20/04/2020 23:03
Trái phiếu chuyển đổi là gì? Các ưu điểm, nhược điểm của nó?
Trong bài viết này sẽ giới thiệu một số kiến thức cơ bản về loại chứng khoán này cũng như các ưu điểm, nhược điểm của nó.
Những người mới gia nhập vào sân chơi của giới đầu tư thường thắc mắc không biết trái phiếu chuyển đổi là gì, và nó là trái phiếu hay là một loại cổ phiếu. Đặc biệt là các loại trái phiếu công ty mà người nắm giữ các trái phiếu này có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu thường của công ty đó.
Trước hết, bạn cần hiểu trái phiếu chuyển đổi là gì
Theo như tên gọi của nó, trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu mà người nắm giữ có khả năng chuyển đổi chúng thành một lượng cổ phiếu nhất định của công ty phát hành. Khi được phát hành lần đầu, các trái phiếu này đóng vai trò như một loại trái phiếu doanh nghiệp thông thường, có mức lãi suất thấp hơn một chút.
Vì các trái phiếu chuyển đổi thường có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu và người nắm giữ cũng sẽ hưởng lợi từ việc tăng giá của cổ phiếu được chuyển đổi nên các công ty thường đưa ra tỉ lệ lãi suất thấp đối với các trái phiếu chuyển đổi.
Nếu như công ty hoạt động kém hiệu quả thì trái phiếu sẽ không có khả năng chuyển đổi, do đó các nhà đầu tư sẽ chỉ nhận được khoản lợi tức nhỏ bé mà trái phiếu này mang lại. Điều này là hoàn toàn bình thường bởi lợi nhuận lúc nào cũng đi kèm với rủi ro!
Tỷ lệ chuyển đổi
Để có thể chuyển đổi được thì cần phải có tỷ lệ chuyển đổi. Tỷ lệ chuyển đổi cho biết mỗi trái phiếu có thể chuyển đổi được thành bao nhiêu cổ phiếu. Tỷ lệ chuyển đổi được thể hiện dưới dạng tỷ số hoặc là mức giá chuyển đổi, và nó được xác định trong các hợp đồng mua trái phiếu cùng với các điều kiện và điều khoản khác.
Như vậy khi mua trái phiếu chuyển đổi các điều kiện, điều khoản và tỉ lệ chuyển đổi đã được xác định ngay từ đầu, giá chuyển đổi cũng là mức giá dựa trên giá cổ phiếu tại thời điểm mua trái phiếu chuyển đổi.
Nếu vào ngày đến hạn chuyển đổi, giá cổ phiếu cao hơn giá chuyển đổi thì nhà đầu tư sẽ có lợi. Tuy nhiên các công ty sẽ luôn hạn chế sự chênh lệch này bằng cách “call back”, tức là thu hồi lại các trái phiếu chuyển đổi này nếu giá cổ phiếu tăng quá cao.
Ví dụ: Tỷ lệ chuyển đổi 45:1 có nghĩa là mỗi trái phiếu sẽ đổi được 45 cổ phiếu. Hoặc nó cũng được ấn định ở mức 50% lãi có nghĩa là nếu một nhà đầu tư lựa chọn chuyển đổi cổ phiếu, họ sẽ phải mua cổ phiếu thường vào thời điểm phát hành với mức giá là 150%. Nói chung cả hai cách này đều không khác nhau nhiều về bản chất.
Đồ thị sau sẽ cho ta thấy những biến động của trái phiếu chuyển đổi khi giá cổ phiếu tăng. Cần chú ý rằng giá của trái phiếu bắt đầu tăng khi giá cổ phiếu tiến tới mức giá chyển đổi. Lúc này thì trái phiếu chuyển đổi cũng tương tự như một quyền chọn cổ phiếu vậy. Khi giá cổ phiếu lên cao hoặc biến động mạnh thì trái phiếu của bạn cũng sẽ biến đổi theo chiều tương tự
Chuyển đổi bắt buộc
Một nhược điểm của trái phiếu chuyển đổi đó là công ty phát hành trái phiếu sẽ có quyền thu hồi lại trái phiếu. Nói cách khác họ có quyền yêu cầu chuyển đổi chúng. Việc chuyển đổi bắt buộc thường xảy ra khi giá cổ phiếu lên cao hơn giá trị mà nó có thể đạt được vào thời điểm trái phiếu được mua lại hoặc bị thu hồi. Đặc tính này làm hạn chế khả năng tăng giá của trái phiếu chuyển đổi.
Như đã nói từ đầu trái phiếu chuyển đổi có thể trở thành một loại chứng khoán rất phức tạp do một số nguyên nhân. Trước tiên chúng mang những đặc điểm của cả trái phiếu và cổ phiếu, khiến cho các nhà đầu tư dễ bị nhầm lẫn.
Với trái phiếu chuyển đổi bạn phải tập trung vào các nhân tố tác động đến cả hai loại chứng khoán trên. Đó là sự hoà trộn giữa những tác động của lãi suất (nhân tố ảnh hưởng đến giá trái phiếu) và những thay đổi diễn ra trên thị trường của cổ phiếu.
Vì vậy nên có một thực tế là các công ty phát hành trái phiếu chuyển đổi có thể thu hồi lại chúng tại một mức giá nhất định, từ đó tránh được sự tăng giá cổ phiếu đột ngột. Tất cả các yếu tố này đều rất quan trọng trong việc xác định mức giá chuyển đổi. Chúng ta có thể xét một ví dụ sau để hiểu rõ hơn về loại trái phiếu này:
Giả định rằng công ty TSJ Sports phát hành một lượng trái phiếu chuyển đổi có trị giá 10 triệu đôla, thời hạn 3 năm, lãi suất là 5% và tỷ lệ chuyển đổi là 25% lãi. Điều đó có nghĩa là TSJ sẽ phải trả lãi trái phiếu là 500.000 USD một năm, hoặc trả tổng cộng là 1,5 triệu USD khi trái phiếu đáo hạn.
Nếu như cổ phiếu của TSJ được mua bán với mức giá là 40 USD/cp vào thời điểm phát hành trái phiếu chuyển đổi thì các nhà đầu tư sẽ có thể chuyển đổi lượng trái phiếu này sang cổ phiếu với mức giá 40 USD × 1,25 = 50 USD/cp.
Do đó nếu cổ phiếu được mua bán ở mức giá $55 vào ngày đáo hạn trái phiếu, thì nhà đẩu tư sẽ nhận được 5 đôla tiền lãi trên mỗi cổ phiếu.Tuy nhiên việc tăng giá cổ phiếu luôn bị giới hạn bởi điều khoản thu hồi lại trái phiếu của công ty phát hành như đã nói ở trên.
Ví dụ: nếu công ty TSJ không muốn cho cổ phiếu vuợt ngưỡng 100 USD, họ sẽ tiến hành thu hồi lại trái phiếu khi nào giá cổ phiếu có xu hướng tăng vượt mức 100 USD. Mặt khác nếu giá cổ phiếu giảm chỉ còn 25 USD, người nắm giữ trái phiếu chuyển đổi vẫn được trả lại số tiền đúng với mệnh giá của trái phiếu vào ngày đáo hạn. Như vậy trái phiếu chuyển đổi có thể hạn chế rủi ro khi cổ phiếu bị sụt giá và ngăn ngừa không cho giá cổ phiếu tăng quá mức.
Xét những đặc điểm trên thì có vẻ như trái phiếu chuyển đổi rất phức tạp. Nói một cách chung nhất thì trái phiếu chuyển đổi là một dạng chứng khoán phát hành cho các nhà đầu tư mong muốn được hưởng lợi từ một công ty mà họ chưa hiểu rõ lắm. Bằng việc đầu tư vào các trái phiếu chuyển đổi, họ có thể hạn chế được rủi ro khi giá cổ phiếu giảm nhưng ngược lại, họ sẽ thiệt chút ít khi giá cổ phiếu tăng cao.
Trái phiếu chuyển đổi không phải lúc nào cũng hấp dẫn. Nhà đầu tư bao giờ cũng kì vọng công ty làm ăn tốt, tuy nhiên, hiệu quả hoạt động trong tương lai của công ty bao giờ cũng là một ẩn số, và kì vọng của nhà đầu tư không phải lúc nào cũng thành sự thật.
“Vì các trái phiếu chuyển đổi thường có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu và người nắm giữ cũng sẽ hưởng lợi từ việc tăng giá của cổ phiếu được chuyển đổi nên các công ty thường đưa ra tỉ lệ lãi suất thấp đối với các trái phiếu chuyển đổi.
Nếu như công ty hoạt động kém hiệu quả thì trái phiếu sẽ không có khả năng chuyển đổi, do đó các nhà đầu tư sẽ chỉ nhận được khoản lợi tức nhỏ bé mà trái phiếu này mang lại. Điều này là hoàn toàn bình thường bởi lợi nhuận lúc nào cũng đi kèm với rủi ro!”
Advertisement
Advertisement