Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thị trường nông sản cuối tuần xu hướng giảm

Giá cả hàng hóa

13/08/2022 07:56

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận xu hướng giảm tại hầu hết các loại nông sản chủ đạo: Cà phê, hồ tiêu, cao su.

Giá cà phê dao động chiều hướng giảm

Giá cà phê hôm nay tại các vùng trồng trọng điểm giảm 100 - 200 đồng/kg so với cùng thời điểm sáng hôm qua, dao động trong khoảng 36.800 - 37.700 đồng/kg. 

Cụ thể tại Lâm Đồng: 36.800 đồng/kg, Đắk Lắk: 37.700 đồng/kg, Đắk Nông: 37.600 đồng/kg, Gia Lai: 37.600 đồng/kg, Kon Tum: 37.500 đồng/kg.  

Chốt phiên giao dịch cuối tuần (ngày 12/8), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London tiếp tục tăng mạnh, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 36 USD (1,62%), giao dịch tại 2.252 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 11/2022 tăng 38 USD (1,71%), giao dịch tại 2.261 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 2,65 Cent (1,18%), giao dịch tại 226,6 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2022 tăng 2,85 Cent/lb (1,30%), giao dịch tại 222,4 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng rất mạnh.

Thị trường nông sản cuối tuần xu hướng giảm - Ảnh 1.

Cà phê dự kiến sẽ giao dịch ở mức 215,36 USd / Lbs vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích.

Tổng cục Thông kê Việt Nam ước tính xuất khẩu cà phê trong tháng 7 đạt tổng cộng khoảng 2.083.333 bao, tăng 2,40% so với cùng kỳ năm trước. Do đó, tích lũy xuất khẩu cà phê trong 10 tháng đầu tiên của niên vụ hiện tại 2021/2022 đạt tổng cộng 22.160.410 bao, tăng 6,95% so với cùng kỳ niên vụ trước. Đồng thời, Tổng cục Thống kê Việt Nam cũng ước tính giá trị kim ngạch xuất khẩu cà phê trong 6 tháng đầu năm 2022 sẽ cao hơn 44,80% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt tổng cộng khoảng 2,60 tỷ USD.

Tích lũy xuất khẩu cà phê trong 10 tháng đầu tiên của niên vụ hiện tại 2021/2022 đạt tổng cộng 22.160.410 bao, tăng 6,95% so với cùng kỳ niên vụ trước. Đồng thời, Tổng cục Thống kê Việt Nam cũng ước tính giá trị kim ngạch xuất khẩu cà phê trong 6 tháng đầu năm 2022 sẽ cao hơn 44,80% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt tổng cộng khoảng 2,60 tỷ USD.

Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), trong 5 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu cà phê của Mỹ đạt 3,94 tỷ USD, tăng 53,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, Mỹ nhập khẩu cà phê từ Việt Nam đạt 143,82 triệu USD, tăng 40%. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Mỹ chiếm 3,64% trong 5 tháng đầu năm 2022, thấp hơn so với thị phần 3,99% trong 5 tháng đầu năm 2021.

Giá tiêu giảm nhẹ

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương, giao dịch từ 70.000 - 72.500 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 70.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai: 70.500 đồng/kg; Đắk Nông, Đắk Lắk: 71.500 đồng/kg; Bình Phước: 72.000 đồng/kg và Bà Rịa - Vũng Tàu: 72.500 đồng/kg.

Thị trường nông sản cuối tuần xu hướng giảm - Ảnh 2.

Trong tháng 7/2022 Việt Nam xuất khẩu được 18.623 tấn, so với tháng trước, lượng xuất khẩu giảm 23,1%, kim ngạch giảm 21,7%. Singapore trở thành quốc gia nhập khẩu nhiều nhất hồ tiêu Việt Nam trong tháng 7 với lượng nhập khẩu đạt 2.806 tấn, tiếp theo là các thị trường Mỹ: 2.736 tấn, UAE: 1.738 tấn. Trung Quốc: 1.227 tấn…

Về thị trường xuất khẩu, với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại Trung Quốc, những kỳ vọng về lượng xuất khẩu hồ tiêu dồi dào sang nước này sớm bị dập tắt.

Tháng 7/2022, thị trường Trung Quốc chỉ nhập 1.227 tấn hồ tiêu từ Việt Nam. Tính từ đầu năm, xuất khẩu sang thị trường hơn tỷ dân này giảm tới 79,5%. Cùng với Trung Quốc, xuất khẩu sang châu Âu và Mỹ cũng sụt giảm mạnh.

Như vậy, tính tới thời điểm này, có thể nhận thấy, trái ngược với những dự đoán lạc quan đầu vụ về năng suất giảm, các nước mở cửa sau Covid-19, Việt Nam được hưởng lợi từ những hiệp định thương mại tự do... giá hồ tiêu trên bình diện thế giới và nội địa liên tiếp lao dốc từ đầu năm 2022 đến nay.

Nguyên nhân là bởi thị trường hàng hóa nói chung và hồ tiêu nói riêng chịu nhiều tác động tiêu cực bởi cuộc xung đột kéo dài giữa Nga và Ukraine.

Song song đó, nỗi lo lạm phát lan rộng trên toàn cầu, buộc các ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất, đã đẩy đồng USD lên cao.

Ngoài ra, việc Trung Quốc kiên trì với chính sách Zero Covid cũng khiến tiêu thụ hồ tiêu bị ngưng trệ, tác động đáng kể đến thị trường.

Giá tiêu giảm đã bào mòn lợi nhuận của người nông dân trồng tiêu trong bối cảnh giá phân bón, xăng dầu, nhân công… đều tăng cao.

Giá cao su giảm

Giá cao su hôm nay biến động trái chiều tại thị trường châu Á là Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE) và tại Sàn Tocom (Tokyo - Nhật Bản).

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (Tocom), giá cao su kỳ hạn giao tháng 8/2022 ghi nhận mức 226,9 yen/kg, giảm 1,81%, giảm 4,1 yen/kg. Các kỳ hạn cao su tháng 9, 10, 11, 12 cũng đều giảm nhẹ.

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 8/2022 đứng ở mức 12.000 nhân dân tệ/tấn, tăng 0,67%, tăng 80 nhân dân tệ/tấn.

Giá cao su Thượng Hải hôm nay tăng ở tất cả các kỳ hạn tháng 9, 10, 11 và tháng 1/2023 với mức tăng nhẹ gần 1%.

Thị trường nông sản cuối tuần xu hướng giảm - Ảnh 3.

Cao su dự kiến sẽ giao dịch ở mức 150,36 US Cents / kg vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích.

Theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), triển vọng thị trường cao su tự nhiên dự kiến sẽ cải thiện hơn trong năm 2022. Trong tháng 6/2022, sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu đạt 1,113 triệu tấn, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2021; trong khi tiêu thụ đạt 1,206 triệu tấn, tăng 5,8% so với tháng 6/2021. Do đó nguồn cung thiếu hụt khoảng 93 nghìn tấn. ANRPC dự báo nguồn cung cao su toàn cầu tiếp tục thiếu hụt so với nhu cầu trong các năm tới.

Trong quý II/2022, giá mủ cao su nguyên liệu tại một số tỉnh biến động mạnh, giá có xu hướng tăng mạnh trong tháng 4/2022, sau đó giảm trở lại trong tháng 5 và tháng 6/2022. Xu hướng giảm giá tiếp tục diễn ra trong tháng 7/2022.

Hiện nay, tại Bình Phước, giá mủ cao su nước được Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng thu mua ở mức 307 đồng/độ TSC, giảm 16 đồng/độ TSC; giá mủ tạp thu mua ở mức 290 đồng/độ DRC, giảm 10 đồng/độ DRC so với cuối tháng 6/2022. Tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu của Công ty cao su Phước Hòa dao động ở mức 311-313 đồng/độ TSC. Giá mủ cao su Gia Lai được Công ty cao su Mang Yang thu mua với giá 285- 295 đồng/độ TSC, giảm 10 đồng/độ TSC so với cuối tháng 6/2022.

Theo Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2022, sản lượng khai thác mủ cao su của toàn Tập đoàn ước đạt 128,6 nghìn tấn, đạt 32,7% kế hoạch và vượt 4% kế hoạch 6 tháng đầu năm; thu mua được khoảng 26 nghìn tấn mủ, đạt 32,4% kế hoạch năm; chế biến được khoảng 142,8 nghìn tấn cao su các loại, đạt 30,3% kế hoạch; tiêu thụ khoảng 172 nghìn tấn, đạt 36,1% kế hoạch, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Hiện diện tích cao su Tập đoàn đang quản lý gần 402.650 ha (trong nước hơn 288.101 ha; tại Campuchia hơn 87.891 ha và tại Lào hơn 26.657 ha). Trong đó, diện tích cao su kinh doanh gần 259.000 ha, kiến thiết cơ bản là 120.000 ha, diện tích tái canh năm 2021 gần 6.500 ha.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement