08/07/2022 07:33
Thị trường nông sản 8/7: Giá cà phê, cao su trầm lắng
Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận không có nhiều biến động.
Giá cà phê giảm
Giá cà phê giảm. Cụ thể Lâm Đồng có mức 35.000 đồng/kg, Đắk Lắk: 35.900 đồng/kg, Đắk Nông: 35.700 đồng/kg, Gia Lai: 35.800 đồng/kg, Kon Tum: 35.800 đồng/kg.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 9/2021 tăng 23 USD/tấn ở mức 1.702 USD/tấn, giao tháng 11/2021 tăng 16 USD/tấn ở mức 1.694 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 9/2021 tăng 1,85 cent/lb ở mức 149.95 cent/lb, giao tháng 12/2021 tăng 1,85 cent/lb ở mức 152.95 cent/lb.
Giá cà phê Arabica trong phiên vừa qua đã phải điều chỉnh sau chuỗi ngày suy giảm trước đó. Hiện tượng vắt giá tiếp tục diễn ra trên sàn London, thể hiện tình trạng thiếu hàng cục bộ. Giá cước tàu biển và thiếu hụt container rỗng đang làm gián đoạn nguồn cung trên toàn cầu.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cà phê ước đạt 825 nghìn tấn, trị giá 1,52 tỷ USD, giảm 12,3% về lượng và giảm 4,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Cuối tháng 6/2021, giá cà phê Robusta tăng lên mức cao. Nguồn cung cà phê Robusta từ Việt Nam tiếp tục giảm do thiếu hụt container rỗng và giá cước vận tải biển tăng cao. Tại Indonesia, nhà sản xuất cà phê Robusta lớn thứ 3 thế giới, hiện đã có hàng thu hoạch vụ mới bán ra thị trường. Tuy nhiên, lượng cà phê sản xuất chủ yếu phục vụ cho ngành công nghiệp trong nước. Hiện quốc gia vẫn phải nhập khẩu bổ sung cà phê để đảm bảo cho kế hoạch sản xuất và nhu cầu tiêu dùng nội địa.
Tại Uganda, nhà sản xuất cà phê Robusta hàng đầu châu Phi đã tuyên bố đóng cửa đến hết tháng 6/2021 do dịch Covid-19 bùng phát. Giá cà phê Arabica mặc dù phục hồi trở lại vào cuối tháng 6/2021, nhưng vẫn giảm so với cuối tháng 5/2021. Thời tiết khô ráo thuận lợi cho việc phơi sấy vụ mùa mới của Bra-xin.
Dự báo giá cà phê sẽ tăng do nguồn cung thiếu hụt. Sản lượng cà phê của Brazil trong vụ thu hoạch năm 2021 (gồm Arabica và Robusta) dự kiến sẽ đạt khoảng 48,8 triệu bao loại 60 kg, giảm 22,6% so với sản lượng năm 2020 (tương đương mức giảm 63,07 triệu bao loại 60 kg).
Giá tiêu ổn đinh
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương, giao dịch từ 69.000 – 72.000 đồng/kg, Gia Lai, Đồng Nai, thấp nhất thị trường khi ở mức 69.000 đồng/kg, Đắk Nông, Đắk Lắk: 70.500 đồng; Bình Phước: 71.000 đồng/kg và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 72.000 đồng/kg.
Vừa qua, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) đã công bố con số chính thức về xuất khẩu trong tháng 6/2022 và 6 tháng đầu năm.
Theo đó, tháng 6/2022, Việt Nam xuất khẩu được 24.214 tấn, trong đó tiêu đen đạt 21.129 tấn, tiêu trắng đạt 3.085 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 100,4 triệu USD, tiêu đen đạt 82,7 triệu USD, tiêu trắng đạt 17,7 triệu USD.
So với tháng trước, lượng xuất khẩu tăng 10,4%, kim ngạch tăng 1,7%. Mỹ tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất đạt 5.136 tấn, tuy nhiên nhập khẩu của Mỹ giảm 11,2% so với tháng 5.
Nhập khẩu của Trung Quốc đạt 2.999 tấn cao nhất từ đầu năm đến nay và tăng 2.736 tấn so với tháng trước.
Tính chung 6 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu được 125.553 tấn, tiêu đen đạt 106.705 tấn, tiêu trắng đạt 18.848 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 568,8 triệu USD, tiêu đen đạt 456,4 triệu USD, tiêu trắng đạt 112,4 triệu USD.
So với cùng kỳ năm ngoái, lượng xuất khẩu giảm 19,1% tương đương 29.621 tấn, tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu 6 tháng tăng 13,5% tương đương 67,6 triệu USD so với cùng kỳ 2021.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đánh giá, do ảnh hưởng của lạm phát kinh tế toàn cầu nên hầu hết thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam đều giảm lượng nhập khẩu.
Thị trường Trung Quốc, tháng 6 nhập 2.999 tấn, cao hơn tổng lượng nhập khẩu từ tháng 1 đến tháng 5 là 2.610 tấn, đưa tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2022 đạt 5.609 tấn, tuy nhiên, nhập khẩu của Trung Quốc giảm 80,2% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, lượng nhập khẩu của Mỹ đứng đầu, đạt 30.109 tấn và giảm 8%, nhập khẩu cũng giảm ở Anh, Nga, Pháp, Pakistan, Ai Cập, Nam Phi… Chỉ một vài thị trường có lượng nhập khẩu tăng như Đức, Hà Lan, Ierland, Ấn Độ, Hàn Quốc. Các thị trường nhập khẩu tiêu trắng chủ yếu: Mỹ, Đức, Hà Lan, Thái Lan…
Giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam trong nửa đầu năm nay ước đạt mức 4.546 USD/tấn, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2021. Điều này giúp kim ngạch xuất khẩu tiêu vẫn tăng trưởng mặc dù lượng giảm 19%.
Xu hướng giằng co về giá được cho là vẫn tiếp tục diễn ra khi người mua chờ đợi cơ hội để mua hàng với giá tốt, trong khi người bán cũng như giới đầu cơ chỉ bán ra ở mức cầm chừng với hy vọng xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ sớm được khai thông.
Theo nhận định của Cục Xuất nhập khẩu, thời điểm hiện tại giá hồ tiêu của Việt Nam phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc khi mà các nhà nhập khẩu châu Âu và Mỹ đã ký hợp đồng đến cuối năm nay.
Doanh nghiệp đã dự trữ đủ lượng hàng để sản xuất và xuất khẩu nên lực mua chậm và yếu hơn so với diễn biến của thị trường.
Việc Trung Quốc thắt chặt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 tại các cửa khẩu biên giới đất liền đã ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu tiêu sang thị trường này.
Giá cao su giảm
Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su hôm nay, kỳ hạn tháng 9/2022, giảm mạnh xuống mức 248,0 JPY/kg, giảm mạnh 1 yên, tương đương 0,40%.
Giá cao su kỳ hạn tháng 6/2022 trên sàn Thượng Hải tăng mạnh lên mức 145 CNY, ghi nhận 12.570 CNY/tấn, tương đương 1,17%.
Giá cao su châu Á đồng loạt giảm, với giá tại Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất gần 5 tuần, do gia tăng lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu và khi dịch Covid-19 tại nước mua hàng đầu – Trung Quốc - tiếp tục bùng phát, dấy lên mối lo ngại về nhu cầu chậm lại.
Giá cao su kỳ hạn tháng 8 trên sàn Singapore giảm 1,5% xuống 160,1 US cent/lb.
Theo ước tính, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 6/2022 đạt khoảng 180 nghìn tấn, trị giá 297 triệu USD, tăng 57,7% về lượng và tăng 52,6% về trị giá so với tháng 5/2022; so với tháng 6/2021 tăng 10,4% về lượng và tăng 8,1% về trị giá.
Về giá xuất khẩu, trong 5 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân một số chủng loại cao su có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm 2021.
Giá cao su trên thị trường châu Á giảm do số ca nhiễm Covid-19 tại Trung Quốc tăng và mối lo ngại kéo dài về suy thoái kinh tế toàn cầu cũng gây áp lực thị trường.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong tháng 5, Việt Nam xuất khẩu được 114.150 tấn cao su, trị giá gần 195 triệu USD, tăng 45,7% về lượng và tăng 37,8% về trị giá so với tháng 4.
So với tháng 5/2021 tăng hơn 38% về lượng và tăng hơn 36% về trị giá. Đây là tháng thứ ba liên tiếp xuất khẩu cao su tăng so với cùng kỳ nắm ngoái
Lũy kế 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cao su đạt 599.430 tấn, trị giá 1,05 tỷ USD, tăng gần 9% về lượng và tăng 13,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Trong tháng 5, giá cao su xuất khẩu bình quân đạt 1.707 USD/tấn, giảm 5,5% so với tháng 4 và giảm 1,5% so với tháng 5/2021.
Tin liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp