Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thị trường nông sản ảm đạm, giá cà phê thấp

Giá cả hàng hóa

03/08/2022 08:13

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá cà phê ở giảm, giá hồ tiêu tiếp tục chuỗi ngày đi ngang, cao su cũng lao dốc cả thị trường trong nước và thế giới.

Dự báo giá cà phê cuối năm ở mức thấp

Giá cà phê hôm nay đang dao động trong khoảng từ 43.900 - 44.500 đồng/kg.

Cụ thể, tại Lâm Đồng: 44.000 đồng/kg, ĐắkLắk: 44.500 đồng/kg, Gia Lai: 44.400 đồng/kg, Đắk Nông: 44.400 đồng/kg, Kon Tum: 44.400 đồng/kg.

Giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 4 USD (0,2%), giao dịch tại 2.027 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 11/2022 giảm 8 USD (0,39%), giao dịch tại 2.020 USD/tấn.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tiếp tục giảm 3,3 Cent (1,55%), giao dịch tại 209,9 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2022 giảm 3,3 Cent/lb (1,57%), giao dịch tại 206,7 Cent/lb.

Toàn thị trường nông sản ảm đạm  - Ảnh 1.

Cà phê dự kiến sẽ giao dịch ở mức 223,24 USd / Lbs vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích.

Một khảo sát của Reuters cho ra kết quả giá cà phê cuối năm sẽ đứng ở mức thấp. Cà phê Arabica giảm 20% so với năm trước, xuống 180 cent/lb. Cà phê Robusta giảm tương tự, xuống đứng ở 1.900 USD/tấn.

Còn ở thời điểm hiện tại, thị trường cà phê thế giới đang giảm ở mặt hàng cà phê Arabica khi tỷ giá đồng Real giảm nhẹ khi thị trường đặt cược vào Copom - Brazil sẽ nâng lãi suất cơ bản lên thêm 0,5%, trong phiên họp điều hành tiền tệ bắt đầu vào ngày hôm nay.

Hiện thời tiết nắng nóng tại Âu Mỹ hạn chế tiêu thụ cà phê. Thêm vào đó, các hãng kinh doanh cà phê thường nghỉ hè từ cuối tháng 7 đến hết tháng 8 hàng năm, nên sức mua hàng thực đang giảm mạnh.

Do đó, giá cà phê trên hai sàn sẽ được điều khiển bởi giới đầu tư tài chính, phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như tiền tệ, lạm phát…

Thị trường tiêu khó đoán

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương, giao dịch từ 70.500 – 74.000 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai, Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 70.500 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk: 71.500 đồng/kg; Bình Phước: 72.500 đồng/kg và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 74.000 đồng/kg.

Toàn thị trường nông sản ảm đạm  - Ảnh 2.

Thị trường trong nước đang giữ ổn định sau quãng thời gian tăng nhẹ. Theo Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế niêm yết, giá hồ tiêu Indonesia đã tăng mạnh trong ngày đầu tiên của tháng 8/2022, cùng đà tăng là tại Ấn Độ. Trong khi đó những thị trường còn lại vẫn giữ nguyên.

Thông tin từ Bộ NN&PNT, trong 7 tháng đầu năm, nhiều mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn so với cùng kỳ như: Cà phê đạt trên 2,6 tỷ USD (tăng 46,2%); cao su đạt trên 1,6 tỷ USD (tăng 7,0%); gạo trên 2 tỷ USD (tăng 9,0%); hồ tiêu khoảng 661 triệu USD (tăng 11,7%). Với hồ tiêu, số lượng giảm nhưng trị giá cao vẫn giúp ngành hàng này sáng cửa xuất khẩu cán đích 1 tỷ USD trong năm nay.

Theo các chuyên gia, xu hướng thị trường sắp tới vẫn khó dự báo, nhưng nhiều khả năng đi ngang hoặc tăng giá do châu Âu/Mỹ/châu Á/châu Phi... phải tăng cường nhập khẩu hạt tiêu để chuẩn bị cho đơn hàng vào cuối năm 2022.

Riêng với Liên minh châu Âu (EU), xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam đang đứng trước rất nhiều thuận lợi do Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) mang lại. Bên cạnh đó, việc các nhà đầu tư trong khối EU đang xem xét chuyển nhà máy chế biến về Việt Nam để tận dụng nguyên liệu và nhân công giá rẻ, sẽ tạo động lực thúc đẩy xuất khẩu hạt tiêu sang đa dạng các thị trường EU.

Hiện Việt Nam vẫn là quốc gia sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 60% tổng sản lượng hồ tiêu được giao dịch trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ngành hồ tiêu Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn như giá bán thấp, thiếu tính bền vững, chưa đáp ứng tốt những yêu cầu đang ngày càng cao hơn của các thị trường.

Thông thường, Việt Nam là nước mua tiêu Campuchia nhiều nhất, chiếm 70 - 80% thị phần, tiếp theo là Thái Lan với 15%.

Theo Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia, nước này đã xuất khẩu 5.559 tấn hồ tiêu sang 16 thị trường trên thế giới trong 5 tháng đầu năm nay, giảm 25,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, Việt Nam đứng đầu danh sách các nhà nhập khẩu với 5.132 tấn, tiếp theo là Đức (356 tấn), Đài Loan-Trung Quốc (21 tấn), Malaysia (13,6 tấn) và Pháp (10,5 tấn),…

Năm ngoái, Campuchia đã xuất khẩu 28.074 tấn tiêu, tăng 452,72% so với năm 2020. Tổng diện tích trồng tiêu của nước này hiện hơn 6.000 ha, năng suất trung bình hàng năm là 3 - 4 tấn/ha.

Thị trường cao su ảm đạm

Giá cao su hôm nay lao dốc toàn thị trường châu Á. Theo đó, giá cao su kỳ hạn tại Sàn Tocom (Tokyo - Nhật Bản) giảm mạnh gần 4%; giá cao su trực tuyến tại Thượng Hải cũng mất giá hơn 2%.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (Tocom), giá cao su kỳ hạn giao tháng 8/2022 ghi nhận mức 234,6 yen/kg, giảm 3,71%, giảm 8,7 yen/kg. Các kỳ hạn cao su tháng 9, 10, 11, 12 cũng quay đầu giảm mạnh.

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 8/2022 đứng ở mức 11.860 nhân dân tệ/tấn, giảm 2,15%, giảm 260 nhân dân tệ/tấn.

Giá cao su Thượng Hải hôm nay giảm ở tất cả các kỳ hạn tháng 9, 10, 11 và tháng 1/2023 với mức giảm mạnh hơn 2%.

Toàn thị trường nông sản ảm đạm  - Ảnh 3.

Cao su dự kiến sẽ giao dịch ở mức 156,55 US Cents / kg vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 56,83 nghìn tấn, trị giá 103,43 triệu USD, tăng 62,4% về lượng và tăng 62,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021; giá xuất khẩu bình quân đạt 1.820 USD/tấn, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Cao su của Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ chủ yếu là cao su tự nhiên. Trong 5 tháng đầu năm 2022, chủng loại SVR10 được xuất khẩu sang Ấn Độ nhiều nhất, chiếm 46,8% tổng lượng cao su xuất khẩu sang Ấn Độ. Đứng thứ 2 là chủng loại SVR3L chiếm 27,7% và thứ ba là RSS3 chiếm 14,3% tổng lượng cao su xuất khẩu sang Ấn Độ trong 5 tháng đầu năm 2022.

Giá xuất khẩu bình quân một số chủng loại cao su sang Ấn Độ trong 5 tháng đầu năm 2022 tăng so với cùng kỳ năm 2021, trong đó tăng mạnh nhất là SVR10 tăng 6,6%; SVR20 tăng 5,5%; Latex tăng 1,6%... Tuy nhiên, giá xuất khẩu bình quân một số chủng loại cao su sang Ấn Độ vẫn giảm như SVR3L giảm 4,6%; SVRCV60 giảm 4%; SVRCV50 giảm 5,5%...

Thị phần cao su Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Ấn Độ đã tăng từ 7,5% trong 5 tháng đầu năm 2021 lên 10,9% trong 5 tháng đầu năm 2022.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement