Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ấn Độ đang gây ra quá nhiều thảm họa ở dãy Himalaya

Phân tích

28/11/2023 08:22

Mihir Sharma của Bloomberg Opinion cho biết, việc chính phủ Ấn Độ ngày càng vội vã xây dựng các công trình trên cao đang gây nguy hiểm đến tính mạng và hệ sinh thái không thể thay thế cho con người.

Đã hơn một tuần kể từ khi 41 công nhân xây dựng Ấn Độ bị mắc kẹt bên trong một đường hầm mà họ đang xây dựng trên dãy núi Himalaya dọc biên giới phía bắc Ấn Độ.

Sau khi đường hầm sập vào ngày 12/11, lực lượng cứu hộ đã liên tục làm việc giải cứu những người bị mắc kẹt. Tuy nhiên, hoạt động cứu hộ gặp nhiều khó khăn do các mảnh vỡ ở phần mái đường hầm liên tục rơi xuống và nhiều máy móc quan trọng không thể hoạt động.

Lực lượng cứu hộ liên lạc với những người bị kẹt bên trong bằng hệ thống bộ đàm. Truyền thông Ấn Độ đưa tin thực phẩm, nước, oxy và thuốc men đã được chuyển cho những người bị kẹt thông qua đường ống rộng hơn 15 cm.

Tình trạng khó khăn này sẽ khiến chính quyền Ấn Độ phải suy nghĩ lại về cách họ tiếp cận các dự án phát triển ở vùng cao Himalaya.

Nguyên nhân khiến đường hầm họ đang đào bị sập vẫn chưa rõ. Nó có thể là một vụ lở đất, hoặc tính toàn vẹn về cấu trúc của ngọn núi đã vượt quá mức có thể xử lý. Chắc chắn, việc đào một đường hầm khác xuyên qua đống đổ nát để giải cứu những công nhân bị mắc kẹt không hề đơn giản. 

Trả lời tờ Times of India, ông Mohammed Rizwan - thành viên đội cứu hộ nạn nhân trong đường hầm sập cho biết: "Chúng tôi liên tục gửi tin nhắn hỏi thăm sức khỏe của họ. Nhưng tất cả họ chỉ có một câu hỏi: 'Khi nào chúng tôi thoát khỏi được nơi này?'".

Ấn Độ đang gây ra quá nhiều thảm họa ở dãy Himalaya- Ảnh 1.

Người dân địa phương thờ cúng vị thần 'Boukhnag' vài ngày sau khi đường hầm Silkyara đang được xây dựng bị sập ở quận Uttarkashi thuộc bang Uttarakhand của Ấn Độ, vào ngày 23/11/2023. Ảnh: AFP

Đây rõ ràng là một khu vực cực kỳ mong manh của thế giới, nơi các dự án phát triển quy mô lớn chỉ có thể được tiến hành với sự thận trọng tối đa. 

Vì nhiều lý do - an ninh quốc gia, chủ nghĩa dân túy chính trị, nhu cầu khử cacbon từ các nguồn năng lượng của Ấn Độ, chính phủ đã tăng tốc mạnh mẽ công việc của mình trong khu vực. Và cả hệ sinh thái không thể thay thế này cũng như cuộc sống của những người sống và làm việc ở đó đều có thể gặp nguy hiểm.

Đường cao tốc mà các công nhân đang xây dựng là một phần của mạng lưới mới khổng lồ nhằm kết nối bốn ngôi chùa linh thiêng trên núi cao hơn 3.000m so với mực nước biển. Những ngôi đền trên đỉnh đồi này từ lâu đã là điểm đến chính của những người hành hương, được đánh giá cao một phần chính vì không thể tiếp cận được. 

Nhưng Thủ tướng Narendra Modi, người có nền chính trị dân túy thường pha trộn biểu tượng tôn giáo và các dự án phát triển quy mô lớn, đã quyết tâm xây dựng mạng lưới đường cao tốc dài 900 km để có thể đến các ngôi chùa quanh năm.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng việc nước láng giềng khổng lồ phía bắc của Ấn Độ đã xây dựng cơ sở hạ tầng hỗ trợ dày đặc dọc theo phía biên giới tranh chấp là một động lực khác. 

Ấn Độ đang gây ra quá nhiều thảm họa ở dãy Himalaya- Ảnh 2.

Trong nỗ lực giải cứu, vài ngày trước, Ấn Độ đã liên hệ với các tổ chức quốc tế có kinh nghiệm nhờ hỗ trợ.

Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc thường xuyên đụng độ trên dãy Himalaya và mối quan hệ đã xấu đi nghiêm trọng kể từ khi 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng trong một cuộc giao tranh như vậy vào năm 2020.

Khi Tòa án Tối cao Ấn Độ can thiệp để giảm chiều rộng của một số đoạn đường núi mới, Bộ Quốc phòng nhấn mạnh rằng chúng cần rộng ít nhất 10m, có lẽ là để họ có thể vận chuyển quân đội và thiết giáp đến biên giới hiệu quả hơn. 

Ấn Độ đang ở thế bất lợi khi phần phía biên giới đất nước là vùng đất lởm chởm, gồ ghề. Trong khi đó, quân đội Trung Quốc lại thuận lợi hơn khi tiến về phía họ vì việc xây dựng đường bộ và đường sắt trên cao nguyên Tây Tạng tương đối dễ dàng hơn.

Cuối cùng, nhu cầu đa dạng hóa các nguồn năng lượng ngoài nhiên liệu hóa thạch đã thúc đẩy chính quyền Ấn Độ xây dựng và mở rộng các dự án thủy điện ở những nơi khác trên dãy Himalaya, đặc biệt là ở phía đông bắc đất nước.

Thủy điện từng là nguồn năng lượng quan trọng khi Ấn Độ mới giành được độc lập vào 70 năm trước. Họ gọi những con đập lớn là "ngôi đền của Ấn Độ hiện đại". Nhưng tỷ trọng của nó trong cơ cấu năng lượng đã giảm mạnh khi các con đập không còn hợp thời vào những năm 1990, giảm từ 25% năm 2000 xuống còn 11,7% vào năm 2022.

Chỉ đến bây giờ, chính quyền Ấn Độ mới đang cố gắng một lần nữa khai thác các dòng suối và dòng sông đổ xuống từ dãy Himalaya. Ấn Độ chỉ tạo ra khoảng 30% lượng thủy điện có thể, so với 80% ở Mỹ.

Biến đổi khí hậu khiến thủy điện trở nên cần thiết hơn, nhưng nó cũng khiến việc xây dựng các dự án mới khó khăn hơn nhiều. Thời tiết đang ấm lên và bão ngày càng thường xuyên hơn. Lũ quét làm xói mòn lớp đất che phủ cây cối, và những sườn dốc không có cây xanh dễ bị lở đất tàn phá hơn.

Ấn Độ đang gây ra quá nhiều thảm họa ở dãy Himalaya- Ảnh 3.

Cựu Chủ tịch Cơ quan Đường cao tốc Quốc gia Ấn Độ cảnh báo rằng "xây đường hầm xuyên núi là rất nguy hiểm", nhưng mối nguy hiểm sẽ tăng lên gấp bội khi những dự án quy mô lớn như vậy được thực hiện kém.

Ngày 28/10, công trình thủy điện lớn ở Đông Bắc phải dừng thi công do lở đất làm tắc nghẽn đường hầm cuối cùng chuyển hướng nước sông quanh khu vực thi công, 8 đường hầm như vậy trước đó đã bị chặn do lở đất. Dự án đã được nhiều người mong đợi và lên kế hoạch trong suốt hai thập kỷ trước khi công việc bắt đầu gần đây.

Và vài tuần trước đó, lũ quét đã cuốn trôi một con đập lớn gần biên giới Ấn Độ với Bhutan. Nhiều nhà máy điện phụ thuộc vào sông Teesta đã phải đóng cửa. Mỗi lần điều này xảy ra, chi phí vốn cho các dự án mới sẽ cao hơn và khó đạt được việc hoàn tất tài chính hơn.

Các nhà hoạch định chính sách cần lùi lại một bước và đánh giá lại cách tiếp cận của họ.

Rất ít người muốn dãy Himalaya được giữ nguyên hoàn toàn. Tuy nhiên, chắc chắn có điều gì đó không ổn về quy mô, quy hoạch hoặc việc thực hiện các công trình công cộng ở vùng núi.

Ấn Độ cần đánh giá lại nguy cơ khiến chi phí tăng vọt và gây ra thiệt hại không thể khắc phục được cho một hệ sinh thái độc nhất. Cùng với đó, thiệt hại nhân mạng trên quy mô lớn cần phải được xem xét cẩn trọng khi tiến hành xây dựng bất cứ thứ gì trên dãy Himalaya hùng vĩ.

(Nguồn: Bloomberg)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement