04/05/2022 07:31
Thị trường nông sản 4/5: Tăng sau kỳ nghỉ lễ dài
Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá cà phê, cao su tăng sau kỳ nghỉ lễ dài, riêng giá hồ tiêu đi ngang.
Giá tiêu đi ngang
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương, giao dịch từ 77.000 - 80.000 đồng/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai: 77.000 đồng/kg, Đồng Nai: 77.500 đồng/kg; Đắk Nông, Đắk Lắk: 78.000 đồng/kg; Bình Phước: 79.000 đồng/kg và Bà Rịa - Vũng Tàu: 80.000 đồng/kg.
Vụ mùa năm 2022, do thời tiết không thuận lợi nên sản lượng hồ tiêu trong nước dự kiến tiếp tục giảm. Trong khi đó, theo các chuyên gia, nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu trên toàn cầu tăng 3% so với năm ngoái.
Quý I/2022, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhiều mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao so với cùng kỳ, trong đó hồ tiêu khoảng 252 triệu USD (tăng 40,8%).
Dự kiến thị trường tăng mua từ đầu tháng 4/2022. Năm nay, các hộ trồng tiêu chủ động giữ hàng hơn mọi năm nên thị trường tháng 3/2022 kém sôi động, khá ảm đạm.
Dự báo xuất khẩu tiêu trong thời gian tới sẽ tiếp tục gặp khó khăn do sức tiêu thụ trên thị trường vẫn chậm do ảnh hưởng bởi hiệu ứng hậu Covid-19.
Mặt khác, giá xăng dầu tăng cao là yếu tố lớn gây ra tình trạng lạm phát về kinh tế. Đây là nguyên nhân mà nhiều nước trên thế giới có xu hướng giảm nhập khẩu các mặt hàng tiêu, cà phê… Vì cả doanh nghiệp thương mại và chế biến đều có xu hướng đồng loạt đẩy hàng thay vì tranh thủ trữ hàng như mọi năm.
Giá cà phê tăng sau kỳ nghỉ lễ
Giá cà phê hôm nay hôm nay trong khoảng 41.300 - 41.900 đồng/kg. Cụ thể tại Lâm Đồng: 41.300 đồng/kg, Đắk Lắk: 41.900 đồng/kg, Đắk Nông: 41.800 đồng/kg, Gia Lai: 41.800 đồng/kg, Kon Tum: 41.800 đồng/kg.
Như vậy thị trường cà phê trong nước tăng nhẹ giá cà phê Robusta tăng tốt nhờ lực đẩy từ sàn Arabica.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2022 tăng 8 USD/tấn ở mức 2.115 USD/tấn, giao tháng 9/2022 tăng 5 USD/tấn ở mức 2.114 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York đã hoạt động trở lại, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2022 tăng 2,05 cent/lb, ở mức 217,95 cent/lb, giao tháng 9/2022 tăng 1,95 cent/lb, ở mức 217,8 cent/lb.
Ngay khi trở lại sau kỳ nghỉ dài, giá cà phê Robusta tăng tốt nhờ lực đẩy từ sàn Arabica. Với sàn New York, yếu tố tiền tệ tiếp tục là nguyên nhân chi phối sự tăng giảm của cà phê Arabica.
Hiện Fed đang tổ chức cuộc họp quan trọng tháng 5, trong đó có khả năng tiếp tục tăng lãi suất. Đây là vấn đề thị trường hàng hóa nói chung, sàn cà phê nói riêng chờ đợi gần 1 tháng qua. USD tăng giá đồng nghĩa với giá cả hàng hóa trở nên đắt đỏ. Điều này ngăn cản sức mua, khiến việc tiêu dùng của người dân tập trung vào những mặt hàng thiết yếu hơn là cà phê Arabica.
Hôm qua, giá Arabica có ngày giảm sâu do đầu cơ thanh lý, cắt giảm vị thế vì lo ngại rủi ro tăng cao khi Fed và Copom (Brazil) sẽ có phiên họp chính sách tiền tệ trong tuần này với suy đoán sẽ mạnh tay nâng lãi suất cơ bản để ngăn chặn lạm phát đã ở mức cao.
Giá cao su tăng mạnh
Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 4/5/2022, lúc 10h00, kỳ hạn tháng 9/2022, tăng mạnh lên mức 247,9 JPY/kg, tăng mạnh 1,8 yên, tương đương 0,73%.
Nhật Bản ghi nhận thâm hụt thương mại tháng thứ 8 liên tiếp trong tháng 3/2022 do giá năng lượng và hàng hoá tăng mạnh khiến tăng chi phí nhập khẩu.
Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2022 các chủng loại RSS3, STR20, USS3 tại Thái Lan, SMR20 tại Malaysia đóng cửa phiên 19/4 có diễn biến giảm; SIR20 tại Indonesia không đổi. Mưa rào tại nhiều nơi ở Thái Lan đã hạn chế nguồn cung nguyên liệu thô.
Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn SICOM Singapore giảm 1,4% chốt tại 172 US cent/kg.
Giá cao su tự nhiên tại các thị trường giao ngay chủ chốt của Kerala giảm do nhu cầu từ các nhà sản xuất lốp xe và người mua số lượng lớn vẫn yếu.
Sự khan hiếm người cung trên thị trường đã tác động và kéo giá cao su đi xuống. Việc khai thác chậm lại ở Kerala do nhiệt độ tăng đã dẫn đến sự thiếu hụt sản lượng ở thời điểm hiện tại.
Hiệp hội Các nước Sản xuất Cao su thiên nhiên (ANRPC) cho biết, xu hướng chung vẫn tích cực do hầu hết các nước sản xuất cao su lớn đều đang bước vào thời điểm khai thác trái vụ.
Cụ thể, sản lượng cao su tự nhiên trên thế giới năm 2022 dự kiến sẽ tăng 1,9% so với năm 2021, lên mức 14,107 triệu tấn; trong khi tiêu thụ dự kiến tăng 1,2% so với năm 2021, lên mức 14,232 triệu tấn.
Các yếu tố hỗ trợ cho giá cao su năm 2022 bao gồm: điều kiện thời tiết bất lợi có thể làm khan hiếm nguồn cung trong những tháng tới; tốc độ tăng trưởng doanh số bán ô tô khả quan ở các nền kinh tế lớn; nhu cầu găng tay cao su và quần áo bảo hộ cá nhân tăng.
Tuy nhiên, vẫn còn những thách thức có thể ảnh hưởng đến nhu cầu cao su như: thiếu chất bán dẫn có thể ảnh hưởng đến sản xuất ô tô, giá dầu thô tăng cao, khủng hoảng địa chính trị, tình trạng thiếu container, chi phí vận tải cao và thông quan chậm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng.
Theo Tổng cục Hải quan, trong quý I/2022, xuất khẩu cao su Việt Nam đạt 406,8 nghìn tấn, trị giá 715,39 triệu USD, tăng 0,3% về lượng và tăng 6,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Tin liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp