Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thị trường nông sản 27/4: Cà phê, hồ tiêu, cao su lao dốc

Giá cả hàng hóa

27/04/2022 19:17

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá các loại cà phê, hồ tiêu, cao su giảm mạnh.

Giá cà phê trong nước giảm mạnh

Giá cà phê trong nước sáng nay giảm 1.000 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk: 40.500 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng: 39.800 đồng/kg, Gia Lai: 40,400 đồng/kg, Đắk Nông: 40,400 đồng/kg, Kon Tum: 40,300 đồng/kg, TP HCM: 44.400 đồng/kg.

Xung đột kéo dài tại Ukraina và Trung Quốc kiên trì chính sách Zero Covid đang đặt ra những tác động tiêu cực như: logicstic bị ngưng trệ; giá nguyên, nhiên vật liệu tăng cao; nhu cầu tiêu thụ cà phê giảm...

Giữa tháng 4/2022, giá cà phê robusta có xu hướng phục hồi trở lại trong khi giá arabica tiếp tục giảm, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Trên sàn giao dịch London, ngày 18/4, giá cà phê robusta giao kỳ hạn tháng 5/2022 giảm 0,2% so với ngày 9/4, xuống còn 2.087 USD/tấn.

Ngược lại, giá cà phê robusta giao kỳ hạn tháng 7/2022, tháng 9/2022 và tháng 12/2022 tăng lần lượt 0,1%, 0,4% và 0,6% so với ngày 9/4, lên mức 2.099 USD/tấn; 2.102 USD/tấn và 2.103 USD/tấn.

Trên sàn giao dịch New York, ngày 18/4, giá cà phê arabica giao kỳ hạn tháng 5/2022, tháng 7/2022, tháng 9/2022 và tháng 12/2022 giảm lần lượt 3,5%, 3,4%, 3,2% và giảm 2,7% so với ngày 9/4, xuống còn 223,6 US cent/lb; 223,75 US cent/lb; 223,7 US cent/lb và 223,05 US cent/lb.

Trên sàn giao dịch BMF của Brazil, ngày 18/4, giá cà phê arabica giao kỳ hạn tháng 5/2022, tháng 7/2022, tháng 9/2022 và tháng 12/2022 giảm lần lượt 2,7%, 3,6%, 3,0% và giảm 2,2% so với ngày 9/4, xuống còn 278,75 US cent/lb; 278,1 US cent/lb; 278,4 US cent/lb và 279,45 US cent/lb.

Nhiều lô hàng tiêu đen Việt Nam bị kẹt ở cửa khẩu

Hiện nay, một số lô hàng hồ tiêu đang bị kẹt ở cửa khẩu có thể bị bán ngược lại VN để cắt lỗ và điều này sẽ gây áp lực lên giá tiêu trong nước.

Giá tiêu cao nhất tại Bà Rịa - Vũng Tàu: 78.500 đồng/kg, thấp nhất tại Đồng Nai, Gia Lai: 76.000 đồng/kg

Giá tiêu Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo): 77.000 đồng/kg, Bình Phước: 77.500 đồng/kg.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, các doanh nghiệp trong nước đã xuất khẩu 53.778 tấn hồ tiêu trong quý I/2022, trị giá 250,8 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái giảm 12,1% về lượng tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu tăng 40,3%.

Trong đó, xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Mỹ, EU, Ấn Độ tăng trưởng khả quan, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc, Nga và Ukraine lại giảm mạnh.

Thông thường, xuất khẩu hồ tiêu thường sẽ tăng vào quý II sau khi vụ thu hoạch kết thúc, do đó, thị trường dự kiến sẽ sôi động hơn trong thời gian tới.

Nhưng giá hồ tiêu được cho là sẽ phụ thuộc nhiều vào các biện pháp chống dịch của Trung Quốc. Trong trường hợp Trung Quốc nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch, giao thương thuận lợi sẽ thúc đẩy giá tăng trở lại.

Ngược lại, nếu tình hình tiếp tục không khả quan, giá có thể đi ngang hoặc giảm cho dù nhu cầu từ các thị trường lớn khác như Mỹ, EU, Ấn Độ vẫn tương đối tốt.

Ngoài ra, lạm phát gia tăng tại nhiều quốc gia do tác động của cuộc xung đột Nga và Ukraine có thể ảnh hưởng phần nào đến sức tiêu dùng hàng hóa nói chung và hồ tiêu nói riêng.

Nhận định về thị trường, Giám đốc nhà máy Công ty Cổ phần Liên Thành Phan Đình Đạt cho biết, sản lượng vụ 2022 mất khoảng 10 - 20% tùy theo đánh giá của từng doanh nghiệp. Về xuất khẩu, ông Phan Đình Đạt lưu ý cần theo dõi thị trường đích của Singapore khi quý 1 Singapore nhập khẩu hơn 3.000 tấn. Trong khi đó thị trường Trung Quốc hạn chế nhập, cần phải xem họ có nhập từ đâu để thay thế không?

Trong khi đó, theo Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Sản xuất Dịch vụ XNK Hà Nội Vũ Văn Hải, xuất khẩu 3 tháng đầu năm giảm, thị trường Trung Quốc gần như không nhập, các thị trường khác cơ bản vẫn giữ vững. Hiện nay, khách hàng ngoại muốn mua dài hạn, tuy nhiên thị trường bất ổn khiến các doanh nghiệp khó có thể đáp ứng.

Trước thực trạng trên, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam tổng kết trong báo cáo quý 1/2022, sự kiên định của Trung Quốc trong việc thực hiện chính sách “Zero Covid” không chỉ khiến chuỗi cung ứng nội địa đứt gãy, mà còn tác động đến giá hồ tiêu Việt Nam trong thời gian tới khi xuất khẩu sang quốc gia này dự báo tiếp tục giảm. Đồng thời một số lô hàng hồ tiêu đang bị kẹt ở cửa khẩu có thể sẽ bị bán ngược lại Việt Nam để cắt lỗ sẽ gây áp lực lên giá tiêu trong nước.

Ngoài ra, tình trạng tắc nghẽn vận tải biển có thể trở nên trầm trọng hơn sau khi các biện pháp phong tỏa và hạn chế của Trung Quốc được nới lỏng, bởi sẽ có sự bùng nổ lượng hàng hóa vận chuyển, từ đó tạo sức ép lớn đối với giá cước giao ngay.

Thị trường cao su "đỏ lửa"

Giá cao su hôm nay giảm sốc toàn bộ thị trường. Trong đó, các sàn giao dịch khu vực châu Á chưa có dấu hiệu hồi phục.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày hôm nay kỳ hạn tháng 9/2022, giảm mạnh xuống mức 248,2 JPY/kg, giảm mạnh 1,1 yên, tương đương 0,44%.

Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn Thượng Hải giảm mạnh 140 CNY, xuống mức 12.540 CNY/tấn, tương đương 1,10%.

Giá cao su Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất trong gần 4 tuần, theo xu hướng chứng khoán Tokyo giảm và thị trường Thượng Hải suy yếu.

Chỉ số Nikkei của Nhật Bản đóng cửa giảm 1,9%, giảm mạnh nhất trong hơn 6 tuần.

Theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), triển vọng thị trường cao su tự nhiên toàn cầu vẫn khả quan trong năm 2022.

Nhằm đảm bảo yêu cầu chất lượng cao su chế biển năm 2022, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) yêu cầu các công ty cao su thành viên hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng, tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng; rà soát quy chế quản lý, bổ sung yêu cầu kiểm soát đảm bảo kiểm soát tốt nguồn nguyên liệu, quá trình chế biến, thành phẩm, lưu trữ, xuất kho và đảm bảo chất lượng đến khách hàng tiêu thụ.

Ngoài ra, công ty thành viên cần tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm chế biến từ nguồn nguyên liệu cao su thu mua nhằm bảo vệ uy tín chất lượng của đơn vị, và thương hiệu cao su của Tập đoàn.

Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 9001:2015, ISO/IEC 17025:2017 theo yêu cầu công văn số 2169/CSVN-CN ngày 08/7/2021.

Đối với sản phẩm cao su ly tâm: Quản lý chất lượng sản phẩm cao su ly tâm cô đặc đạt chuẩn, không sử dụng TMTD bảo quản nguyên liệu và H2SO4 đánh đông mủ skim; có giải pháp quy hoạch, kiểm soát chất lượng nguyên liệu cao su thu mua, bổ sung nguồn nguyên liệu sản xuất cao su ly tâm.

Đối với sản phẩm cao su RSS: Tiếp tục cải thiện chất lượng ngoại quan tờ mủ, hỉnh thức đóng gói; lấy mẫu, kiểm phẩm đầy đủ các chỉ tiêu cơ lý.

Đối với sản phẩm cao su cốm (SVR, CSR): Tăng cường kiểm soát chất lượng ngoại quan sản phẩm; lấy mẫu, kiểm tra chất lượng toàn bộ sản phẩm chế biến đúng quy định; quản lý, cải thiện chất lượng sản phẩm đạt TCCS 112:2022 đạt > 98%.

HẢI MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement