Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thị trường nông sản giảm trên diện rộng

Giá cả hàng hóa

19/08/2022 10:18

Thị trường nông sản hôm nay xu hướng giảm tại hầu hết các vùng trồng nông sản trọng điểm: Cà phê, cao su, hồ tiêu.

Giá cà phê trong nước và thế giới giảm

Thị trường cà phê trong nước hôm nay giảm. Tại Lâm Đồng: 47.800 đồng/kg, Đắk Lắk: 48.300 đồng/kg, Đắk Nông: 48.200 đồng/kg, Gia Lai: 48.200 đồng/kg, Kon Tum: 48.200 đồng/kg.

Chốt phiên giao dịch ngày 18/8, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London tiếp tục giảm, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 2 USD (1,26%), giao dịch tại 2.215 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 11/2022 giảm 6 USD (1,19%), giao dịch tại 2.218 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 2,75 Cent (0,59%), giao dịch tại 214,7 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2022 giảm 2,55 Cent/lb (0,60%), giao dịch tại 211,85 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình.

Thị trường nông sản giảm trên diện rộng  - Ảnh 1.

Cà phê dự kiến sẽ giao dịch ở mức 233,01 USd / Lbs vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 7 tiếp tục giảm mạnh 17% so với tháng 6 xuống gần 114.000 tấn. Kim ngạch cũng giảm 17% xuống 262 triệu USD. Mặc dù lượng xuất khẩu giảm liên tiếp trong 4 tháng trở lại đây nhưng giá cà phê trong nước tăng mạnh, thậm chí diễn biến ngược chiều so với giá thế giới, đặc biệt là giai đoạn 7 tháng đầu năm. Theo đó, giá cà phê trong nước tăng 12% lên khoảng 44.000 đồng/kg.

Nguyên nhân giá cà phê tăng từ đầu năm đến nay bất chấp xuất khẩu giảm được cho là sản lượng thấp hơn so với năm ngoái. Hiện chỉ còn một tháng rưỡi nữa là Việt Nam kết thúc niên vụ 2021 - 2022 (từ tháng 10/2021 đến hết tháng 9/2022), với sản lượng dự kiến khoảng 1,5 triệu tấn, thấp hơn 120.000 tấn so với niên vụ 2020 - 2021.

Trong khi đó, lượng xuất khẩu tính từ tháng 10 năm ngoái đến tháng 7/2022 đạt hơn 1,4 triệu tấn. Nếu so sánh lượng xuất khẩu cà phê năm nay với cùng kỳ năm ngoái trong các tháng, thì vẫn ở mức cao hơn khoảng 10 - 15%.

Giá tiêu đi ngang 

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương, giao dịch từ 69.000 - 72.000 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 69.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai: 69.500 đồng/kg; Đắk Nông, Đắk Lắk: 70.500 đồng/kg; Bình Phước: 71.000 đồng/kg và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 72.000 đồng/kg.

Thị trường nông sản giảm trên diện rộng  - Ảnh 2.

Theo bản tin thị trường tháng 7/2022 của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), tính đến hết tháng 7/2022, Việt Nam xuất khẩu được 144.176 tấn hồ tiêu các loại, tiêu đen đạt 123.251 tấn, tiêu trắng đạt 20.925 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 647,4 triệu USD, tiêu đen đạt 523,1 triệu USD, tiêu trắng đạt 124,3 triệu USD.

So với cùng kỳ năm trước, lượng xuất khẩu giảm 20,8%, tương đương 37.822 tấn, nhưng do giá xuất khẩu tăng nên kim ngạch xuất khẩu 7 tháng tăng 8,2%, tương đương 49,2 triệu USD so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, xuất khẩu của khối các doanh nghiệp trong Hiệp hội giảm 7,3%; đứng đầu xuất khẩu là Trân Châu đạt 18.221 tấn, so cùng kỳ tăng 11,%; tiếp theo là Olam: 16.865 tấn, tăng 20,2%; Nedspice: 11.085 tấn, giảm 4,7%;

Phúc Sinh: 9.295 tấn, giảm 11,1%; Haprosimex JSC: 9.103 tấn, tăng 9,4%. Một số doanh nghiệp có lượng xuất khẩu tăng như Harris Freeman, DK, Ottogi, Prosi Thăng Long, Synthite, trong khi đó các doanh nghiệp có lượng xuất khẩu giảm bao gồm: Liên Thành, Sơn Hà, Simexco Đăk Lăk, Intimex, Hoàng Gia Luân…

Khối các doanh nghiệp ngoài Hiệp hội xuất khẩu giảm 57,2% và chủ yếu là các doanh nghiệp xuất khẩu đi Trung Quốc. Các doanh nghiệp xuất khẩu tiêu trắng hàng đầu: Olam: 3.685 tấn, Nedspice: 2.510 tấn, Trân Châu: 2.428 tấn, Liên Thành: 1.601 tấn, Phúc Sinh: 1.304 tấn…

Ghi nhận thị trường những ngày gần đây, do áp lực kép từ xuất khẩu giảm và giá cà phê tăng, giá tiêu nội địa dang chững lại. Một số đại lý lớn đã có động thái gom 2 loại mặt hàng nông sản chủ lực này chờ tăng giá.

Theo đánh giá, cà phê vẫn neo ở mức cao trong những tháng tới, trước khi vào vụ thu hoạch mới dịp Tết Nguyên đán năm nay; còn giá tiêu sẽ phục hồi khi xuất khẩu mua mạnh hàng cho dịp cuối năm.

Trên thị trường thế giới, , theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), những ngày đầu tháng 8/2022, giá hạt tiêu đen và trắng xuất khẩu biến động không đồng nhất các nước sản xuất, tăng tại Indonesia và Ấn Độ, ổn định tại Malaysia và Việt Nam, nhưng giảm tại Brazil.

Tuy giá hồ tiêu thế giới có xu hướng tăng trở lại nhưng tốc độ tăng giá được cho là không bền vững.

Giá cao su giảm

Giá cao su hôm nay tiếp đà giảm nhẹ dưới 1%. Giá cao su tại các sàn giao dịch châu Á giảm trước lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su hôm nay, kỳ hạn tháng 12/2022, đi ngang giữ ở mức 228,1 JPY/kg. Giá cao su kỳ hạn tháng 11/2022, tăng mạnh 1,1 yên, tương đương 0,49%.

Giá cao su kỳ hạn tháng 9/2022 trên sàn Thượng Hải không biến động, ghi nhận 11.985 CNY/tấn, tương đương 0%.

Thị trường nông sản giảm trên diện rộng  - Ảnh 3.

Cao su dự kiến sẽ giao dịch ở mức 149,66 US Cents / kg vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích.

Từ đầu tháng 8/2022 đến nay, giá cao su tại các sàn giao dịch châu Á giảm trước lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ. Bên cạnh đó, sản lượng cao su toàn cầu tăng cùng với giá dầu thô suy yếu cũng ảnh hưởng đến thị trường.

Nhập khẩu cao su của Trung Quốc tiếp tục tăng. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong tháng 7/2022, Trung Quốc nhập khẩu 579,7 nghìn tấn cao su tự nhiên và tổng hợp (kể cả mủ cao su), với trị giá 1,06 tỷ USD.

Con số này tăng 8,3% về lượng và tăng 4,5% về trị giá so với tháng 6/2022; so với tháng 7/2021 tăng 10,4% về lượng và tăng 10,9% về trị giá.

Lũy kế 7 tháng đầu năm 2022, Trung Quốc nhập khẩu 3,97 triệu tấn cao su tự nhiên và tổng hợp, trị giá 7,48 tỷ USD, tăng 4,1% về lượng và tăng 10,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Các thị trường đang phản ứng tiêu cực với dữ liệu kinh tế yếu kém đến từ Trung Quốc, cũng như các vấn đề tiềm ẩn từ phía nguồn cung khi dự báo Thái Lan sẽ tiếp tục có mưa .

Trong những tháng qua, có nhiều lo ngại về nhu cầu cao su ở Trung Quốc chậm lại do các đợt phong tỏa kéo dài, bao gồm cả ở Hải Nam, nơi đóng góp lớn nhất vào sản lượng cao su của quốc gia này, dẫn đến giảm hoạt động công nghiệp và tiêu thụ.

Về nguồn cung, sản lượng cao su từ nhà xuất khẩu hàng đầu Thái Lan có thể bị ảnh hưởng do mưa lớn do bão nhiệt đới Mulan gây ra vào tuần trước, dự báo kéo dài trong vài ngày tới.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement