kỳ vọng của các nhà kinh tế. 

Nhưng ngay cả khi như vậy, doanh thu vẫn ở mức thấp đối với một quốc gia có GDP 3,5 tỉ tỷ USD và dân số 1,4 tỷ người, đặc biệt là nếu so sánh với Trung Quốc. Ví dụ như trong cùng cột mốc thời gian, Mercedes-Benz đã bán được 751.000 xe ở Trung Quốc, thì chỉ có 15.822 chiếc được bán ở Ấn Độ.

Các tập đoàn lớn mang lại tăng trưởng kinh tế và việc làm cho hàng triệu thanh niên. Nhưng với mức độ phát triển khác nhau giữa các khu vực và dân số đa dạng của Ấn Độ, chiến lược này có hoạt động rất không đồng đều.

Các khu vực kinh tế tiên tiến như Gujarat, Maharashtra, Karnataka, Tamil Nadu, Telangana và Delhi sử dụng tới 85% nhân lực cả nước, từ xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào. Cuộc di cư lớn chưa từng có đến các thành phố sôi động như Bengaluru, New Delhi và Mumbai. Điều đó lại gây áp lực lên cơ sở hạ tầng dân sự, làm môi trường bị tàn phá cũng như tạo ra chi phí nhà ở, giao thông, giáo dục và chăm sóc sức khỏe tăng cao.

Những nỗ lực của chính phủ nhằm đạt được mức tối đa hóa nguồn thu từ thuế đã dẫn đến các yêu cầu bổ sung về hồ sơ và báo cáo cho các doanh nghiệp. 

Các công ty phải dành nhiều thời gian và tiền bạc hơn cho các nhà tư vấn, kế toán và làm suy yếu hoạt động kinh doanh của mình. 

Vẫn chưa có người hưởng lợi thật sự khi Ấn Độ bứt tốc tăng trưởng- Ảnh 3.

Công nhân xây dựng hành lang Đường sắt tốc độ cao ở Ahmedabad. Ảnh: Reuters

Các vấn đề đáng chú ý khác còn bao gồm khó khăn trong việc thực hiện hợp đồng, giá điện quá cao để hỗ trợ cho các hộ gia đình và nông dân. Tỷ giá đồng rupee cũng gây bất lợi cho các nhà xuất khẩu trong các lĩnh vực dệt may và dược phẩm.

Chính quyền đã làm tốt công việc kiểm soát ngân sách chính phủ và đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Nhưng nó đã thất bại trong việc điều tiết các yếu tố hỗ trợ cho những "người dân nhỏ bé". 

Việc hợp lý hóa quy định sẽ giải phóng các doanh nghiệp nhỏ để tập trung vào phát triển kinh doanh. 

Do hoạt động của họ có xu hướng sử dụng nhiều lao động phổ thông hơn so với hoạt động của các tập đoàn lớn, điều này có thể mang lại sự cung cấp đáng kể trong việc tạo ra việc làm mà không cần bất kỳ khoản hỗ trợ hoặc giảm thuế nào. 

Điều Ấn Độ thực sự cần thiết phải là một chính sách tăng trưởng toàn diện, bền vững, có thể mang lại sự thịnh vượng chung trên tất cả các phân khúc của nền kinh tế thay vì chỉ mang lại lợi ích cho một số ít người có đặc quyền hay tầng lớp giai cấp cao. 

(Nguồn: Nikkei Asia)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement