05/08/2022 08:13
Thị trường nông sản ghi nhận tín hiệu phục hồi từ giá tiêu, cà phê
Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận tín hiệu phục hồi từ cà phê và cà phê, trong khi cao su giảm cả thị trường trong nước và quốc tế.
Giá cà phê phục hồi
Giá cà phê hôm nay dao động trong khoảng 44.300 - 44.800 đồng/kg. Tại Lâm Đồng: 44.300 đồng/kg, Đắk Lắk: 44.800 đồng/kg, Đắk Nông: 44.700 đồng/kg, Gia Lai: 44.700 đồng/kg, Kon Tum: 44.700 đồng/kg.
Giá cà phê chốt phiên giao dịch ngày 4/8, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 19 USD (0,94%), giao dịch tại 2.045 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 11/2022 tăng 18 USD (0,84%), giao dịch tại 2.041 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình thấp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tiếp tục tăng mạnh 4,65 Cent (2,17%), giao dịch tại 219,3 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2022 tăng 4,50 Cent/lb (2,13%), giao dịch tại 215,75 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng rất mạnh.
Quý II/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã phải đối mặt với khó khăn do căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu và chính sách "Zezo Covid" của Trung Quốc. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong quý II/2022 đạt xấp xỉ 437,2 nghìn tấn, trị giá trên 1 tỷ USD, giảm 14,9% về lượng và giảm 14,1% so với quý I/2022, nhưng so với quý II/2021 tăng 12% về lượng và tăng 35,6% về trị giá.
Trong quý III/2022, Việt Nam vẫn còn khoảng 500 nghìn tấn cà phê để xuất khẩu. Dự báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều khó khăn. Căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu khiến trạng lạm phát tăng cao, nhu cầu tiêu thụ suy yếu và giá cà phê ở mức thấp. Nếu xung đột vũ trang Nga và Ukraine chưa sớm chấm dứt, giá cà phê sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong các tháng còn lại của quý III/2022.
Quý II/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang khu vực châu Âu và châu Á giảm so với quý I/2022, nhưng xuất khẩu sang khu vực châu Mỹ tăng 33,2%; châu Đại Dương tăng 12,1%; châu Phi tăng 11%. So với quý II/2021, xuất khẩu cà phê sang tất cả các châu lục tăng. Trong đó, tốc độ xuất khẩu sang châu Đại Dương tăng cao nhất (tăng 134,6%); châu Á thấp nhất (tăng 8,2%).
Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê robusta tăng 44,7% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 1,67 tỷ USD; arabica tăng 74,9%, đạt 179,37 triệu USD; cà phê chế biến tăng 9,5%, đạt 312,7 triệu USD.
Giá tiêu nhận tín hiệu tích cực
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương, giao dịch từ 71.000 - 74.500 đồng/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai, Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 71.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk: 72.000 đồng/kg; Bình Phước: 73.000 đồng/kg và Bà Rịa - Vũng Tàu: 74.500 đồng/kg.
Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, xu hướng tích cực khi không có quốc gia nào ghi nhận sự sụt giảm.
Ở khu vực Nam Á, sau 3 tuần trầm lắng, giá hồ tiêu Ấn Độ tăng trong tuần trước. Cùng đà tăng có giá tiêu nội địa Sri Lanka.
Tại Đông Nam Á, giá tiêu đen Indonesia tiếp tục tăng trong khi giá tiêu trắng ổn định. Giá tiêu nội địa và quốc tế của Malaysia ổn định và không thay đổi. Còn giá tiêu Việt Nam giao dịch trong nước và quốc tế đều tăng trong tuần trước.
Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 60% tổng sản lượng hồ tiêu được giao dịch trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ngành hồ tiêu Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn như giá bán thấp, thiếu tính bền vững, chưa đáp ứng tốt các yêu cầu đang ngày càng cao hơn của các thị trường.
Tại buổi họp sơ kết 6 tháng đầu năm nhóm hợp tác công tư ngành hàng hồ tiêu được tổ chức vừa qua, ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: “Việc đảm bảo không còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong các sản phẩm hồ tiêu xuất khẩu là rất quan trọng. Ngay cả Trung Quốc, thị trường nhập khẩu quan trọng của tiêu Việt Nam cũng đã có những đòi hỏi ngày càng khắt khe về chất lượng thực phẩm.
Do đó, sản xuất bền vững ngành hồ tiêu là một nhiệm vụ tất yếu quan trọng. Một trong những ưu tiên hàng đầu của nhóm hợp tác công tư ngành hàng hồ tiêu là hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, nông dân kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong hồ tiêu; liên kết sản xuất theo chuỗi; đẩy mạnh truyền thông và nhân rộng các mô hình sản xuất tiêu an toàn.
Giá cao su giảm
Giá cao su hôm nay giảm mạnh tại các sàn chủ chốt Châu Á là Thượng Hải và Osaka. Hơn 2.000 sáng kiến, làm lợi gần 68 tỷ đồng trong ngành cao su.
Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su hôm nay, kỳ hạn tháng 19/2022, giảm mạnh xuống mức 228,9 JPY/kg, giảm mạnh 1,3 yên, tương đương 1,56%.
Giá cao su kỳ hạn tháng 8/2022 trên sàn Thượng Hải giảm mạnh xuống mức 120 CNY, ghi nhận 11.900 CNY/tấn, tương đương 1,00%.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (Mã chứng khoán: GVR) công bố kết quả kinh doanh quý 2 với tổng doanh thu 5.573 tỷ đồng, giảm 2% so với cùng kỳ năm trước.
Trong bối cảnh giá cao su thế giới quý 2/2022 thấp hơn cùng kỳ, doanh thu từ mủ cao su và sản phẩm cao su của GVR lần lượt giảm 2% và 50%, còn hơn 3.245 tỷ đồng và 442 tỷ đồng. Tuy doanh thu từ chế biến gỗ và kinh doanh điện năng lần lượt tăng 9% và 84% nhưng vẫn không thể bù đắp được phần doanh thu suy giảm từ mảng cao su. Hệ quả, doanh thu thuần của Công ty giảm nhẹ 2%, còn gần 5.559 tỷ đồng, theo VietstockFinance.
Mặt khác, giá vốn của GVR không những không giảm mà còn tăng khiến lợi nhuận gộp giảm 8%, còn 1.496 tỷ đồng.
Tuy doanh thu thuần giảm nhưng nguồn thu từ hoạt động tài chính và hoạt động thanh lý của GVR lại có những tín hiệu tích cực. Cụ thể, nhờ lãi chênh lệch tỷ giá tăng từ 9 tỷ đồng lên 49 tỷ đồng, doanh thu tài chính của Công ty tăng 21%, lên 241 tỷ đồng.
Doanh thu tài chính đạt 240,6 tỷ đồng, tăng 21,4% so với cùng kỳ nhờ lãi chênh lệch tỷ giá tăng. Chi phí tài chính, chi phí bán hàng tăng lần lượt 18% và 23,6% trong chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 31% còn 397,5 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, GVR cũng đẩy mạnh thanh lý cây cao su, nhờ đó thu về hơn 239 tỷ đồng, giúp lợi nhuận khác tăng 15%, đạt gần 308 tỷ đồng.
Tổng kết quý 2, GVR thu về 1.199 tỷ đồng lãi sau thuế, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 1.068 tỷ đồng, tăng 26,3%; EPS được cải thiện từ 211 đồng lên 267 đồng. Cộng với kết quả tích cực của quý 1, lãi ròng 6 tháng đầu năm của Công ty đạt gần 2.123 tỷ đồng, tăng 35%.
Tại thời điểm 30/6/2022, tổng tài sản của GVR gần như đi ngang so với đầu năm, đạt 78.749 tỷ đồng, giảm 265 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, lượng tiền đơn vị này đang gửi ngân hàng 12.365 tỷ đồng, đầu tư góp vốn vào các công ty liên doanh liên kết là 2.380 tỷ đồng. Hàng tồn kho tăng 14,3% lên 3.964 tỷ đồng. Tài sản cố định là 34.031 tỷ đồng, tăng 4,5%.
Nợ vay tài chính ở mức 8.490 tỷ đồng, giảm 5,7% so với đầu năm trong đó 68% là nợ dài hạn. Vốn chủ sở hữu đạt 53.153 tỷ đồng, tăng 2,3% nhờ khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng trong kỳ. Vốn góp chủ sở hữu là 40.000 tỷ đồng, theo Người Đồng Hành.
Nợ phải trả của Công ty giảm 5%, còn gần 25.600 tỷ đồng. Vay nợ trong đó cũng giảm nhẹ 6%, còn gần 8.500 tỷ đồng.
Tin liên quan
Advertisement
Advertisement