Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thổ Nhĩ Kỳ có thể làm đối trọng trong cuộc chiến ở Ukraina trong bao lâu?

Quân sự

05/03/2023 13:06

Thổ Nhĩ Kỳ đã và đang thắt chặt mối quan hệ giữa Ukraina lẫn Nga, cố gắng không làm tổn hại đến mối quan hệ mà nước này có với cả hai nước. Tuy nhiêu, quốc gia này có thể giữ được vị thế nào trong bao lâu nữa vẫn còn là một dấu hỏi.
news

Chưa đầy hai tuần sau cuộc tấn công của Nga vào nước láng giền Ukraina, vào ngày 10/3/2022, Thổ Nhĩ Kỳ đã đóng vai trò trung gian hòa giải giữa các nước bằng các cuộc họp cấp bộ trưởng ngoại giao ở Antalya. Tuy nhiên, các cuộc họp này đã kết thúc mà không có kết quả.

Một số nỗ lực khác đã được thực hiện trong những ngày tiếp theo, bao gồm các cuộc đàm phán được tổ chức tại Istanbul, được Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu ca ngợi là "quan trọng" vào thời điểm đó.

Các cuộc đàm phán hòa bình đã dừng lại vào ngày 17 tháng 5 khi Kiev rút khỏi quá trình đàm phán.

Một tia hy vọng đã được thắp sáng vào tháng 7 năm ngoái khi Nga đồng ý với một sáng kiến do Liên Hợp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian về việc xuất khẩu ngũ cốc từ Biển Đen. Thỏa thuận này sẽ hết hạn vào ngày 18 tháng 3 nhưng trừ khi có sự phản đối chính thức từ một trong hai bên, thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc vẫn sẽ tiếp tục.

Tiến sĩ Ali Bilgic, phó Giáo sư tại Đại học Loughborough nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ có một vị trí đặc biệt trong cuộc chiến Ukraina do mối quan hệ tốt đẹp lâu dài của họ với cả hai bên.

"Nga là một đối tác kinh tế quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia này cũng có quan hệ thương mại với Ukraina. Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một cường quốc mềm quan trọng ở Ukraina trước chiến tranh", ông nói.

Thổ Nhĩ Kỳ có thể làm đối trọng trong cuộc chiến ở Ukraina trong bao lâu?   - Ảnh 1.

Thổ Nhĩ Kỳ đã từng nhiều lần làm trung gian trong các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraina nhưng thất bại.

Mở rộng quan hệ thương mại với Nga

Cố gắng hòa giải hai bên trong suốt cuộc chiến, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã mở rộng sự hợp tác hiện có trong lĩnh vực năng lượng Nga.

Đồng thời, nhà lãnh đạo hai nước cũng nói về việc biến Thổ Nhĩ Kỳ thành "trung tâm trung chuyển khí đốt" để xuất khẩu khí đốt sang châu Âu; trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông có thể coi Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia trung chuyển cho một đường ống dẫn khí đốt trong tương lai.

Khi các mối quan hệ xích lại gần nhau hơn, mối lo ngại của phe đối lập ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng tăng. Các câu hỏi đã được đặt ra nhiều lần trên báo chí Thổ Nhĩ Kỳ: liệu tình bạn này có mở đường cho việc Nga thao túng các cuộc bầu cử ở Thổ Nhĩ Kỳ để có lợi cho ông Erdogan?

"Mối quan hệ thương mại của Thổ Nhĩ Kỳ với Moscow đã ở đỉnh cao, trong bối cảnh Mỹ và EU áp đặt một loạt lệnh trừng phạt lên Nga", giáo sư Bilgic nói.

Theo Viện thống kê Thổ Nhĩ Kỳ (TUIK), Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng gấp đôi khối lượng thương mại khi nhập khẩu từ Nga tăng lên 58,85 tỷ USD (55,44 tỷ euro) vào năm 2022 - tăng từ mức 28,96 tỷ USD (27,28 tỷ euro) của năm trước.

Tiến sĩ Bilgic cho biết, Ankara và Moscow cũng thường xuyên hợp tác ở Syria kể từ năm 2015.

"Không cần phải nói, Thổ Nhĩ Kỳ có quan hệ chính trị, kinh tế và quân sự sâu sắc với phương Tây. Rất khó để tìm được một quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ và Ankara đã sử dụng vị thế độc tôn này khá hiệu quả".

Trong khi Erdogan và 'người bạn thân' Putin bắt tay trong các thỏa thuận tài chính, thì Ankara tiếp tục ủng hộ Kyiv trên chính trường và là một trong những bên đầu tiên cung cấp viện trợ nhân đạo rất cần thiết.

Công ty quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Baykar Tech đã bán và tặng máy bay không người lái cho Ukraina và đang lên kế hoạch hoàn thành việc xây dựng nhà máy sản xuất tại nước này trong vòng hai năm.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng tìm cách tránh leo thang bằng cách đóng cửa các eo biển dẫn đến Biển Đen, với thẩm quyền được Công ước Montreux trao cho.

"Các tàu chiến sẽ bị chặn tiếp cận eo biển Bosphorus và Dardanelles, cho dù chúng đến từ các quốc gia giáp Biển Đen hay không", Ngoại trưởng Mevlut Cavusoglu tuyên bố vào tháng 3/2022.

Thổ Nhĩ Kỳ có thể làm đối trọng trong cuộc chiến ở Ukraina trong bao lâu?   - Ảnh 2.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Sochi vào tháng 9 năm 2018. Ảnh: Alexander Zemlianichenko/AP

Theo Tiến sĩ Bilgic, ba quốc gia này phụ thuộc vào nhau.

"Nga cần Thổ Nhĩ Kỳ bởi vì thông qua Thổ Nhĩ Kỳ, Moscow phá vỡ sự cô lập quốc tế của mình trong khi vẫn duy trì quan hệ kinh tế với Thổ Nhĩ Kỳ", Tiến sĩ Bilgic giải thích.

"Ukraina cần Thổ Nhĩ Kỳ về mặt quân sự. Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ cũng cần cả Nga và Ukraina. Trong trường hợp của Nga, hàng xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ đã lấp đầy khoảng trống do các lệnh trừng phạt quốc tế tạo ra ở một mức độ nhất định và điều này có tác dụng với Ankara khi nền kinh tế của nước này đang suy giảm đáng kể trong vài năm gần đây".

Ông nói thêm: "Trong trường hợp của Ukraina, Thổ Nhĩ Kỳ coi lợi thế của Ukraina là một trở ngại đối với việc xây dựng quân đội của Nga ở khu vực Biển Đen".

Mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và phương Tây ra sao?

Thổ Nhĩ Kỳ đã bảo lưu lập trường của mình bằng cách không tham gia các lệnh trừng phạt do EU và Mỹ áp đặt lên Nga, tiến thêm một bước cũng cản trở khả năng mở rộng của NATO với các đề xuất từ Thụy Điển và Phần Lan.

Mặc dù vậy, phương Tây không hoàn toàn quay lưng lại với Thổ Nhĩ Kỳ bởi theo Tiến sĩ Bilgic, "họ cũng cần Thổ Nhĩ Kỳ có thể tiếp tục hành động cân bằng".

Thổ Nhĩ Kỳ có thể làm đối trọng trong cuộc chiến ở Ukraina trong bao lâu?   - Ảnh 3.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, phải, và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói chuyện trong cuộc gặp song phương trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid vào ngày 29 tháng 6 năm 2022. Ảnh: Bertrand Guay/AP

Kể từ khi bắt đầu chiến tranh, Trung Quốc đã cố gắng đóng vai trò trung gian hòa giải trong cuộc xung đột và những nỗ lực của Bắc Kinh đã được tăng cường gần đây. Riêng đối với Washington, vai trò này là không thể chấp nhận được trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc đang gia tăng. Ông lập luận rằng Thổ Nhĩ Kỳ với tư cách là một quốc gia NATO là một lựa chọn ưu tiên, theo ông Bilgic.

Mặt khác, việc ông Erdogan sẵn sàng đẩy các mối quan hệ đến giới hạn không phải là hoàn toàn không có hậu quả.

Tiến sĩ Bilgic nói rằng thiệt hại chính là về kinh tế, nhưng cũng có thiệt hại về uy tín ở phương Tây do tiếp tục ngăn chặn Thụy Điển và Phần Lan trong NATO.

Tại thời điểm này, ông Bilgic nói, các thủ đô phương Tây không đặt câu hỏi về giá trị của Thổ Nhĩ Kỳ về mặt chính trị, chiến lược, quân sự hay kinh tế đối với phương Tây, nhưng có một số tiếng nói bắt đầu đặt câu hỏi về vị trí của Thổ Nhĩ Kỳ trong NATO.

Theo Tiến sĩ Bilgic, Thổ Nhĩ Kỳ đã giành được hai điểm chính với hành động cân bằng ngoại giao đang diễn ra giữa Nga, Ukraina và phương Tây.

Đầu tiên, ông nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã "ghi tên mình trên bản đồ với tư cách là nhà xuất khẩu quốc phòng" sau khi đầu tư mạnh vào ngành công nghiệp quốc phòng trong một thập kỷ - và cuộc chiến Ukraina đã cho phần còn lại của thế giới thấy rằng vũ khí của Thổ Nhĩ Kỳ có thể rất hiệu quả.

Ông Bilgic nói: "Thứ hai, Ankara đã cố gắng cho các nước Nam bán cầu thấy rằng Thổ Nhĩ Kỳ không nhất thiết phải theo phương Tây và có thể có một chính sách đối ngoại độc lập".

Vậy Thổ Nhĩ Kỳ có thể đi trên sợi dây này trong bao lâu mà không bị ngã? Đó vẫn là câu hỏi lớn nhất.

Tiến sĩ Bilgic lập luận: "Rủi ro chính đối với Thổ Nhĩ Kỳ là nếu cuộc chiến trở nên căng thẳng hơn và Nga bắt đầu giành được lợi thế, thì sự kiên nhẫn dành cho hành động cân bằng của Thổ Nhĩ Kỳ ở các thủ đô phương Tây có thể cạn kiệt.

"Ankara có thể cảm thấy áp lực phải tham gia các biện pháp trừng phạt quốc tế. Điều này có thể làm xáo trộn đáng kể vị thế của Ankara trong cuộc chiến", ông nói.

(Nguồn: Euronews)

N.MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ