Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

TikTok Việt Nam sắp bị thanh tra toàn diện vì có nhiều nội dung độc hại

Số hóa

04/04/2023 10:44

Trước tình trạng loạn nội dung xấu độc ảnh hưởng đến nhận thức của giới trẻ, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết sẽ có cuộc thanh tra toàn diện TikTok tại Việt Nam, nếu phát hiện sai phạm sẽ xử lý nghiêm.

Trong vài năm trở lại đây, Tiktok là mạng xã hội có tốc độ phát triển "nóng" ở Việt Nam khi số lượng người dùng tăng lên đột biến. Theo số liệu của DataReportal, Việt Nam xếp thứ 6 trong top 10 quốc gia có lượng người dùng TikTok lớn nhất thế giới với khoảng 49,9 triệu người dùng khi kết thúc tháng 2/2023.

Bên cạnh những nội dung chia sẻ kiến thức, cuộc sống, góc nhìn bổ ích thì phần lớn nội dung trên Tiktok được cho là độc hại với người dùng, đặc biệt là giới trẻ.

TikTok Việt Nam sắp bị thanh tra toàn diện vì đề xuất nhiều nội dung độc hại - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Trước đó, điển hình là vụ Nờ Ô Nô đăng tải video với nội dung phản cảm, miệt thị người nghèo và đã bị xử lý. Tuy nhiên, Nờ Ô Nô tiếp tục quy trở lại với tài khoản khác và việc không xử lý nghiêm đã khiến Tiktok thêm những nội dung độc hại.

Bên cạnh đó, nhiều nội dung trên TikTok có những đoạn phim ngắn dung tục, thiếu văn hóa, và đặc biệt những thông tin sai sự thật, truyền bá mê tín dị đoan và cổ xúy hành vi phạm tội.

Trước thực trạng đó, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết sẽ có cuộc thanh tra toàn diện TikTok tại Việt Nam trong thời gian tới. Bộ TT&TT cũng cho biết, nếu thanh tra có sai phạm sẽ xử lý nghiêm để làm trong sạch nội dung trên mạng xã hội này, theo Dân Việt.

TikTok là nền tảng video ngắn chủ động phân phối nội dung theo thuật toán tới người xem. Trong khi những nền tảng khác như Facebook, YouTube cung cấp nội dung dựa trên nhu cầu của người dùng.

Không những vậy, những nền tảng xuyên biên giới như Tiktok còn chứa những quảng cáo sai sự thật khiến người dùng bị ảnh hưởng nên việc thanh tra lần này là cần thiết.

Theo đại diện Bộ TTTT, Bộ sẽ xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm. Bộ cũng sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng áp dụng nhiều giải pháp mạnh tay, triệt để.

Trong phiên chất vấn diễn ra hồi tháng 11/2022, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng từng cho biết Bộ sẽ thanh tra các nền tảng xuyên biên giới như TikTok về vấn đề quảng cáo. Bộ trưởng cũng thừa nhận vấn đề quảng cáo sai sự thật xuất hiện nhiều trên các nền tảng xuyên biên giới, theo Zing.

Mới đây, Úc cho biết sẽ cấm nền tảng truyền thông xã hội TikTok khỏi các thiết bị làm việc của nhân viên chính phủ, cùng với Hoa Kỳ, Canada, New Zealand và một nhóm các quốc gia châu Âu trong việc hạn chế ứng dụng gây tranh cãi do Trung Quốc sở hữu về các vấn đề an ninh quốc gia và quyền riêng tư dữ liệu.

Theo đó, Úc sẽ công bố lệnh cấm TikTok trên điện thoại quan chức của chính phủ trong tuần này, sau khi các quốc gia khác cấm ứng dụng video do Trung Quốc sở hữu vì lo ngại về an ninh, các tờ báo Úc đưa tin đồng loạt vào hôm 3/4.

Thủ tướng Anthony Albanese đã đồng ý với lệnh cấm sử dụng TikTok trên toàn chính phủ, sau khi Bộ Nội vụ Úc hoàn thành đánh giá, tờ The Australian đưa tin. Điều này đồng nghĩa TikTok sẽ không được phép sử dụng trên bất kỳ điện thoại hoặc máy tính nào được sử dụng bởi các chính trị gia và công chức Chính phủ Úc.

Phía Hoa Kỳ cũng đang xem xét lệnh cấm chung đối với ứng dụng này, nghĩa là công dân bình thường cũng sẽ không được phép sử dụng TikTok trên điện thoại của họ.

Tuy nhiên, lệnh cấm như vậy chưa được xem xét ở Úc và người dùng Úc vẫn sẽ được phép sử dụng TikTok trên điện thoại của họ.

Mặt khác, Bộ Nội vụ Úc đang điều tra các yêu cầu lưu trữ dữ liệu trong nước đối với các nền tảng truyền thông xã hội, được gọi là nội địa hóa dữ liệu. Báo cáo của tờ AFR chỉ ra rằng yêu cầu lưu trữ dữ liệu người dùng cục bộ ở Úc sẽ không giải quyết được các mối lo ngại về an ninh quốc gia xung quanh TikTok, nhưng đó là một trong một số tùy chọn đang được xem xét.

Còn Báo The Age đưa tin, bang Victoria, Úc cũng sẽ cấm ứng dụng video ngắn trên điện thoại của chính phủ, trích lời một quan chức chính quyền bang cho biết Victoria sẽ tuân theo hướng dẫn của chính phủ liên bang.

Gần đây, Hoa Kỳ, Anh, New Zealand, Canada, Bỉ và Ủy ban Châu Âu đã cấm ứng dụng này khỏi các thiết bị quan chức chính phủ, vì lo ngại về bảo mật.

Trong những tháng gần đây, một số quốc gia đã chuyển sang chặn ứng dụng, sau những tiết lộ rằng nhân viên của TikTok có trụ sở tại Hoa Kỳ và Trung Quốc đã sử dụng ứng dụng này để theo dõi các nhà báo Mỹ đang viết những câu chuyện chỉ trích ứng dụng.

Thậm chí, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã yêu cầu công ty mẹ của TikTok là ByteDance thoái vốn khỏi ứng dụng này, nếu không sẽ phải đối mặt với lệnh cấm toàn quốc có thể xảy ra ở Hoa Kỳ.

Nhưng TikTok nói với Tạp chí Forbes rằng việc buộc ByteDance thoái vốn "không giải quyết được vấn đề", đồng thời nói thêm rằng "việc thay đổi quyền sở hữu sẽ không áp đặt bất kỳ hạn chế mới nào đối với luồng dữ liệu hoặc quyền truy cập". Để chống lại những lo ngại về quyền riêng tư dữ liệu, TikTok cho biết họ sẽ kích hoạt một chính sách mới - được gọi là "Project Clover" ở Châu Âu và "Project Texas" ở Hoa Kỳ - yêu cầu công ty lưu trữ dữ liệu người dùng cục bộ và cấm dữ liệu rời khỏi Châu Âu và Mỹ tương ứng.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement