Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thị trường tiêu vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng trong nửa đầu năm 2022

Giá cả hàng hóa

10/08/2022 07:25

Thị trường nông sản hôm nay 10/8 ghi nhận giá cà phê bật tăng trên cả thị trường trong nước và quốc tế, giá cao su biến động trái chiều, trong khi đó thị hồ tiêu vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc.

Giá cà phê trên thị trường thế giới bật tăng

Giá cà phê trong nước hôm nay dao động 45.000- 49.600 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk: 45.700 đồng/kg và thấp nhất là tại tỉnh Lâm Đồng với giá là 45.100 đồng/kg.

Tại Gia Lai: 45.600 đồng/kg, Đắk Nông: 45.600 đồng/kg, Kon Tum: 45.600 đồng/kg, giá cà phê giao tại cảng ở TP.HCM là 49.600 đồng/kg.

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 9/8, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London trở lại đà tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng 30 USD/tấn, lên 2.073 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 tăng thêm 32 USD/tấn, lên 2.074 USD/tấn. Khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cũng nằm trong xu hướng tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 9 tăng 2,40 cent/lb, lên 211,85 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 tăng 2,15 cent/lb, lên 208,55 cent/lb. Khối lượng giao dịch cao trên mức trung bình.

Ngành cà phê toàn cầu sẽ đối mặt với khó khăn trong ngắn hạn - Ảnh 1.

Cà phê giảm 13,35 USd / Lbs hay 5,90% kể từ đầu năm 2022, theo giao dịch trên hợp đồng chênh lệch (CFD) theo dõi thị trường chuẩn cho mặt hàng này.

Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất, xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới; trong đó đứng thứ nhất thế giới nhiều năm liền về sản xuất và xuất khẩu cà phê vối. Năm 2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt hơn 1,56 triệu tấn, trị giá hơn 3 tỷ USD

Tái canh đã giúp tăng năng suất cà phê Việt Nam từ 23,5 tạ/ha năm 2011 lên 28,2 tạ/ha năm 2021 và sản lượng tăng từ 1,27 triệu tấn năm 2020 lên 1,81 triệu tấn năm 2021. Hiện năng suất cà phê của Việt Nam cao gấp hơn 3 lần (2,8 tấn/ha) so với năng suất cà phê của thế giới (0,8 tấn/ha).

Trong những tháng đầu năm 2022, ngành cà phê xuất khẩu của Việt Nam cũng được hưởng lợi nhờ nhu cầu nhập khẩu từ các nền kinh tế lớn trên thế giới tăng.

Điều kiện làm việc thay đổi do tác động của dịch bệnh, cùng với việc nâng cao mức sống, được dự đoán là sẽ thúc đẩy nhu cầu trên thị trường toàn cầu.

Nhu cầu cà phê đã mở rộng đáng kể ra ngoài các thị trường như Liên minh Châu Âu (EU), Mỹ và Nhật Bản. Bắc Mỹ, Châu Á - Thái Bình Dương và Châu Âu là những nơi tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới.

Tại châu Á - Thái Bình Dương, Nhật Bản dẫn đầu thị trường, tiếp theo là Trung Quốc và Hàn Quốc. Nhu cầu dài hạn sẽ tăng trong những năm tới, có khả năng biến khu vực này trở thành một trong những thị trường phát triển nhanh nhất.

Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) dự báo, ngành cà phê toàn cầu sẽ đối mặt với khó khăn trong ngắn hạn, do suy thoái kinh tế và nhu cầu tiêu thụ chậm, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Thị trường tiêu vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc

Giá tiêu hôm nay tiếp tục xu hướng đi ngang, thị trường trầm lắng do kết quả xuất khẩu kém khả quan trong tháng 7/2022.

Cụ thể, giá cao nhất ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu: 74.500 đồng/kg, thấp nhất tại Đồng Nai và Gia Lai: 71.500 đồng/kg

Tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo): 72.500 đồng/kg, Bình Phước: 73.500 đồng/kg, Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 71.5000đồng/kg.

Ngành cà phê toàn cầu sẽ đối mặt với khó khăn trong ngắn hạn - Ảnh 2.

Trên thế giới, thị trường hồ tiêu trong nửa đầu năm nay khá trầm lắng. Người mua và người bán hiện vẫn tỏ ra thận trọng trong một thị trường bị chi phối bởi sự bất ổn kinh tế và lạm phát.

Giá giao dịch có chiều hướng đi xuống. Tính đến cuối tháng 6, giá tiêu đen xuất khẩu tại các nước sản xuất chính đã giảm 8 - 16% so với đầu năm nay và giảm khoảng 4 - 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thông thường giá cả chủ yếu phụ thuộc vào cung - cầu, năm nay, nhu cầu giảm là yếu tố chính dẫn đến sự đi xuống của giá cả. Đặc biệt là tại khu vực châu Á khi nhập khẩu của Trung Quốc đã giảm đáng kể, trong khi nguồn cung vụ mùa mới từ Brazil và Indonesia đang tiếp tục bổ sung vào thị trường.

Theo các chuyên gia, cuộc xung đột kéo dài giữa Nga – Ukraina đang gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng và lương thực, tác động đến thị trường hồ tiêu toàn cầu.

Trong khi đó, những lo ngại về làn sóng COVID-19 mới trên toàn cầu cũng như chính sách kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt tại Trung Quốc góp phần vào sự không chắc chắn của thị trường hồ tiêu. Điều này dự kiến sẽ không thay đổi trong ngắn hạn.

Lạm phát tăng đang đẩy lãi suất lên cao khiến người mua càng phải thận trọng hơn. Nhà chế biến gia vị của Mỹ McCormick báo cáo rằng, lạm phát toàn cầu đã bắt đầu ảnh hưởng đến tiêu thụ gia vị.

Lợi nhuận gộp của công ty giảm 15% so với cùng kỳ xuống còn 523 triệu USD trong quý II năm 2022. Phân khúc người tiêu dùng tác động đến sụt giảm này là châu Âu và châu Á - Thái Bình Dương.

Giá cao su biến động trái chiều

Giá cao su hôm nay biến động trái chiều tại thị trường châu Á. Giá cao su biến động mạnh trong quý II, tiếp tục giảm trong tháng 7.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su hôm nay, kỳ hạn tháng 9/2022, giảm 2,1 JPY/kg, xuống mức 233,5 JPY/kg, tương đương 0,89%.

Giá cao su kỳ hạn tháng 8/2022 trên sàn Thượng Hải tăng thêm 30 CNY/tấn,đang giao dịch ở mức 12.200 CNY/tấn, tương đương 0,25%.

Giá cao su tại Nhật Bản giảm do đồng JPY tăng khiến cao su toàn thị trường trở nên kém hấp dẫn khi mua bằng tiền tệ khác.

Đồng JPY có tháng tăng mạnh nhất gần 3 năm, sau khi đạt mức cao nhất 6 tuần (132,76 JPY/USD) vào lúc đầu phiên giao dịch, do lo ngại tăng trưởng khiến lợi suất trái phiếu của Mỹ giảm mạnh.

Giá cao su kỳ hạn tháng 8 trên sàn Singapore giảm 0,5% xuống 156.7 U.S. cents/kg.

Ngành cà phê toàn cầu sẽ đối mặt với khó khăn trong ngắn hạn - Ảnh 3.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết trong quý II, thị trường cao su bị tác động mạnh bởi tình hình dịch bệnh, khủng hoảng địa chính trị, tình trạng thiếu container, chi phí vận tải cao, giá nhiên liệu tăng mạnh và thông quan chậm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu.

Giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt trên thế giới biến động mạnh với xu hướng tăng mạnh trong 15 ngày đầu tháng 4, sau đó giảm đến hết tháng 5 và phục hồi trở lại trong tháng 6. Trong tháng 7, giá có xu hướng giảm.

Giá cao su có xu hướng tăng nhẹ trong mấy phiên cuối tháng 7 nhưng so với cuối tháng trước vẫn ở mức thấp hơn. Tại Thái Lan, giá cao su biến động mạnh trong quý II do nguồn cung cao trong mùa cao điểm khai thác mủ ở Thái Lan.

Theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), triển vọng thị trường cao su tự nhiên dự kiến sẽ cải thiện hơn trong năm 2022.

Trong tháng 6/2022, sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu đạt 1,1 triệu tấn, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2021; trong khi tiêu thụ đạt 1,2 triệu tấn, tăng 5,8% so với tháng 6/2021.

Do đó nguồn cung thiếu hụt khoảng 93.000 tấn. ANRPC dự báo nguồn cung cao su toàn cầu tiếp tục thiếu hụt so với nhu cầu trong các năm tới.

Taij thị trường trong nước, trong quý II, giá mủ cao su nguyên liệu tại một số tỉnh cũng biến động mạnh với xu hướng tăng mạnh trong tháng 4, sau đó giảm trở lại trong tháng 5 và tháng 6. Xu hướng giảm giá tiếp tục diễn ra trong tháng 7/2022.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement